Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào (Trang 71 - 79)

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Trong khuôn khổ của một luận văn cao học và do giới hạn về mặt thời gian, không có điều kiện để tổ chức thực nghiệm các biện pháp. Do vậy, tác giả chỉ tiến hành khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp bằng việc trưng cầu ý kiến của 29 cán bộ quản lý, 108 giáo viên của trường HICT. Sau đây là kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.

3.4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của trường

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của trường

Các nội dung

của biện pháp

Cán bộ quản lý Giáo viên

Số khách thể điều tra

Tính cần thiết Tính khả thi

Số khách thể điều tra

Tính cần thiết Tính khả thi

Rất cần (%) Cần (%) Không cần (%) Rất khả thi (%) Khả thi (%) Không khả thi (%) Rất cần (%) Cần (%) Không cần (%) Rất khả thi (%) Khả thi (%) Không khả thi (%)

1 29 65.5 34.5 0.0 48.3 51.7 0.0 108 64.8 35.2 0.0 37.0 63.0 0.0 2 29 55.2 44.8 0.0 27.6 72.4 0.0 108 55.6 44.4 0.0 27.8 72.2 0.0 3 29 62.1 37.9 0.0 41.4 58.6 0.0 108 65.7 34.3 0.0 36.1 63.9 0.0 4 29 58.6 41.4 0.0 20.7 79.3 0.0 108 57.4 42.6 0.0 25.9 74.1 0.0

(Ghi chú: Số thứ tự trong cột biện pháp tương ứng với nội dung biện pháp ở mục 3.2.1).

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy:

Các khách thể điều tra đều cho rằng các nội dung của biện pháp là rất cần thiết (trên 50% ý kiến được hỏi), và có tính khả thi rất cao (trên 60% ý kiến được hỏi). Sở dĩ có kết quả như trên là do cả đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc ứng dụng CNTT vào dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần tích cực trong việc thu hút tuyển sinh học sinh vào trường, vấn đề sống còn của sự phát triển nhà trường.

3.4.2. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp đổi mới công tác xây dựng kế hoạch

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp đ i mới công tác xây dựng kế hoạch

Các nội dung

của biện pháp

Cán bộ quản lý Giáo viên

Số khách thể điều tra

Tính cần thiết Tính khả thi

Số khách thể điều tra

Tính cần thiết Tính khả thi

Rất cần (%) Cần (%) Không cần (%) Rất khả thi (%) Khả thi (%) Không khả thi (%) Rất cần (%) Cần (%) Không cần (%) Rất khả thi (%) Khả thi (%) Không khả thi (%)

1 29 82.8 17.2 0.0 20.7 79.3 00.0 108 74.1 25.9 0.00 29.6 70.4 0.0 2 29 62.1 37.9 0.0 20.7 79.3 00.0 108 75.9 21.1 0.00 38.9 61.1 0.0 3 29 65.5 34.5 0.0 24.1 75.9 00.0 108 77.8 22.2 0.00 24.1 64.8 11.1 4 29 69.0 31.0 0.0 20.7 79.3 00.0 108 73.1 26.9 0.00 27.8 72.2 0.0 5 29 62.1 37.9 0.0 13.8 86.2 00.0 108 77.8 22.2 0.00 36.1 63.9 0.0 6 29 72.4 27.6 00.0 27.6 72.4 00.0 108 73.1 26.9 2.8 17.6 68.5 13.9

7 29 65.5 34.5 00.0 17.2 82.8 00.0 108 70.4 29.6 1.9 16.7 71.3 12.0 8 29 65.5 34.5 00.0 27.6 72.4 00.0 108 66.7 33.3 0.0 33.3 66.7 0.0 9 29 27.6 72.4

