CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
2.2. Thực trạng các nguồn lực phục vụ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của trường
2.2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng ứng dụng CNTT vào dạy học của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của trường
Để đánh giá thực trạng nhận thức của đội ngũ quản lý, giáo viên và nhân viên của trường về việc ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường HICT tác giả tiến hành khảo sát trên 3 đối tượng:
- Đội ngũ quản lý: Bao gồm những người trực tiếp tham gia công tác quản lý chỉ đạo việc dạy học trong nhà trường như: Ban Giám hiệu, trưởng, phó các khoa, trung tâm, tổ môn (29 người).
- Đội ngũ giáo viên: Các giáo viên tham gia giảng dạy, là những người trực tiếp ứng dụng CNTT vào dạy học, họ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của việc quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường HTCT (108 người).
- Đội ngũ nhân viên phục vụ: Là những người phục vụ, sửa chữa các trang thiết bị CNTT phục vụ dạy học (2 người)
Bảng 2.1: Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học của trường
TT
Các hình thức ứng dụng CNTT trong
dạy học
Số khách thể Rất quan trọng Tỷ lệ (%) Quan trọng Tỷ lệ (%) Không quan trọng Tỷ lệ (%) Không rõ Tỷ lệ (%)
Ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý 1 Dạy học bằng giáo án
điện tử 29 5 17,2 24 82,8 0 0,0 0 0,0
2
Khai thác thông tin qua mạng Internet phục vụ dạy học
29 7 24,1 22 75,9 0 0.0 0 0,0
3
Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng
29 16 55,2 11 37,9 2 6,9 0 0,0
4
Dạy học tại phòng máy tính, qua các phần mềm
29 7 24,2 21 72,4 1 3,4 0 0,0
5
Kiểm tra, đánh giá học sinh bằng CNTT/máy tính
29 18 62,1 10 34,5 1 3,4 0 0,0
Ý kiến của đội ngũ giáo viên 1 Dạy học bằng giáo án
điện tử 108 25 23,1 83 76,9 0 0,0 0 0,0
2
Khai thác thông tin qua mạng Internet phục vụ dạy học
108 35 32,4 73 67,6 0 0,0 0 0,0
3
Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng
108 35 32,4 63 58,3 10 9,3 0 0,0
4
Dạy học tại phòng máy tính, qua các phần mềm
108 26
1
24,1 73 67,6 20 18,5 0 0,0
5
Kiểm tra, đánh giá học sinh bằng CNTT/máy tính
108 84
7
7,8 20 18,5 4 3,7 0 0,0
Kết quả khảo sát nhận thức qua bảng trên cho thấy:
100% ý kiến của của đội ngũ quản lý và đội ngũ giáo viên về việc “Dạy học bằng giáo án điện tử” và “Khai thác thông tin qua mạng Internet phục vụ dạy học”
đều đánh giá ở mức quan trọng và rất quan trọng, không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng.
Đối với cán bộ quản lý cho rằng việc “Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng” và “Kiểm tra, đánh giá học sinh bằng CNTT/máy tính” là rất quan trọng (với trên 50% ý kiến được hỏi).
Đối với giáo viên, 3 nội dung: “Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng”, “Dạy học tại phòng máy tính, qua các phần mềm” và “Kiểm tra, đánh giá học sinh bằng CNTT/máy tính” được cho là quan trọng.
Đánh giá chung: Hầu hết cán bộ, giáo viên đều nhận thức về tầm quan trọng ứng dụng CNTT vào dạy học, tuy nhiên do nhận thức về các hình thức ứng dụng CNTT khác nhau nên một bộ phận nhỏ (dưới 10%) cán bộ quản lý cũng như giáo viên chưa thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học và cho rằng không quan trọng ứng dụng một số hình thức CNTT vào dạy học.
