Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình servqual đánh giá chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex (Trang 81 - 89)

CHƯƠNG 3 ÐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÐÀO TẠO HỆ TCCN Ở TRƯỜNG CAO ÐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX

3.1. Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên

• Đối với giáo viên đương nhiệm:

- Giáo viên, giảng viên đủ chuẩn

Trên thực tế, có thể đánh giá chuẩn của giáo viên, giảng viên theo hai hình thức: Đủ chuẩn theo hồ sơ, lý lịch, bên cạnh đó còn loại thứ hai kèm theo đó là đủ chuẩn theo năng lực thực tế.

- Giáo viên, giảng viên chưa đạt chuẩn

Nhà trường hiện nay lực lượng giáo viên, giảng viên trẻ chiếm khoảng 70%

đây cũng là điều làm cho chất lượng truyền đạt kiến thức đến người học còn nhiều hạn chế. Mặt khác, kiến thức thực tế của những giáo viên, giảng viên này chưa nhiều nên khi giảng bài chỉ dựa vào bài giảng, giáo án nên bài học sẽ không gây được hứng thú cho học sinh sinh viên, có khi có học sinh, sinh viên hỏi không trả lời được. Một số giáo viên dạy hệ TCCN của nhà trường chưa tốt nghiệp đại học

Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

hoặc chưa có chứng chỉ sư phạm dẫn đến việc truyền thụ kiến thức cho HSSV còn gặp nhiều khó khăn.

• Chế độ, chính sách thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực

Vấn đề chế độ chính đối với giáo viên, giảng viên luôn là vấn đề mà các cấp, các nhà lãnh đạo quản lý lao động quan tâm bởi lẽ khi cán bộ giáo viên, giảng viên có một chế độ hợp lý và có những cơ hội phát triển thì giáo viên, giảng viên mới thực sự yên tâm công tác và làm tốt trách nhiệm người thầy của mình. Có chế độ, chính sách hợp lý sẽ kích thích và giúp cho giáo viên, giảng viên nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ công tác của mình. Cán bộ nhà trường cần xem xét và quan tâm tới quyền lợi về vật chất cũng như tình thần của giáo viên.

Để giáo viên, giảng viên yên tâm làm việc và tự bồi dưỡng thì lãnh đạo nhà trường cần bồi dưỡng về kinh phí, chế độ thời gian và có các hình thức khen thưởng kịp thời, động viên đúng lúc, phân công nhiệm vụ đúng người đúng việc. Tuy nhiên giáo viên, giảng viên cũng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đó là: chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước.

Giáo viên, giảng viên phải thường xuyên tham gia bồi dưỡng chuyên môn và tự bồi dưỡng một số lĩnh vực khác. Nhà trường đề ra các hình thức khen thưởng và kỷ luật hợp lý cho từng vị trí công tác, điều này giúp giáo viên, giảng viên nhận thấy được sự công bằng trong quá trình làm việc.

3.1.2.Nội dung giải pháp

3.1.2.1. Bi dưỡng chuyên môn, nghip v và kĩ năng đối vi giáo viên đương nhim

Đối với loại thứ nhất đạt chuẩn theo hồ sơ lý lịch nhà trường cần:

- Phân công giao đề tài khoa học đối với môn học mà mình phụ trách đồng thời sau mỗi học kì đều phải viết sáng kiến kinh nghiệm.

- Nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên đi thực tế tại các cơ sở sản xuất hay phân xưởng thực tập:

Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

+ Giáo viên đi học tập tại các cơ sở sản xuất thì lãnh đạo nhà trường có thể liên hệ giúp giáo viên hoặc để giáo viên tự liên hệ đồng thời cần hỗ trợ kinh phí học tập và giảm định mức giờ dạy là 10%, đối với các cơ sở ở xa nhà trường cần hỗ trợ thêm công tác phí theo quy định.

+ Đối với giáo viên học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp tại các phân xưởng thực tập thì sẽ được giảm định mức giờ dạy là 10% hoặc tính vào các tiết thỉnh giảng hoặc tính bằng 6 tiết thực hành/1 buổi.

+ Yêu cầu giáo viên sau khi đi học tập kinh nghiệm phải nộp báo cáo thu hoạch về phòng đào tạo.

+ Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về lý thuyết yêu cầu của nhà trường đối với giáo viên sau khi đi học tập tại các cơ sở sản xuất phải rèn luyện tay nghề tới mức độ cần thiết ở bậc 4/7. Kỹ năng thực hành chỉ có thể hình thành và phát triển trong quá trình luyện tập, nếu sao nhãng việc rèn luyện thì thao tác cũng giảm sút, các động tác trở lên vụng về, thiếu tính thuyết phục và từ đó người giảng viên sẽ không còn uy tín đối với học sinh sinh viên.

- Bồi dưỡng kỹ năng thực hành phải được diễn ra thường xuyên vì chỉ có rèn luyện, bồi dưỡng tay nghề thường xuyên thì người giáo viên mới có thể truyền đạt hết những kiến thức chuyên môn cho học sinh sinh viên và biết cách hướng dẫn học sinh sinh viên thực hành một cách thuần thục. Mỗi tháng, các giáo viên này phải dự giờ của đồng nghiệp ít nhất là 1 tiết lý thuyết, 2 tiết thực hành và có một tiết giảng để tổ chuyên môn góp ý. Biện pháp này nhà trường cần giao cho trưởng khoa trực tiếp theo dõi và quản lý.

Đối với giáo viên, giảng viên đủ chuẩn theo hồ sơ lý lịch và đủ năng lực thực tế nhà trường cần:

- Phân công giảng dạy những môn chuyên ngành.

- Yêu cầu tất cả giáo viên làm việc theo giờ hành chính: ngoài giờ lên lớp, nghiên cứu khoa học, tham khảo tài liệu tại thư viện, công tác giáo vụ, công tác chủ

Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

nhiệm…giáo viên còn có nghĩa vụ hỗ trợ đồng nghiệp cùng tổ bộ môn qua dự giờ, thăm lớp, phân tích sư phạm từng tiết dạy…

- Tìm hiểu kiến thức qua mạng, báo chí, qua các kênh thông tin để có những kiến thức cập nhật cho các đồng nghiệp và cho tiết giảng thêm chất lượng và hứng thú với người học.

Điều kiện cần của các biện pháp này là:

+ Nhà trường phải tiến hành quán triệt đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên. Nâng cao nhận thức về mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên. Từ đó, giáo viên ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm ...

+Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, lãnh đạo nhà trường phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như những định hướng phát triển của nhà trường trong giai đoạn tới nhằm nâng cao ý thức nhận thức về công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên vừa là nhu cầu vừa là trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo học sinh, sinh viên.

+ Cán bộ quản lý nhà trường phải làm tốt công tác giáo dục nhận thức cho đội ngũ giáo viên cũng như toàn thể cán bộ công chức trong toàn trường về tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phải coi đây là nhiệm vụ của từng giáo viên và nhà trường, phải đưa thành chỉ tiêu kế hoạch từng học kỳ, năm học.

+ Nhà trường cũng cần nghiên cứu xây dựng chế độ khen thưởng để động viên khuyến khích linh hoạt, thiết thực đặc biệt là áp dụng trong lĩnh vực đào tạo về thời gian học tập, chế độ tính giờ bồi dưỡng kèm cặp giáo viên mới vào nghề, chế độ cấp kinh phí...

+ Xây dựng phong trào thi đua, tạo không khí lành mạnh trong tự học tập, tự bồi dưỡng đối với hình thức này phải đạt được 100% giáo viên tham gia.

Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

+Những người có kết quả giảng dạy tốt và vận dụng kiến thức thực tế vào hoạt động thực tiễn giảng dạy của nhà trường thì phải được khen thưởng.

Đối với giáo viên, giảng viên chưa đạt chuẩn:

- Những giáo viên, giảng viên nào đã tốt nghiệp đại học thì tiếp tục tạo điều kiện cho đi học chuyên sâu về lĩnh vực mình phải dạy chủ yếu là kĩ năng thực hành.

Một số giáo viên học cao học đúng chuyên ngành để trình độ được nâng cao và cập nhật được kiến thức mới, phương pháp dạy học mới để từ đó đem áp dụng cho hệ TCCN của nhà trường.

