Các từ ngữ nghi vấn

Một phần của tài liệu Từ vựng phương ngữ trung trong tác phẩm từ dụ thái hậu của trần thùy mai (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT VĂN HÓA CỦA CÁC LỚP TỪ VỰNG PHƯƠNG NGỮ TRUNG TIÊU BIỂU TRONG TỪ DỤ THÁI HẬU CỦA TRẦN THÙY MAI

3.1. Sự phản ánh đặc trưng văn hóa qua lớp từ xưng hô phương ngữ Trung

3.1.2. Từ ngữ xưng gọi lâm thời

3.1.2.2. Các từ ngữ nghi vấn

Từ nghi vấn là một phần trong câu nghi vấn. Chức năng chính của các từ nghi vấn trong tiếng Việt là dùng để hỏi. Nên các từ ngữ nghi vấn còn được gọi là các từ

ngữ để hỏi. Trong tiếng Việt hệ thống các từ ngữ dùng để hỏi có thể liệt kê với các nhóm như: hỏi người, hỏi nguyên nhân, hỏi thời gian, hỏi số lượng/ khối lượng, hỏi không gian.

Một số từ ngữ nghi vấn xuất hiện trong tác phẩm Từ Dụ thái hậu tổng hợp được qua khảo sát như sau:

+ Từ nghi vấn dùng để xác định nguyên nhân: răng, tương đương với từ sao trong từ toàn dân.

Ví dụ: “Giờ ni ông muốn đốt nhà ngục hay răng mà cần lửa” [21, tr.222]

+ Từ nghi vấn dùng để chỉ sự vật, hiện tượng: chi, chi rứa, chi chi tương đương với gì, gì vậy/ gì thế trong từ toàn dân

Ví dụ: “Cần chi mình phải dùng thức ăn thức uống của quân Ngụy” [21, tr.21] -

> Cần gì mình phải dùng thức ăn thức uống của quân Ngụy.

+ Từ ngữ dùng để hỏi về thời gian: khi mô, tương đương với từ bao giờ, lúc nào trong từ toàn dân

Ví dụ: “Thuyền ni khi mô ai đặt mới làm” [21, tr.319] -> Thuyền này lúc nào có ai đặt mới làm.

+ Từ ngữ dùng để hỏi về không gian: , tương đương với từ đâu, nào trong từ toàn dân

Ví dụ: “Mô? Mô? Ở mô? Ai gian dâm? [21, tr.313] -> Đâu? Đâu? Ở đâu? Ai gian dâm?

Như vậy, các từ nghi vấn là từ vựng phương ngữ Trung Bộ được tác giả sử dụng trong tác phẩm không nhiều nhưng khá đa dạng ở các nhóm từ. Không có sự xuất hiện của từ nghi vấn toàn dân, nên tiểu thuyết vẫn thể hiện được nét đặc sắc trong giao tiếp của con người miền Trung.

Qua thống kê, từ nghi vấn là từ vựng phương ngữ Trung trong tác phẩm gồm có: từ ngữ nghi vấn chỉ thời gian; từ ngữ nghi vấn chỉ không gian; từ ngữ nghi vấn chỉ sự vật, hiện tượng; từ ngữ dùng để xác định nguyên nhân. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn các từ nghi vấn thuộc phương ngữ Trung Bộ qua bảng dưới đây:

Bảng 3.1.2.2. Các từ nghi vấn

STT Từ ngữ ý hỏi

Từ ngữ Số lần xuất hiện trong

tác phẩm

Ngữ nghĩa (Giải thích nghĩa, tương đương hoặc không tương đương

với từ phổ thông)

Ví dụ minh họa (trích dẫn trong

tác phẩm)

1. Thời gian

Khi mô 1 (d.),(đ.) 1. Bao giờ

2. Lúc nào (thời điểm không xác định trong chuỗi thời gian)

[TĐ TVĐPVH, tr.219]

“Dạ, thuyền ni khi mô ai đặt mới làm”

[QT, tr.319]

2. Không gian

7 (đ) 1. Đâu

2. Nào

(p.) Đâu, nào (tr.) Đâu

“Mô? Mô? Ở mô?

Ai gian dâm? [QT, tr.313]

3. Sự vật, hiện tượng

Chi rứa 4 (đ.) Gì vậy; gì thế.

(thường dùng ở cuối câu nghi vấn).

(p.) (dùng trong câu cảm). Tổ hợp biểu thị ý lấy làm tiếc, làm lạ khi nhắc về một sự việc đã hay đang xảy ra

[TĐ TVĐPVH, tr.93]

“chi rứa, lính tráng ở mô mà tới vây kín nhà tui ri hè” [QT, tr.121]

4. Chi 12 1. (đ.) Gì.

2. (p.) Gì (dùng phụ sau đg., t.)

[TĐ TVĐPVH, tr.93]

“nhưng cần chi mình phải dùng thức ăn thức uống của quân Ngụy” [QT, tr.21]

5. Chi chi 1 (đ.) Tổ hợp dùng để chỉ một sự vật, sự

việc khó xác định, không bình thường, hoặc không đâu vào đâu, với ý phủ định; gì đâu

[TĐ TVĐPVH, tr.93]

“hoàng hậu công chúa chi chi đi nữa cũng không đáng”

[QT, tr.22]

6. Nguyên nhân

Răng 2 (đ.) Sao

[TĐ TVĐPVH, tr.378]

“Giờ ni ông muốn đốt nhà ngục hay răng mà cần lửa”

[QT, tr.222]

Tựu chung, xưng hô không chỉ đơn thuần là vấn đề ngôn ngữ, mà còn là yếu tố văn hóa, là bộ phận quan trọng trong giao tiếp. Trong tiếng Việt, do sự hạn chế về sắc thái biểu cảm của các đại từ nhân xưng chính danh, nên xưng hô của người Việt nói chung hay vùng phương ngữ Trung nói riêng phần lớn đều dùng các danh từ xưng hô thân tộc để xưng gọi. Chính yếu tố này đã làm cho hệ thống từ xưng hô trở nên phong phú, nó thể hiện được quan hệ trật tự, nếp văn hóa, mối quan hệ thân sơ trong gia đình, trong xã hội. Việc lựa chọn từ xưng hô được dựa trên nguyên tắc xưng khiêm hô tôn.

Kính trọng, lễ phép, lịch sự với người đối thoại, khiêm nhường, nhã nhặn đối với bản thân. Nhà văn Trần Thùy Mai đã khai thác và thể hiện rất rõ nét văn hóa trong giao tiếp mang đậm màu sắc của vùng văn hóa địa phương nói riêng và văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Từ vựng phương ngữ trung trong tác phẩm từ dụ thái hậu của trần thùy mai (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)