2.2.2. Thực trạng trình độ công nghệ thông tin của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của trường
Hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học trong nhà trường đòi hỏi đội ngũ quản lý và giáo viên có trình độ CNTT nhất định. Tác giả đã khảo sát trình độ CNTT của đội ngũ quản lý và giáo viên của nhà trường theo các nhóm trình độ đào tạo về CNTT: Tiến sĩ, thạc sỹ; Đại học; Cao đẳng/Trung cấp/Sơ cấp và chưa biết, thu được kết quả trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Trình độ CNTT của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của trường
TT Đối tƣợng Số lƣợng
Trình độ
TS, thạc
sỹ
% Đại
học %
Cao đẳng/
Trung cấp/ Sơ
cấp
% Chƣa biết %
1 Cán bộ
quản lý 29 1 3,4 1 3,4 27 93,1 0 0,0
2 Giáo viên 108 5 4,6 7 6,5 96 88,9 0 0,0
3 Nhân viên 2 1 50 1 50 0 0,0 0 0,0
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường đều được đào tạo trình độ CNTT từ sơ cấp trở lên, không có trường hợp nào không biết ứng dụng CNTT trong công việc của mình. Tuy nhiên, trình độ CNTT của cán bộ quản lý và giáo viên chưa cao, chủ yếu ở bậc Cao đẳng/Trung cấp/Sơ cấp (trên 88%), rất ít cán bộ, giáo viên được đào tạo CNTT ở bậc Tiến sỹ/Thạc sỹ/Đại học (dưới 5%). Hai nhân viên phục vụ về lĩnh vực CNTT của trường đều được đào tạo bài bản, 1 thạc sỹ và 01 đại học. Điều đó cho thấy, để đạt được hiệu quả cao trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, đòi hỏi nhà trường cần có sự định hướng, chỉ đạo đúng đắn, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của trường cần cố gắng rất nhiều, tự học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng bài giảng, giáo án điện tử, đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy…
2.2.3. Thực trạng các phương tiện kỹ thuật liên quan đến công nghệ thông tin được ứng dụng vào dạy học của trường
Qua tìm hiểu, thống kê về thực trạng các phương tiện kỹ thuật liên quan đến CNTT được ứng dụng vào dạy học của trường, thu được kết quả ở bảng 2.3 dưới đây.
Bảng 2.3: Các phương tiện kỹ thuật liên quan đến CNTT được ứng dụng vào dạy học của trường
TT Tên thiết bị Số lƣợng
Tình trạng
Ghi chú Dùng
đƣợc
Không dùng đƣợc
1 Phòng máy tính
12 12 0 30 máy/1 phòng
2 Máy in, photo 34 34 0
3 Máy chiếu vật thật
1 1 0
4 Máy chiếu Projector
8 8
5
Các thiết bị hỗ trợ khác
2 2 Máy ảnh, máy quay
phim
- Phòng máy tính: Phục vụ học sinh thực hành Tin học đại cương, Tin học chuyên ngành, thi trực tuyến. Việc bố trí tiến độ học tập theo ca học và dàn trải đều theo kỳ nên các phòng máy đáp ứng được đủ số giờ giảng của 2 phần học cũng như phục vụ thi trực tuyến. Tuy nhiên, về chất lượng các phòng thực hành còn hạn chế, máy tính cũ, hỏng nhiều, trong khi chỉ có 2 nhân viên phục vụ bảo trì, sửa chữa nên công tác phục vụ chưa kịp thời, đôi khi học sinh, sinh viên phải sử dụng chung máy. Việc đầu tư máy mới được ưu tiên cho các phòng thi trực tuyến nên chất lượng hoạt động của những phòng này tốt hơn.
- Máy in, photo: Với lượng máy in, máy photo hiện có trong trường hoàn toàn có thể đáp ứng các nhu cầu in ấn phục vụ nhu cầu hành chính và nhu cầu dạy học trong nhà trường.
- Máy projector, máy chiếu vật thật: Phục vụ trình chiếu bài giảng điện tử, vật mẫu. Với số lượng 8 máy chiếu projector, 1 máy chiếu vật thật không đủ đáp ứng cho giáo viên ứng dụng CNTT vào dạy học tại 2 khu giảng đường với tổng số
hơn 20 phòng học lý thuyết, hơn 30 phòng học thực hành, luôn thực hiện trên 80%
năng lực các phòng.
- Máy ảnh, máy quay phim: Phục vụ việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy cho bài giảng điện tử. Tuy nhiên số lượng máy ảnh, máy quay phim cũng hạn chế nên việc quay phim, chụp ảnh chuẩn bị tài liệu giảng dạy cũng rất hạn chế.