- Những giáo viên, giảng viên chưa hoàn chỉnh cần tiếp tục nhanh chóng hoàn thành chương trình đại học để đáp ứng nhu cầu thực tế bằng các hình thức liên thông, tại chức...Nhà trường cần hỗ trợ học phí và giữ nguyên lương cho các giáo viên tham gia học tập.

- Hàng năm nhà trường nên tổ chức cho giáo viên, giảng viên từng khoa chuyên môn có điều kiện đi tham quan các trường, các doanh nghiệp sản xuất để tiếp cận phương pháp sản xuất cũng như máy móc thiết bị công nghệ hiện đại để có được những kiến thức mới giảng dạy cho học sinh, sinh viên. Đây là điều hết sức bổ ích đặc biệt là đối với những giáo viên, giảng viên trẻ, khi họ có kiến thức thực tế thì việc giảng dạy sẽ tự tin hơn rất nhiều, bài giảng thêm sinh động.

- Các khoa nên duy trì các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề để các giáo viên, giảng viên có thêm kiến thức từ đó sẽ làm cho chất lượng bài giảng được nâng cao góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

3.1.2.2. Xây dng chế độ, chính sách to điu kin thun li để giáo viên thc hin nhim v đào to, bi dưỡng

- Nhà trường cần phối hợp với BLĐTBXH, Tổng cục Dạy nghề, các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật… xây dựng các chương trình bồi dưỡng và cải tiến nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề.

Bồi dưỡng thường xuyên( Kỹ năng nghề; Phương pháp giảng dạy, phương pháp xây dựng chương trình và sử dụng phương tiện dạy học mới; Ngoại ngữ; Tin học…) và

Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ giáo viên dạy nghề (Những vấn đề do yêu cầu công việc và nghề nghiệp; Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực thực hành; Các tiêu chuẩn quy định của chức danh cao hơn). Duy trì và đổi mới nội dung, hình thứccác phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; tổ chức hội thi, hội giảng ...

cấp Bộ môn, cấp Khoa, cấp Trường tạo ra phong trào thi đua nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Nhà trường cần thường xuyên cử giáo viên đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ tại các Học viện, trường Đại học, các Viện nghiên cứu... trong nước. Khuyến khích giáo viên học Thạc sĩ với chuyên ngành ĐT ở nước ngoài: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore... Từ năm 2012, mỗi năm cử 3 giáo viên dạy nghề được đi đào tạo và thực tập ở nước ngoài bằng nguồn lực từ chương trình mục tiêu quốc gia, học bổng do nước bạn giúp và kinh phí của nhà trường. Những giáo viên này sau khi được đào tạo, bồi dưỡng sẽ trở thành những giáo viên hạt nhân, truyền thụ lại những kiến thức đã được học cho các giáo viên khác. Hằng năm trường cũng lựa chọn những sinh viên có học lực giỏi, ưu tiên những sinh viên - đảng viên được tiếp tục đào tạo Đại học, sau Đại học trở thành giáo viên hướng dẫn thực hành hệ TCCN trong trường.

- Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, giảng viên cho hợp lý; bồi dưỡng chuẩn hoá về trình độ chuyên môn đặc biệt là kỹ năng nghề đối với giáo viên, giảng viên trẻ dạy hệ TCCN.Mỗi giáo viên dạy hệ TCCN nhà trường chỉ yêu cầu dạy tối đa là 3 môn.

- Thường xuyên mở các lớp học ngoại ngữ; tin học ngay tại trường để nâng cao trình độ cho giáo viên, giảng viên. Ngoại ngữ là một nhu cầu của xã hội trong thời kỳ mở cửa, đó cũng là đòi hỏi của tiêu chuẩn chức danh giảng viên:

+ Trong những năm tới nhà trường cần phải phấn đấu có 100% giảng viên biết và sử dụng thành thạo ngoại ngữ, trong đó có ít nhất là khoảng 30% thực sự sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp và dự hội thảo độc lập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cùng với việc bồi dưỡng ngoại ngữ, nhà trường cần tăng

Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

cường bố trí cho giảng viên đi thăm quan, thực tập tu nghiệp ở nước ngoài. Vừa nâng cao trình độ ngoại ngữ vừa tăng cường hiểu biết thực tế. Đó là con đường học ngoại ngữ tốt nhất mà chúng ta cần khai thác.

