Xưng gọi bằng danh từ thân tộc

Một phần của tài liệu Từ vựng phương ngữ trung trong tác phẩm từ dụ thái hậu của trần thùy mai (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT VĂN HÓA CỦA CÁC LỚP TỪ VỰNG PHƯƠNG NGỮ TRUNG TIÊU BIỂU TRONG TỪ DỤ THÁI HẬU CỦA TRẦN THÙY MAI

3.1. Sự phản ánh đặc trưng văn hóa qua lớp từ xưng hô phương ngữ Trung

3.1.2. Từ ngữ xưng gọi lâm thời

3.1.2.1. Xưng gọi bằng danh từ thân tộc

Trước hết, đối với từ xưng gọi thân tộc theo đúng nghĩa (có quan hệ huyết thống), từ ngữ xưng gọi ở phạm vi này thể hiện mối quan hệ gắn bó, phản ánh thứ bậc, mối quan hệ trong gia đình, loại từ này xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1.2.1. Bảng từ xưng gọi bằng danh từ thân tộc

STT Từ ngữ Số lần

xuất hiện trong tác phẩm

Ngữ nghĩa

(Giải thích nghĩa,

tương đương hoặc không tương đương với từ phổ thông)

Ví dụ minh họa (trích dẫn trong tác phẩm)

1. Bà 20 1. Người đàn bà thuộc thế hệ sinh ra cha hoặc mẹ (có thể dùng để xưng gọi) 2. Từ dùng để chỉ hoặc gọi người đàn bà đứng tuổi hoặc được kính trọng [TĐ TV, tr.20]

- “Em cứ hoãn binh cho bà đã…” [QT, tr.222]

2. Cha 67 (d.) Người đàn ông có con, trong quan hệ với con [TĐ TV, tr.125]

“Xưa nay cha chỉ biết sách vở lễ nghĩa…”

[QT, tr.230]

3. Con 90 - Người hoặc động vật thuộc thế hệ sau, trong

- “Hồi trước má con thường kêu cha gàn

quan hệ với người hoặc động vật trực tiếp sinh ra (có thể dùng để xưng gọi) [TĐ TV, tr.192]

- (d.) (id.) Người thuộc thế hệ sau trong quan hệ với người thuộc thế hệ trước có họ hàng, hoặc tuy không có họ hàng, nhưng là chỗ thân tình (dùng để xưng gọi)

[TĐ TVĐPVH, tr.116]

lắm, bây giờ con mới thấy cha gàn thiệt đó”

[QT, tr.301]

- “Giám Lê khuyên: - Thôi, hoàng tử đừng giận nữa, con biết trong lòng hoàng tử còn thương chị Hằng lắm”

[QT, tr.437]

4. Cháu 12 Người thuộc thế hệ sau, nhưng không phải là con, trong quan hệ với người thuộc thế hệ trước (có thể dùng để xưng gọi)

[TĐ TV, tr.129]

“Dạ, cháu nói sai, xin thái hậu tha lỗi..” [QT, tr.363]

5. Chồng 15 (d.) Người đàn ông đã kết hôn, trong quan hệ với vợ [TĐ TV, tr.164]

“Chồng ơi, sao đi lâu vậy, em nhớ chồng lắm!” [QT, tr.405]

6. Dì 41 (d.) Vợ lẽ của cha [TĐ NT, tr.118]

“… chính con sẽ đội cau trầu lên phủ công chúa xin hỏi chị Hạnh Thảo về cho cha đó”

[QT, tr.302] – “Dì Thảo ơi,… Với dì, con chỉ là con…” [QH, tr.453]

7. Em 10 - Từ người đàn ông dùng để gọi người yêu, hoặc

- “Chồng ơi, sao đi lâu vậy, em nhớ chồng

người phụ nữ dùng để tự xưng khi nói với người yêu

[TĐ TV, tr.349]

lắm!” [QT, tr.405]

8. Mẹ 15 (d.) Người đàn bà có con, trong quan hệ với con (có thể dùng để xưng gọi) [TĐ TV, tr.604]

“Con tạ ơn mẹ, mẹ tuyệt quá…” [QT, tr.262]

9. má 39 (d.) (ph.). Mẹ [TĐ TV, tr.584]

“Con từ nhỏ chưa xa má ngày nào” [QT, tr.148]

10. Mạ 1 Mẹ

[ST LATNQB, tr.213]

“mạ đẻ ra mình” [QT, tr.318]

11. Mình 3 (đ.) Từ vợ chồng hoặc người yêu gọi nhau một cách âu yếm [TĐ TV, tr.612]

“Gì thì gì, tôi cũng không thể bỏ mình mà đi lúc này được!” [QT, tr.175]

12. Vợ chính

1 (d.) Vợ cả (vợ được công nhận là chính, của người đàn ông nhiều vợ); phân biệt với vợ hầu.