Ngoài ra, để phục vụ cán bộ quản lý, giáo viên trao đổi công việc qua thư điện tử (email), khai thác thông tin trên mạng phục vụ giảng dạy cũng như các hoạt động ứng dụng CNTT khác nhà trường đã có kết nối mạng Internet, gồm 03 đường truyền:
+ 02 đường truyền cáp quang tốc độ cao băng thông 80 Mbps dành riêng cho văn phòng khu hiệu bộ, phục vụ truy cập Internet và khai thác các cơ sở dữ liệu trực tuyến của phần mềm quản lý (Phần mềm quản lý đào tạo, phần mềm thi trực tuyến, website...)
+ 01 đường truyền cáp quang với tốc độ cao (35 Mbps), băng thông lớn phục vụ các dịch vụ trực tuyến của thư viện như: Thi trực tuyến, tra cưú thông tin điện tử...
+ Wifi được cung cấp rộng rãi và ngăn chặn kết nối bừa bãi bằng cách khống chế địa chỉ MAC (người dùng muốn sử dụng Internet phải liên hệ và cấp địa chỉ MAC cho quản trị mạng của nhà trường).
Nhà trường cũng lắp đặt hạ tầng mạng LAN kết nối giữa các máy tính trong phòng học để sử dụng cơ sở dữ liệu trong giảng dạy và học tập.
+ Hệ thống máy chủ: Với 02 máy chủ chức năng: 01 máy chủ dữ liệu (Data Server), Website, Mail, DHCP, DNS, Firewall (Checkpoint)..., và 01 máy chủ lưu trữ (Storage Server) cơ sở dữ liệu
2.2.4. Thực trạng hoạt động ứng dụng các hình thức CNTT vào dạy học của trường
Hoạt động ứng dụng các hình thức CNTT vào dạy học tại trường được thực hiện thông qua 5 hình thức sau:
- Dạy học bằng giáo án điện tử
- Khai thác thông tin qua mạng Internet
- Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng - Dạy học tại phòng máy tính, qua các phần mềm - Kiểm tra, đánh giá học sinh bằng CNTT/máy tính
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học của trường được thể hiện trong bảng 4.
Bảng 2.4: Thực trạng hoạt động ứng dụng các hình thức CNTT vào dạy học của trường
TT
Các hình thức ứng dụng CNTT
vào dạy học Số khách thể
Mức độ sử dụng
Thường xuyên Tỷ lệ (%) Không thường xuyên Tỷ lệ (%) Rất ít Tỷ lệ (%) Không sử dụng Tỷ lệ (%)
Ý kiến của cán bộ quản lý 1 Dạy học bằng
giáo án điện tử 29 8 27,6 21 72,4 0 0,0 0 0,0
2
Khai thác thông tin qua mạng Internet
29 18 62,1 11 37,9 0 0,0 0 0,0
3
Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng
29 0 0,0 5 17,2 21 72,4 3 10,3
4 Dạy học tại
phòng máy tính, 29 6 20,7 0 0,0 0 0,0 23 79,3
qua các phần mềm
5
Kiểm tra, đánh giá học sinh bằng CNTT/máy tính
29 6 20,7 16 55,2 0 0,0 7 24,1
Ý kiến của giáo viên 1 Dạy học bằng
giáo án điện tử 108 25 23,1 83 76,9 0 0,0 0 0,0
2
Khai thác thông tin qua mạng Internet
108 64 59,3 44 40,7 0 0,0 0 0,0
3
Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng
108 0 0,0 0 0,0 80 74,1 28 25,9
4
Dạy học tại phòng máy tính, qua các phần mềm
108 26 24,1 0 0,0 0 0,0 82 75,9
5
Kiểm tra, đánh giá học sinh bằng CNTT/máy tính
108 26 24,1 62 57,4 0 0,0 20 18,5
0 10 20 30 40 50 60 70 80
1 2 3 4 5
Thường xuyên Không thường xuyên
Rất ít
Không sử dụng
Biểu đồ 2.1. Ý kiến của cán bộ quản lý về thực trạng hoạt động ứng dụng các hình thức CNTT vào dạy học của trường
0 10 20 30 40 50 60 70 80
1 2 3 4 5
Thường xuyên Không thường xuyên Rất ít
Không sử dụng
Biểu đồ 2.2. Ý kiến của đội ngũ giáo viên về hoạt động ứng dụng các hình thức CNTT vào dạy học của trường
Qua số liệu ở bảng 2.4 và biểu đồ 2.1, 2.2 cho thấy thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường như sau:
Tỷ lệ (%)
Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học
Tỷ lệ (%)
Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học
- Hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học 1 “Dạy học bằng giáo án điện tử”: Thực hiện không thường xuyên (ý kiến của 21/29 cán bộ quản lý, chiếm 72,46%, 83/108 đội ngũ giáo viên, chiếm 76,9%). Việc thường xuyên ứng dụng hình thức này trong dạy học không nhiều, theo ý kiến của cán bộ quản lý là 27,6%
và đội ngũ giáo viên là 23,1%.
