Thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào (Trang 37 - 59)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của trường

Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội thực hiện việc quản lý hoạt động ứng dụng CNTT theo chức năng quản lý, đó là xây dựng kế hoạch - tổ chức, chỉ đạo thực hiện - kiểm tra đánh giá hoạt động theo mục tiêu đề ra.

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT tại trường, tác giả đã xây dựng các nội dung khảo sát tương ứng với mỗi chức năng và tiến hành điều tra tra đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của trường.

2.3.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của trường

Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT của trường dựa trên 7 nội dung sau:

1- Xác định mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ

2- Kế hoạch về đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT

3- Kế hoạch về xây dựng Website, trang bị phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học

4- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý

5- Kế hoạch chỉ đạo xây dựng một số tổ, nhóm trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học

6- Kế hoạch tổ chức một số chuyên đề về ứng dụng CNTT vào dạy học 7- Kế hoạch dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT Bảng 2.5: Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học của trường.

TT

Nội dung xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học

Số khách thể điều tra Tốt Tỷ lệ (%) Khá Tỷ lệ (%) Trung bình Tỷ lệ (%) Yếu Tỷ lệ (%)

Ý kiến của cán bộ quản lý

1

Xác định mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ

29 10 34,5 15 51,7 4 13,8 0 0,0

2

Kế hoạch về đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT

29 2 6,9 10 34,5 11 37,9 6 20,7

3

Kế hoạch về xây dựng Website, trang bị phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học

29 0 0,0 3 10,3 16 55,2 10 34,5

4

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý

29 11 37,9 16 55,3 1 3,4 1 3,4

5

Kế hoạch chỉ đạo xây dựng một số tổ, nhóm trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học

29 7 24,2 12 41,4 8 27,7 2 6,7

6

Kế hoạch tổ chức một số chuyên đề về ứng dụng CNTT vào dạy học

29 9 31,1 15 51,7 4 13,8 1 3,4

7

Kế hoạch dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT

29 8 27,6 15 51,7 6 20,7 0 0,0

Ý kiến của giáo viên

1

Xác định mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ

108 30 27,8 62 57,4 16 14,8 0 0.0

2

Kế hoạch về đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT

108 11 10,2 35 32,4 38 35,2 24 22,2

3

Kế hoạch về xây dựng Website, trang bị phần mềm, cơ sở

108 5 4,6 18 16,7 53 49,1 32 29,6

dữ liệu phục vụ dạy và học

4

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý

108 42 38,9 46 42,6 17 15,7 3 2,8

5

Kế hoạch chỉ đạo xây dựng một số tổ, nhóm trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học

108 24 22,2 52 48,2 21 19,4 11 10,2

6

Kế hoạch tổ chức một số chuyên đề về ứng dụng CNTT vào dạy học

108 48 44,4 38 35,2 17 15,8 5 4,6

7

Kế hoạch dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT

108 31 28,7 58 53,7 16 14,8 3 2,8

0 10 20 30 40 50 60

1 2 3 4 5 6 7

Tốt Khá

Trung bình Yếu

Biểu đồ 2.3. Ý kiến của cán bộ quản lý về mức độ thực hiện công tác xây dựng kế hoạch của trường

0 10 20 30 40 50 60

1 2 3 4 5 6 7

Tốt Khá

Trung bình Yếu

Biểu đồ 2.4. Ý kiến của đội ngũ giáo viên về mức độ thực hiện công tác xây dựng kế hoạch của trường

Tỷ lệ (%)Tỷ lệ (%)

Các nội dung của công tác xây dựng kế hoạch

Các nội dung của công tác xây dựng kế hoạch

Qua bảng 2.5 và biểu đồ 2.3, 2.4 cho thấy thực trạng công tác xây dựng kế hoạch của trường như sau:

- Nội dung 1 “Xác định mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ”: Công tác này được hai nhóm đánh giá tập trung ở mức độ khá, tuy nhiên tỷ lệ không cao (ý kiến của 15/29 cán bộ quản lý, chiếm 51,7%, 62/108 giáo viên, chiếm 57,4%).