00.0 17.2 82.8

00.0 108 46.3 53.7 0.0 29.6 70.4 0.0 10 29 75.9 24.1

00.0 31.0 69.0

00.0 108 64.8 35.2 0.0 44.4 55.6 0.0 11 29 13.8 86.2

00.0 10.3 89.7

00.0 108 48.1 51.9 0.0 26.9 73.1 0.0 12 29 62.1 37.9

00.0 13.8 86.2

00.0 108 75.0 23.1 1.9 36.1 63.9 0.0 13 29 20.7 79.3

00.0 6.9 93.1

00.0 108 50.0 50.0 0.0 23.1 76.9 0.0

(Ghi chú: Số thứ tự trong cột biện pháp tương ứng với nội dung biện pháp ở mục 3.2.2) Kết quả bảng 3.2 cho thấy:

* Về sự cần thiết của biện pháp:

- Hầu hết các biện pháp được cán bộ quản lý và giáo viên cho là rất cần thiết (với trên 60% ý kiến được hỏi). Có 3 biện pháp: 9 (xác định các chính sách, cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ giáo viên tự xây dựng các phần mềm dạy học);

11 (kế hoạch chỉ đạo xây dựng một số đơn vị trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học, nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hướng cho các đơn vị khác); 13 (kế hoạch dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT) có tỷ lệ ý kiến dưới 50% cho là rất cần thiết.

- Đối với cán bộ quản lý, không có ý kiến nào cho rằng việc đổi mới công tác xây dựng kế hoạch là không cần thiết, còn đối với đội ngũ giáo viên, chỉ có một số ý kiến nhỏ (không quá 2,8%) cho rằng không cần thiết ở các nội dung 6 (Kế hoạch xây dựng trang web riêng của khoa, trung tâm phục vụ công tác quản lý và dạy học); 7 (Kế hoạch tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu, kho học liệu điện tử dùng chung để phục vụ cho giảng dạy và học tập); 12 (Kế hoạch tổ chức một số chuyên đề về ứng dụng CNTT vào dạy học)

- Kết quả khảo nghiệm cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên của trường đều cho rằng các biện pháp đề ra là cần thiết, nhưng vẫn hướng trọng tâm vào các biện pháp mà trường đã thực hiện. Trong khi đó, nhu cầu thực tiễn từ đội ngũ quản lý và giáo viên của trường cho thấy cần phải triển khai mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa các nội dung của biện pháp đổi mới công tác xây dựng kế hoạch.

* Về tính khả thi của biện pháp:

- Đa số các ý kiến được hỏi đều cho rằng biện pháp đưa ra có tính khả thi (trên 50% ý kiến được hỏi). Cũng có một số ý kiến cho rằng biện pháp không khả thi, tập trung ở các nội dung 3 (Kế hoạch đầu tư kinh phí mua và sử dụng các phần mềm quản lý và dạy học); 6 (Kế hoạc xây dựng trang web riêng của khoa, trung tâm phục vụ công tác quản lý và dạy học); 7 (Kế hoạch tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu, kho học liệu điện tử dùng cho giảng dạy và học tập trong tổ chuyên môn). Điều này qua tìm hiểu tác giả được biết, việc phân bổ kinh phí cho nhà trường đầu tư mua sắm do Bộ Công thương và Tập đoàn Dệt May Việt Nam xét duyệt, tùy thuộc vào nguồn kinh phí, có thể sẽ phải cắt giảm nên nhà trường không chủ động được nên một số cán bộ giáo viên e ngại nội dung 3 không khả thi. Một nguyên nhân nữa dẫn đến nội dung 6 và 7 không khả thi là do trình độ đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường hạn hẹn, khó thực hiện được.