Để thực hiện được dạy học bằng giáo án điện tử, giáo viên cần có máy tính để soạn bài, trên lớp cần có máy projector để trình chiếu bài giảng. Tuy nhiên số lượng máy chiếu trong nhà trường rất hạn chế (8 chiếc), do vậy giáo viên phải lựa chọn những bài giảng, nội dung thực sự cần thiết trình chiếu trên máy projector giúp học sinh hiểu bài dễ dàng hơn.
- Hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học 2 “Khai thác thông tin qua mạng Internet”: Hình thức này được thực hiện thường xuyên (ý kiến của 18/29 cán bộ quản lý, chiếm 62,1%, 64/108 giáo viên, chiếm 59,3%). Với 3 đường truyền Internet tốc độ cao, wifi cung cấp rộng rãi trong cán bộ, giáo viên của trường, nên việc khai thác thông tin qua mạng Internet phục vụ công tác giảng dạy rất thuận tiện, giáo viên không gặp khó khăn gì khi ứng dụng hình thức này.
- Hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học 3 “Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng”: Hình thức này rất ít được ứng dụng (ý kiến của cán bộ quản lý là 21/29, chiếm 72,4%, giáo viên là 80/108, chiếm 74,1%).
Do khu học tập lý thuyết và thực hành tách xa khu Hiệu bộ, nên chưa lắp được đường truyền cáp quang Internet và phục vụ wifi, chỉ lắp đặt mạng LAN để kết nối máy tính trong phòng, thuận tiện cho việc sử dụng cơ sở dữ liệu các phần mềm chuyên ngành. Vì vậy chỉ có một số rất ít cán bộ quản lý khi đi dạy tổ chức học sinh học tập tại thư viện để khai thác, tìm hiểu kiến thức trên mạng (ý kiến của 5/29, chiếm 17,2% cán bộ quản lý).
- Hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học 4 “Dạy học tại phòng máy tính, qua các phần mềm”: Hình thức này được một số ít giáo viên ứng dụng thường xuyên (ý kiến của 6/29, chiếm 20,7% cán bộ quản lý, 26/108, chiếm 24,1% giáo viên), do đặc thù môn học. Những môn học thực hành Tin học cơ bản, Tin học chuyên ngành được bố trí giảng dạy tại phòng học máy tính. Ngoài 2 môn học kể trên, giáo viên không sử dụng hình thức này trong giảng dạy (ý kiến của 23/29 cán bộ quản lý, chiếm 79,3%, 82/108 giáo viên, chiếm 75,9%).
- Hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học 5 “Kiểm tra, đánh giá học sinh bằng CNTT/máy tính”: Hình thức này chỉ có rất ít giáo viên sử dụng thường xuyên (ý kiến của 6/29 cán bộ quản lý, chiếm 20,7%, 26/108 giáo viên, chiếm 24,1%.
Những môn học được tổ chức học tập tại phòng máy tính sẽ được ứng dụng hình thức này trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh. Những môn học có đề thi kết thúc môn theo hình thức trắc nghiệm cũng được tổ chức kiểm tra, đánh giá tại phòng thi trực tuyến của trường, tuy nhiên hình thức này không được áp dụng thường xuyên do lượng phòng thi trực truyến có hạn (ý kiến của 16/29 cán bộ quản lý, chiếm 55,2%, 62/108 giáo viên chiếm 57,4%).
Như vậy, có thể đánh giá là hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường CĐ Công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội chưa thường xuyên, rất ít và có những hình thức gần như không được ứng dụng (Hình thức 4). Nguyên nhân là do trang thiết bị còn hạn chế (rất ít máy projector, dẫn đến không thường xuyên ứng dụng được hình thức 1), không có kết nối Internet tại khu học tập nên hình thức 3 rất ít được ứng dụng. Mặt khác, do đặc thù môn học, hình thức thi, kiểm tra nên không thường xuyên ứng dụng được hình thức 4, 5.