Tại các cuộc họp nhiệm kỳ (Đại hội Đảng bộ trường), cuộc họp hàng năm (Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị tổng kết năm học…) của trường, phần Nghị quyết, phương hướng thực hiện đều đề cập đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo trong đó có hoạt động ứng dụng CNTT vào giảng dạy, tuy nhiên việc xác định mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học chưa được cụ thể hóa rõ ràng cho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ.

- Nội dung 2 “Kế hoạch về đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT”: Công tác này được đánh giá ở mức độ khá và trung bình, thậm chí nhiều ý kiến đánh giá ở mức độ yếu (trên 20% ở cả 2 nhóm).

Nhà trường đã có kế hoạch đầu tư một khoản kinh phí rất lớn để nâng cấp, thay thế máy tính cũ, hỏng, đầu tư phần mềm Lectra vào giảng dạy chuyên ngành Công nghệ May, bổ sung thêm máy chiếu projector… Tuy nhiên, như đã xác định ở phần 2.2.4, giáo viên thiếu máy projector để trình chiếu bài giảng điện tử, không có Internet và wifi để hướng dẫn học sinh khai thác tìm kiếm thông tin qua mạng, tuy nhiên phần đầu tư cho mảng này còn ít (bổ sung thêm 5 máy projector) và chậm (chưa triển khai lắp Internet và wifi phục vụ dạy và học).

- Nội dung 3 “Kế hoạch về xây dựng Website, trang bị phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học”: Công tác này được cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá ở mức trung bình (trên 40%) và yếu (trên 29%).

- Nội dung 4 “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý”: Công tác này được đánh giá tập trung ở mức độ khá và tốt (ý kiến của 16/29 cán bộ quản lý ở mức độ khá, chiếm 55,3%, 46/108 giáo viên ở mức độ khá, chiếm 42,6%; ý kiến của 11/29 cán bộ quản lý ở mức độ tốt, chiếm 37,9%, 42/108 giáo viên ở mức độ khá, chiếm 38,9% ).

Hàng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý vào dịp hè. Trên kế hoạch thể hiện cụ thể mục tiêu, nội dung và hình thức học tập, chế độ cho người đi học.

- Nội dung 5 “Kế hoạch chỉ đạo xây dựng một số tổ, nhóm trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học”: Công tác này được tập trung đánh giá ở mức độ khá (ý kiến của 12/29 cán bộ quản lý, chiếm 41,4%, 52/108 giáo viên, chiếm 48,2 %).

Tỷ lệ đánh giá ở mức tốt và trung bình đương đương nhau (cán bộ quản lý: tốt:

24,2%, trung bình 27,7%; giáo viên: tốt 22,2%, trung bình: 19,4%).

Tại mỗi khoa, tổ chuyên môn đã có kế hoạch lập nhóm giáo viên chuyên trách về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, ngoài giảng dạy còn có nhiệm vụ nghiên cứu, phổ biến chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào dạy học cho giáo viên trong khoa, tổ.

- Nội dung 6 “Kế hoạch tổ chức một số chuyên đề về ứng dụng CNTT vào dạy học”. Công tác này được cán bộ quản lý đánh giá tập trung ở mức khá và tốt (khá: 15/29, chiếm 51,7%, tốt: 9/29 chiếm 31,0%), đội ngũ giáo viên đánh giá tập trung ở mức tốt và khá (tốt: 48/108, chiếm 44,4%, khá: 38/108, chiếm 35,2%).

Trong kế hoạch năm học, nhà trường chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn lập kế hoạch về đổi mới phương pháp giảng dạy, có ứng dụng CNTT vào dạy học. Cụ thể hóa kế hoạch đó, các giáo viên tham gia các hội thi Giáo viên giỏi cấp Thành phố, cấp Quốc gia chia sẻ những bài giảng ứng dụng CNTT, đây là những bài giảng được đầu tư công phu, kỹ lưỡng của không chỉ giáo viên mà còn là sự đầu tư công sức, trí tuệ của tập thể giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy.

- Nội dung 7 “Kế hoạch dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT”: Công tác này được cán bộ quản lý tập trung đánh giá ở mức khá, còn lại tỷ lệ đánh giá ở mức độ tốt và trung bình tương đương nhau (khá: 15/29, chiếm 51,7%; tốt: 8/29 chiếm 27,6%, trung bình: 6/29 chiếm 20,7%); đội ngũ giáo viên tập trung đánh giá ở mức khá và tốt (khá 58/108 chiếm 53,7%; tốt: 31/108 chiếm 28,7%).

