CHƯƠNG 3 ÐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÐÀO TẠO HỆ TCCN Ở TRƯỜNG CAO ÐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX
3.3. Giải pháp 3: Đổi mới công tác đánh giá chất lượng đào tạo và quản lý giáo viên, giảng viên
3.3.1. Đổi mới công tác đánh giá chất lượng đào tạo 3.3.3.1. Cơ sở khoa học của giải pháp
Công tác kiểm tra đánh giá giữ vai trò quan trọng đối với công tác quản lý vì nó sẽ phản ánh tương đối đầy đủ, chính xác kết quả học tập và giảng dạy của giáo viên. Thông qua kết quả đánh giá là các kỳ thi hết môn học, kiểm tra cuối năm, thi
Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
tốt nghiệp hàng năm được tổ chức, những người làm công tác quản lý sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh chất lượng đào tạo hệ TCCN của nhà trường.
Thực tế, công tác quản lý này còn nhiều buông lỏng từ khâu ra đề thi, chấm thi, bố trí lịch thi, cán bộ coi thi. Vì vậy, kết quả là học sinh không chịu học bài, không học vẫn có kết quả để ra được trường là điều tất yếu xảy ra. Do nguyên nhân này nên kết quả đào tạo hệ TCCN của nhà trường nhìn chung chưa đạt dược yêu cầu mà xã hội mong muốn. Vì vậy, đánh giá hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
3.3.3.2. Mục tiêu
- Xây dựng các tiêu chí và công cụ đánh giá theo định hướng tăng chất lượng và hiệu quả từ bên ngoài nhà trường.
- Định lượng được kết quả đào tạo hệ TCCN của nhà trường.
3.3.3.3. Nội dung giải pháp
- Phòng Thanh tra, Khảo thí và Kiểm định chất lượng tham mưu cho Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường công tác thanh tra, công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng hệ TCCN trong quá trình đào tạo và các hoạt động liên quan đến quá trình đào tạo cụ thể như sau:
+ Ra đề thi của giáo viên, giảng viên được lấy từ ngân hàng đề thi và được tổ trưởng bộ môn duyệt hoặc trưởng khoa duyệt.
+ Đối với giáo viên, giảng viên thỉnh giảng, việc duyệt đề và danh sách thi cũng phải do khoa thực hiện chứ không để phòng đào tạo làm.
+ Phân công 2 giáo viên coi thi và thực hiện đúng quy chế.
+ Số lượng học sinh, sinh viên một phòng thi không vượt quá 30 đối với môn thi lý thuyết.
+ Thực hiện chấm thi chéo giữa các giáo viên, giảng viên theo 2 vòng độc lập tại khoa.
Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
+ Chấm thanh tra một số bài thi.
+ Thông báo điểm cho phòng đào tạo và lớp chậm nhất là 1 tuần sau khi thi.
+ Có kế hoạch thi lại rõ ràng và trước 1 tuần để học sinh, sinh viên có thời gian chuẩn bị.
- Phòng đào tạo phải dựng tiêu chí và công cụ đánh giá theo kết quả từng học phần, học kỳ, năm học và kết quả đầu ra.
- Sau mỗi khoá học cần phát phiếu thăm dò kết quả đào tạo của giáo viên, giảng viên thông qua học sinh, sinh viên, nếu 2 năm liền kết quả giảng dạy được đánh giá là thấp thì sẽ có biện pháp xử lý.
- Doanh nghiệp tuyển dụng được tham gia vào quá trình xây dựng một số câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, nhà trường cần xây dựng các biện pháp nhằm kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo đã tích lũy được của sinh viên hệ TCCN trong quá trình học tập tại nhà trường như trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc theo nhóm...
3.3.2. Quản lý giáo viên, giảng viên 3.3.2.1.Cơ sở khoa học của giải pháp
Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng và TCCN hiện nay là một lực lượng to lớn trong đội ngũ trí thức Việt Nam đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc đổi mới của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Chất lượng giáo dục do nhiều yếu tố tạo thành: Giảng viên - Sinh viên - Chương trình - Nội dung kiến thức - Phương pháp giảng dạy - Công tác quản lý học tập - nghiên cứu khoa học - Cơ sở vật chất - Kinh phí, trong những yếu tố trên đây nhiều yếu tố có xuất phát điểm từ đội ngũ giảng viên như: chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp nghiên cứu khoa học, quản lý học tập, cho
Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
nên xét cho cùng chất lượng đào tạo phụ thuộc chất lượng của đội ngũ giảng viên sau đó là sinh viên.
3.3.2.2. Mục tiêu
Trong phạm vi của mình, giảng viên Đại học, Cao đẳng, TCCN có vai trò quan trọng và quyết định đối với việc thực hiện mục tiêu: Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nguồn năng lực trí tuệ, sáng tạo, có năng lực thích ứng cao, có khả năng tìm việc làm và tạo việc làm, đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội cả về nhân cách và tài năng. Vì vậy, quản lý giảng viên là quản lý chất lượng đào tạo.
3.3.2.3. Biện pháp thực hiện
- Thống kê toàn bộ giảng viên nhà trường như: cơ cấu, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, tuổi đời, sức khoẻ, thành tích trong đào tạo và thành quả trong nghiên cứu khoa học, ngành, chuyên ngành, bộ môn, số lượng, giới tính, nguồn đào tạo, học vị, chức danh.
- Xây dựng một kế hoạch cho công tác quản lý đội ngũ giảng viên trước mắt và cho những năm tiếp theo để đội ngũ giảng viên đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của mục tiêu đổi mới giáo dục ở nhà trường mà cụ thể là giáo viên dạy hệ TCCN.
- Xây dựng những chế độ chính sách cụ thể áp dụng trong đội ngũ giảng viên nhằm tạo thêm động lực cho giảng viên thực thi nhiệm vụ cao cả của mình
- Chuẩn hoá định mức giờ dạy, thời gian dành cho nghiên cứu khoa học và hoạt động giáo dục coi trọng hoạt động của tổ bộ môn về mặt học thuật và quản lý về mặt chuyên môn đối với đội ngũ giảng viên. Phải có sự đầu tư thoả đáng về mặt cơ sở vật chất cho hoạt động của Tổ bộ môn.. Đảm bảo đủ số lượng cho từng bộ môn trong và ngoài nhà trường.
- Tạo điều kiện cho giảng viên nghiên cứu khoa học, học tập chính trị, rèn luyện phấn đấu để gia nhập vào Đảng cộng sản Việt Nam. Bổ sung những giảng viên trẻ có đủ điều kiện vào đội ngũ giảng viên nhằm trẻ hoá đội ngũ giảng viên trong nhà trường.
Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các tổ chức khoa học trong và ngoài nước, tham gia các hội nghị hội thảo trong nước và quốc tế để họ có thể phát triển phẩm chất cá nhân về mặt khoa học và mở rộng khả năng tự do sáng tạo của mình.
- Đổi mới công tác đánh giá giáo viên, giảng viên:
+ Kiểm tra hồ sơ giáo viên, giảng viên thường xuyên, cuối học kỳ, cuối năm học.
+ Có sự kết hợp giữa các đơn vị trong toàn trường để tổ chức kiểm tra đánh giá theo định kì hoặc kiểm tra đột xuất và kiểm tra chéo để nắm bắt tình hình thực hiện chuyên môn của giảng viên, chương trình, giáo án, bài giảng, giáo cụ, phương pháp, tài liệu.
+ Giáo viên, giảng viên phải nộp điểm môn học sau khi thi hết môn cho khoa và phòng đào tạo.