3.4.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp tăng cường chỉ đạo tổ chức thực hiện

Bảng 3.3: Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp tăng cường chỉ đạo t chức thực hiện

Các nội dung

của biện pháp

Cán bộ quản lý Giáo viên

Số khách thể điều tra

Tính cần thiết Tính khả thi

Số khách thể điều tra

Tính cần thiết Tính khả thi

Rất cần (%) Cần (%) Không cần (%) Rất khả thi (%) Khả thi (%) Không khả thi (%) Rất cần (%) Cần (%) Không cần (%) Rất khả thi (%) Khả thi (%) Không khả thi (%)

1 29 41.4 58.6 0.0 13.8 86.2 0.0 108 60.2 39.8 0.0 34.3 65.7 0.0 2 29 55.2 44.8 0.0 6.9 93.1 0.0 108 61.1 38.9 0.0 35.2 64.8 0.0 3 29 62.1 37.9 0.0 6.9 93.1 0.0 108 51.9 48.1 0.0 41.7 58.3 0.0 4 29 69.0 31.0 0.0 17.2 82.8 0.0 108 57.4 46.2 0.0 27.8 72.2 0.0 5 29 79.3 20.7 0.0 13.8 86.2 0.0 108 44.4 55.6 0.0 28.7 71.3 0.0 6 29 65.5 34.5 0.0 13.8 86.2 0.0 108 42.6 52.8 4.6 29.6 70.4 0.0

7 29 48.3 51.7 0.0 24.1 75.9 0.0 108 37.0 63.0 0.0 23.1 74.1 2.8 8 29 51.7 48.3 0.0 31.0 69.0 0.0 108 54.6 45.4 0.0 35.2 64.8 0.0 9 29 58.6 41.4

0.0 20.7 79.3

0.0 108 62.0 38.0 0.0 34.3 65.7 0.0 10 29 41.4 58.6

0.0 27.6 72.4

0.0 108 40.7 59.3 0.0 27.8 70.3 1.9 11 29 72.4 27.6

0.0 44.8 55.2

0.0 108 63.0 37.0 0.0 41.7 58.3 0.0 12 29 65.5 34.5

0.0 24.1 75.9

0.0 108 32.4 67.6 0.0 26.9 73.1 0.0 13 29 62.1 37.9

0.0 20.7 79.3

0.0 108 55.6 44.4 0.0 33.3 66.7 0.0 14 29 34.5 65.5

0.0 31.0 69.0

0.0 108 31.5 68.5 0.0 27.8 72.2 0.0

(Ghi chú: Số thứ tự trong cột biện pháp tương ứng với nội dung biện pháp ở mục 3.2.3) Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy:

* Về tính cần thiết của biện pháp tăng cường chỉ đạo tổ chức thực hiện:

Các ý kiến của khách thể điều tra đều cho rằng các nội dung trong biện pháp tăng cường chỉ đạo tổ chức thực hiện được đề xuất đều cần thiết và rất cần thiết.

- Cán bộ quản lý: 9/14 nội dung được đánh giá trên 50% rất cần thiết (gồm các nội dung: 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 11, 13); 5/14 nội dung được cho là cần thiết (gồm các nội dung: 1, 7, 10, 12, 14)

- Đội ngũ giáo viên: 8/14 nội dung được cho là rất cần thiết (gồm các nội dung 1, 2, 3, 4, 8, 9, 11, 13) còn 6/14 nội dung được cho là cần thiết (gồm các nội dung: 5, 6, 7, 10, 12, 14)

Kết quả đánh giá trên có khác nhau ở nội dung 1, 5, 6 tuy nhiên chênh lệch tỷ lệ đánh giá giữa hai nhóm không lớn. Do vậy có thể thấy các nội dung của biện pháp được đánh giá chung là cần thiết và rất cần thiết.

* Về tính khả thi của biện pháp

Các khách thể điều tra đều cho rằng các biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện được đề xuất đều có tính khả thi. Đặc biệt hầu hết ý kiến của cán bộ quản lý của trường đều cho rằng các biện pháp đó rất khả thi. Điều này cho thấy sự sẵn sàng rất cao từ những nhà quản lý. Còn một số ý kiến nhỏ cho rằng không khả thi (không quá 3%) từ phía giáo viên. Điều đó cho thấy sự sẵn sàng rất cao của hầu hết cán bộ, giáo viên toàn trường đối với việc triển khai thực hiện các biện pháp tổ chức, chỉ đạo ứng dụng CNTT vào dạy học của trường.