+ Tin học là một công cụ quan trọng được ứng dụng vào mọi mặt của đời sống xã hội nhất là trong dạy học, nhờ có máy tính mà việc soạn bài, vẽ các sơ đồ nguyên lý... của giảng viên rất thuận lợi. Hiện nay, nhà trường có 5 phòng thực hành máy tính và tất cả các phòng khoa trong trường đều được trang bị máy tính để phục vụ cho công việc, song đa số giảng viên chỉ sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản là chủ yếu mà chưa khai thác hết những tính năng, tác dụng cũng như các phần mềm trên máy. Để giúp giảng viên sử dụng tốt các phần mềm này, nhà trường cần thường xuyên mở lớp tập huấn máy tính và coi việc sử dụng tin học trong giảng dạy là việc làm bắt buộc đối với giảng viên.

- Tăng cường hợp tác, trao đổi giáo viên, giảng viên giữa các trường trên địa bàn tỉnh và ngành.

- Huy động các nguồn lực và dành kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giảng viên. Thường xuyên cập nhất kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, giảng viên trẻ.

- Giáo viên, giảng viên trẻ một kỳ phải có ít nhất 30 tiết dự giảng học tập kinh nghiệm ngay tại lớp đối với những tiết giảng của những giáo viên, giảng viên có thâm niên nghề nghiệp và là giáo viên, giảng viên giỏi.

- Động viên và khuyến khích đội ngũ giáo viên, giảng viên:

+ Tiến hành khen thưởng những giáo viên, giảng viên dạy giỏi trong những dịp lễ lớn được nhà trường tổ chức như khai giảng, ngày 20 - 11 và các đợt tổng kết.

+ Chọn giáo viên, giảng viên giỏi để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo.

+ Xây dựng quy chế chi tiêu tài chính nội bộ để có chế độ khuyến khích giáo viên, giảng viên dạy hệ TCCN đi học tập nâng cao trình độ đặc biệt là thạc sỹ hay

Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

du học ở nước ngoài đúng chuyên ngành. Giáo viên có trình độ thạc sỹ dạy hệ TCCN được giảm định mức 15% giờ giảng.

+ Những giáo viên, giảng viên dạy giỏi nhà trường nên phân công dạy với số lượng nhiều hơn những tiết thừa giờ được tính vào tiết thỉnh giảng, còn những giáo viên, giảng viên chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra nhà trường hay khoa chỉ phân công giảng dạy với số lượng vừa đủ.

+ Những giáo viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được miễn giờ giảng, giữ nguyên lương, được hỗ trợ học phí và kinh phí đào tạo. Bổ nhiệm, bố trí sắp xếp, tính định mức, chế độ nhà ở… của giáo viên theo năng lực, bằng cấp và sự đóng góp đối với sự phát triển nhà trường.

3.1.2.3. Chi phí cho gii pháp

* Tổng số giáo viên biên chế của nhà trường là 191 trong đó có 63 giáo viên dạy hệ TCCN, với việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên giai đoạn 2012-2015, nhà trường dự kiến kinh phí tài chính cho xây dựng đội ngũ giáo viên hệ TCCN như sau:

- Đào tạo khóa học ngắn hạn như tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm:

63 người x 2 triệu đồng x 1 khóa = 126 triệu đồng.

- Đào tạo tại chức:

3 người x 3 triệu đồng x 4 năm = 36 triệu đồng.

- Đào tạo liên thông:

5 người x 3 triệu đồng x 2 năm = 30 triệu đồng.

- Đào tạo thạc sỹ:

55 người x 5 triệu đồng x 2 năm = 550 triệu đồng.

Tổng cộng: 742 triệu đồng.

* Trên cơ sở đó, các nguồn kinh phí được huy động như sau:

Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Tiền trích từ kinh phí thu học phí

- Từ các hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ của trường

- Tiền từ các dự án viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ, chính phủ, từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước...

- Các hợp đồng đào tạo, đào tạo theo địa chỉ

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình servqual đánh giá chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)