Nhà trường đã lập kế hoạch thành lập bộ phận thanh tra gồm một số giáo viên giỏi ở các khoa, phân công các nhóm theo chuyên môn đi dự giờ các tiết giảng, chú trọng đến các tiết giảng có ứng dụng CNTT; lập phiếu đánh giá trong đó xét các tiêu chí đánh giá tiết giảng có ứng dụng CNTT.

Qua phân tích số liệu khảo sát trên cho thấy thực trạng công tác xây dựng kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT được hai nhóm cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá khá tốt ở các nội dung 1, 4, 5, 6 7, còn ở nội dung 2, 3 được cho là thực hiện chưa tốt, chỉ đạt ở mức trung bình thậm chí là mức yếu.

2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học của trường

Để đánh giá công tác tổ chức, chỉ đạo, thực hiện hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học của trường, tác giả đã khảo sát các nội dung sau:

1- Quán triệt tới các tổ bộ môn mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ

2- Chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT

3- Chỉ đạo tổ bộ môn xây dựng website riêng, trang bị phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học

4- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý

5- Kiểm tra cá trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học, nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hướng cho các tổ, nhóm khác

6- Tổ chức chuyên đề về ứng dụng CNTT vào dạy học

7- Thực hiện việc dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT

Bảng 2.6: Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học của trường

TT

Nội dung công tác t chức, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt

động ứng dụng CNTT vào dạy học

Số khách thể điều tra Tốt Tỷ lệ (%) Khá Tỷ lệ (%) Trung bình Tỷ lệ (%) Yếu Tỷ lệ (%)

Ý kiến của cán bộ quản lý

1

Quán triệt tới các tổ bộ môn mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ

29 10 34,5 17 58,6 2 6,9 0 0,0

2

Chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT

29 3 10,4 9 31,0 11 37,9 6 20,7

3

Chỉ đạo tổ bộ môn xây dựng website riêng, trang bị phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học

29 0 0,0 4 13,8 17 58,6 8 27,6

4

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý

29 2 6,9 3 10,4 17 58,6 7 24,1

5 Tổ chức, chỉ đạo một 29 16 55,2 8 27,6 5 17,2 0 0,0

số trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học, nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hướng cho các đơn vị khác

6

Tổ chức chuyên đề về ứng dụng CNTT vào dạy học

29 18 62,1 10 34,5 1 3,4 0 0,0

7

Thực hiện việc dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT

29 17 58,6 10 34,5 2 6,9 0 0,0

Ý kiến của giáo viên

1

Quán triệt tới các tổ bộ môn mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ

108 42 38,9 59 54,6 5 4,6 2 1,9

2

Chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT

108 9 8,3 40 37,0 44 40,8 15 13,9

3

Chỉ đạo tổ bộ môn xây dựng website riêng, trang bị phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học

108 0 0,0 12 11,1 85 78,7 11 10,2

4

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý

108 8 7,4 3 2,8 65 60,2 32 29,6

5

Tổ chức, chỉ đạo một số trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học, nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hướng cho các đơn vị khác

108 58 53,7 38 35,2 9 8,3 3 2,8

6

Tổ chức chuyên đề về ứng dụng CNTT vào dạy học

108 61 56,5 36 33,3 11 10,2 0 0,0

7

Thực hiện việc dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT

108 64 59,3 39 36,1 5 4,6 0 0,0

0 10 20 30 40 50 60 70

1 2 3 4 5 6 7

Tốt Khá

Trung bình Yếu

Biểu đồ 2.5. Ý kiến của cán bộ quản lý về công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học

0 10 20 30 40 50 60 70 80

1 2 3 4 5 6 7

Tốt Khá

Trung bình Yếu

Biểu đồ 2.6. Ý kiến của đội ngũ giáo viên về công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học

Tỷ lệ (%)

Các nội dung của công tác t chức, chỉ đạo, hướng dẫn

Tỷ lệ (%)

Các nội dung của công tác t chức, chỉ đạo, hướng dẫn

Qua số liệu bảng 2.6, biểu đồ 2.5, 2.6 cho thấy công tác tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học của trường như sau:

Ở nội dung 1, việc quán triệt tới tổ bộ môn mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ được cán bộ, giáo viên đánh giá thực hiện ở mức khá (trên 50% ý kiến được hỏi), tốt (trên 30% ý kiến được hỏi).