3.4.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá

Bảng 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá

Các nội dung

của biện pháp

Cán bộ quản lý Giáo viên

Số khách thể điều tra

Tính cần thiết Tính khả thi

Số khách thể điều tra

Tính cần thiết Tính khả thi

Rất cần (%) Cần (%) Không cần (%) Rất khả thi (%) Khả thi (%) Không khả thi (%) Rất cần (%) Cần (%) Không cần (%) Rất khả thi (%) Khả thi (%) Không khả thi (%)

1 29 31.0 69.0 0.0 13.8 86.2 0.0 108 34.3 65.7 0.0 23.1 76.9 0.0 2 29 27.6 72.4 0.0 24.1 75.9 0.0 108 47.2 52.8 0.0 31.5 68.5 0.0 3 29 41.4 58.6 0.0 48.3 51.7 0.0 108 50.0 50.0 0.0 36.1 63.9 0.0 4 29 20.7 79.3 0.0 27.6 72.4 0.0 108 42.6 57.4 0.0 25.9 74.1 0.0 5 29 13.8 86.3 0.0 6.9 93.1 0.0 108 46.3 53.7 0.0 23.1 76.9 0.0

6 29 6.9 93.1 0.0 17.2 82.8 0.0 108 28.7 65.7 5.6 18.5 75.0 6.5

7 29 27.6 72.4 0.0 10.3 89.7 0.0 108 31.5 62.9 5.6 20.4 75.0 4.6 8 29 41.4 58.6 0.0 34.5 65.5 0.0 108 31.5 68.5 0.0 18.5 81.5 0.0 9 29 48.3 51.7

0.0 20.7 79.3

0.0 108 34.3 65.7 0.0 24.1 75.9 0.0 10 29 34.5 65.5

0.0 17.2 82.8

0.0 108 27.8 64.8 7.4 14.8 76.9 8.3 11 29 27.6 72.4

0.0 6.9 93.1

0.0 108 41.7 58.3 0.0 28.7 71.3 0.0 12 29 27.6 72.4

0.0 20.7 79.3

0.0 108 37.0 57.4 5.6 26.9 69.4 3.7 13 29 24.1 59.8

0.0 17.2 82.8

0.0 108 36.1 63.9 0.0 14.8 85.2 0.0

(Ghi chú: Số thứ tự trong cột biện pháp ứng với tên biện pháp tương ứng ở 3.2.4) Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy:

Các nhóm khách thể điều tra đều cho là các nội dung của biện pháp kiểm tra, đánh giá được đề xuất đều rất cần thiết và có tính khả thi (với trên 50% ý kiến được hỏi). Tuy nhiên còn một số giáo viên của trường cho là một số nội dung kiểm tra, đánh giá là không cần thiết và không khả thi. Đó là các biện pháp 6 với 5.3% ý kiến (Kiểm tra việc lắp đặt, sử dụng và khai thác thông tin qua mạng Internet băng thông rộng (ADSL) phục vụ giảng dạy và học tập, 7 với 5,3% ý kiến (Kiểm tra tiến độ xây dựng và chất lượng website của các khoa, tổ trong trường) và 10 với 7,9% ý kiến (Kiểm tra chính sách, cơ chế cụ thể khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ cho giáo viên tự xây dựng các phần mềm dạy học của trường).

Qua tìm hiểu bằng trao đổi trực tiếp với đội ngũ giáo viên, tác giả được biệt do hiểu biết về mạng Internet, về phần mềm dạy học còn rất hạn chế trong điều kiện các phương tiện truyền thông đưa tin về những tiêu cực trong việc sử dụng Internet nên tâm lý giáo viên cho rằng rất khó trong việc lắp đặt sử dụng Internet trong trường, nhất là đối với học sinh. Về chính sách hỗ trợ giáo viên trong điều kiện kinh phí nhà trường còn eo hẹp cũng là một khó khăn trong công tác quản lý nên một số ý kiến cho rằng việc kiểm tra, đánh giá các nội dung này là chưa cần thiết và chưa khả thi trong điều kiện hiện nay.