[TĐ TVĐPVH, tr.480]

“Vậy là chị Hằng sau này sẽ là vợ chính của trưởng huynh”

[QH, tr.42]

Trong Từ Dụ thái hậu các danh từ thân tộc được ưu ái sử dụng, chiếm tỉ lệ rất nhiều so với các tiểu loại khác. Phần lớn sử dụng các từ ngữ xưng gọi giống với từ toàn dân. Một số danh từ thân tộc thể hiện nét đặc trưng của các tỉnh thuộc phương ngữ Trung Bộ có thể kể đến như: Mạ - mẹ, vợ chính – vợ cả, dì – vợ lẽ của cha (mẹ kế), cha – bố, ba

Ngoài ra có thể vì yếu tố lịch sử, khi nhà Nguyễn cường thịnh, các đời vua có nhiều cung tần mĩ nữ hầu hạ là con của các quan thần, mà phần lớn các quan – công

thần lúc đó là người miền Nam. Vậy nên sự xuất hiện, ảnh hưởng của tiếng miền Nam trong đời sống người dân vùng Huế là không tránh khỏi. Tác phẩm Từ Dụ thái hậu viết theo lối trung thành với lịch sử, nên những đoạn hội thoại của các vị cung tần được tác giả viết bằng ngôn ngữ toàn dân xen lẫn với ngôn ngữ miền Nam. Và cũng từ đó, từ ngữ xưng hô trong tác phẩm ngoài các từ xưng hô giống với từ toàn dân thì cũng xuất hiện các từ xưng hô thuộc phương ngữ Nam Bộ. Ví dụ như: Má – mẹ, mình – từ xưng hô thân mật giữa vợ chồng, vú/ vú bõ – người đàn bà, người đầy tớ đi ở nuôi con Do đại từ nhân xưng chính danh tiếng Việt không nhiều, và lại ít mang sắc thái lịch sự (trừ đại từ nhân xưng “tôi” ngôi thứ nhất mang sắc thái trung hòa), vì vậy trong tiếng Việt số lượng danh từ thân tộc lâm thời được sử dụng làm từ xưng gọi ngoài xã hội khá lớn. Thông qua khảo sát tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu, tôi thu thập được một số từ danh từ thân tộc lâm thời được dùng làm từ xưng gọi trong xã hội, như: cô, con, cụ, chị, em. Điển hình như:

+ Từ “bà” ngoài sử dụng là từ xưng hô thể hiện thứ bậc trong gia đình: chỉ Người đàn bà thuộc thế hệ sinh ra cha hoặc mẹ, thì còn được sử dụng để gọi người đàn bà đứng tuổi, được kính trọng.

+ Từ “con” ngoài sử dụng xưng gọi trong quan hệ trong quan hệ với người trực tiếp sinh ra, thì còn được sử dụng trong giao tiếp giữa người thuộc thế hệ với người thuộc thế hệ trước có họ hàng, hoặc tuy không có họ hàng, nhưng là chỗ thân tình

Ví dụ:

“Ngô Thị Chính mở mắt, vội ngồi dậy, khép lại vạt áo:

- Khánh Nhi, Hỷ Nhi!

Hai cung nữ chờ sẵn ngoài thềm, vội chạy lên:

- Dạ, bẩm bà, chúng con đã sẵn sàng.” [21, tr.220]

Chính nhờ đặc điểm này, người Việt chỉ thông qua cách xưng hô có thể phân biệt được mối quan hệ giữa họ là thân hay sơ, là quan hệ huyết thống hay quan hệ phi huyết thống… Đồng thời cũng thông qua xưng hô mà biết được sắc thái biểu cảm giữa các bên tham gia đối thoại là: vui, buồn, giận, hờn, khách sáo, thân thiết, hay xa lạ…

Một phần của tài liệu Từ vựng phương ngữ trung trong tác phẩm từ dụ thái hậu của trần thùy mai (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)