Hàng tháng, dựa vào kế hoạch năm học của nhà trường, các khoa họp triển khai, quán triệt tới tổ môn các nội dung trong kế hoạch trong đó có nội dung ứng dụng CNTT vào dạy học, từ đó các tổ môn hiểu và nắm rõ nhiệm vụ để triển khai tới giáo viên. Vì vậy giáo viên trong trường đều được phổ biến sâu rộng các nội dung trong kế hoạch.

Nội dung 2, 3, 4 được đánh giá tập trung ở mức trung bình, nhiều ý kiến cho rằng công tác này còn yếu. Nhà trường xây dựng kế hoạch đầu tư CSVC dựa vào nhu cầu của các khoa, tổ bộ môn. Tuy nhiên việc chỉ đạo tổ bộ môn xây dựng kế hoạch đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT chưa thực hiện tốt dẫn đến kế hoạch đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT của nhà trường chưa sát với nhu cầu thực tế trong hoạt động ứng dụng CNTT vào giảng dạy của giáo viên.

Về công tác chỉ đạo tổ bộ môn xây dựng website riêng, trang bị phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học còn yếu là do trình độ CNTT của đội ngũ quản lý và giảng viên còn hạn chế, không được đào tạo bài bản. Trong khi đó, xây dựng website và cơ sở dữ liệu đòi hỏi kỹ thuật lập trình, giáo viên của trường chưa thể đáp ứng được.

Đối với việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý: Việc xây dựng kế hoạch công tác này khá tốt, nhưng khi thực hiện, nhà trường có nhiều việc phát sinh như các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo các lớp ngắn hạn, nhà trường cử giáo viên đi dạy. Do đó, không tham gia được các lớp theo kế hoạch của nhà trường.

Các nội dung 5, 6, 7 được tập trung đánh giá ở mức độ tốt (trên 50%).

2.3.3. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của trường

Tác giả đã dựa vào các nội dung sau đây để khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá của trường.

1- Kiểm tra bộ môn trong việc quán triệt mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ

2- Kiểm tra kế hoạch đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT của các tổ, nhóm 3- Kiểm tra tổ bộ môn về việc trang bị phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học, xây dựng website

4- Kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý

5- Kiểm tra cá trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học, nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hướng cho các tổ, nhóm khác

6- Kiểm tra việc ứng dụng CNTT vào dạy học thông qua dự giờ, qua các chuyên đề có ứng dụng CNTT

7- Thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc ứng dụng CNTT vào dạy học theo định kỳ

Bảng 2.7: Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học của trường

TT Nội dung công tác kiểm tra, đánh giá

Số khách thể điều tra Tốt Tỷ lệ (%) Khá Tỷ lệ (%) Trung bình Tỷ lệ (%) Yếu Tỷ lệ (%)

Ý kiến của cán bộ quản lý

1

Kiểm tra, đánh giá bộ môn trong việc quán triệt mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ

29 7 24,1 22 75,9 0 0.0 0 0.0

2 Kiểm tra, đánh giá kế

hoạch đầu tư CSVC 29 14 48,3 15 51,7 0 0.0 0 0.0

cho ứng dụng CNTT của các tổ, nhóm

3

Kiểm tra, đánh giá tổ bộ môn về việc trang bị phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học, xây dựng website

29 5 17,2 12 41,4 9 31,0 3 10,4

4

Kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý

29 7 24,1 20 69,0 2 6,9 0 0.0

5

Kiểm tra, đánh giá cá trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học, nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hướng cho các tổ, nhóm khác

29 7 24,1 15 51,7 4 13,8 3 10,4

6

Kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT vào dạy học thông qua dự giờ, qua các chuyên đề có ứng dụng CNTT

29 12 41,4 16 55,2 1 3,4 0 0.0

7

Thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc ứng dụng CNTT vào dạy

29 9 31 16 55,2 4 13,8 0 0.0

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào (Trang 37 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)