Như vậy, ngoài việc tổ chức kiểm tra, đánh giá thì nhà trường cũng cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị trong trường trong hoạt động lắp đặt, khai thác đường truyền Internet, khuyến khích giáo viên xây dựng phần mềm dạy học, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành

động của đội ngũ cán bộ quản lý của trường, chỉ có như vậy thì công tác kiểm tra, đánh giá của trường mới thực sự có ý nghĩa và hiệu quả trong việc tạo động lực đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường.

3.4.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng

Bảng 3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng

Các nội dung

của biện pháp

Cán bộ quản lý Giáo viên

Số khách thể điều tra

Tính cần thiết Tính khả thi

Số khách thể điều tra

Tính cần thiết Tính khả thi

Rất cần (%) Cần (%) Không cần (%) Rất khả thi (%) Khả thi (%) Không khả thi (%) Rất cần (%) Cần (%) Không cần (%) Rất khả thi (%) Khả thi (%) Không khả thi (%)

1 29 41.4 51.7 6.9 27.6 72.4 0.0 108 20.4 79.6 0.0 14.8 85.2 0.0 2 29 34.5 65.5 0.0 34.5 65.5 0.0 108 27.8 72.2 0.0 18.5 81.5 0.0 3 29 44.8 55.2 0.0 24.1 75.9 0.0 108 35.2 64.8 0.0 21.3 78.1 0.0

(Ghi chú: Số thứ tự trong cột biện pháp ứng với tên biện pháp tương ứng ở 3.2.5) Kết qủa ở bảng 3.5 cho thấy:

* Về tính cần thiết của biện pháp:

Các khách thể điều tra đều cho rằng các nội dung của biện pháp đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng là rất cần thiết (với trên 50% ý kiến được hỏi, các ý kiến còn lại hầu hết cho là cần thiết).

Với các biện pháp 2 (khen thưởng bằng vật chất) và 3 (khen thưởng, động viên tinh thần) có sự khác nhau giữa ý kiến của cán bộ và giáo viên: trong khi đa số cán bộ quản lý cho rằng biện pháp đưa ra là thiết (trên 50% ý kiến được hỏi), thì đa số ý kiến giáo viên cho rằng đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng là rất cần thiết.

Điều này đòi hỏi khi triển khai các biện pháp quản lý trường cần đẩy mạnh hơn nữa tới các biện pháp này, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học.

*Về tính khả thi: Các nội dung của biện pháp được đề xuất được đa số khách thể điều tra cho là hoàn toàn có tính khả thi với trên 60% ý kiến được hỏi, các ý kiến còn lại hầu hết cho là rất khả thi).

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Những biện pháp quản lý mà tác giả đề xuất ở trên được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu nội dung và đặc điểm của hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học trong điều kiện hiện nay; nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học của trường HICT nói riêng.

Quá trình đề xuất đã đảm bảo tính pháp lý, tính đồng bộ, tính hiệu quả và tính thực tiễn của các biện pháp. Việc khảo nghiệm cho thấy tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Các biện pháp được đề xuất khi triển khai áp dụng một mặt phải được triển khai một cách kịp thời, đồng bộ, thường xuyên trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ mỗi giai đoạn, mỗi năm học.

Tuy vậy, các biện pháp đề xuất mới chỉ được khẳng định qua khảo nghiệm nên việc triển khai áp dụng tại trường cần linh hoạt, sáng tạo và có những điều chỉnh thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quản lý và đạt được mục tiêu của kế hoạc đề ra.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)