Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng thư viện, phòng thí nghiệm và liên kết với các doanh nghiệp, các đơn vị thành viên trong quá trình tổ chức đào tạo .94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình servqual đánh giá chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex (Trang 104 - 112)

CHƯƠNG 3 ÐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÐÀO TẠO HỆ TCCN Ở TRƯỜNG CAO ÐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX

3.4. Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng thư viện, phòng thí nghiệm và liên kết với các doanh nghiệp, các đơn vị thành viên trong quá trình tổ chức đào tạo .94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

• Đề xuất lãnh đạo nhà trường tăng cường tài liệu phục vụ cho dạy và học tại thư viện:

+ Xem xét và điều chỉnh quy chế thư viện, đảm bảo cho học sinh, sinh viên có đủ thời gian sử dụng sách có hiệu quả khi mượn đọc.

+ Nhà trường cần dành một phần ngân sách thoả đáng cho việc tăng thêm đầu sách và số lượng mỗi đầu sách tại thư viện.

+ Thời gian mượn sách của học sinh, sinh viên có thể kéo dài tối thiểu là 1 tháng vì những quyển sách khoảng 500 trang thì không thể ngày nào HSSV đó lên ngồi trên thư viện đọc được

Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

+ Thư viện cần có các đĩa CD, VCD, DVD, máy thu hình... để giảm số lượng đầu sách và học sinh có thể khai thác hiệu quả hơn. Đồng thời thư viện cần bổ xung thêm các đầu sách chuyên ngành mới phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo nghề đối với hệ TCCN.

+ Mở cửa một số giảng đường vào các buổi tối, thứ bảy và chủ nhật cho HSSV tự học.

+ Giờ mở cửa thư viện hàng ngày cũng cần phải kéo dài hơn nữa và nhất là chủ nhật cũng cần mở cửa để các em có điều kiện nhiều hơn về thời gian.

• Các phòng thí nghiệm, Xưởng thực tập, Xưởng sản xuất phải tiếp tục được bổ sung, mua mới máy móc, trang thiết bị thí nghiệm... cụ thể đề xuất nhà trường:

+ Phục hồi lại các phòng thí nghiệm hiện có tại trường.

+ Xây dựng mới một số phòng thí nghiệm như: Thí nghiệm Điện, phòng thí nghiệm vật liệu điện, phòng thí nghiệm tự động hoá, phòng thí nghiệm kiểm tra độ cứng của vật liệu dành riêng cho hệ TCCN.

+ Quy hoạch lại các xưởng thực tập làm sao cho các xưởng thực tập được bố trí trên cùng một khu vực.

+ Có lối đi riêng đối với HSSV khi đi vào xưởng thực hành.

+ Tăng cường các trang thiết bị cho các xưởng thực hành đặc bịêt là máy Tiện, Phay bào, máy May, các thiết bị phục vụ cho khoa Điện- Điện tử.

3.4.2. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, các đơn vị thành viên trong ngành trong quá trình tổ chức đào tạo

3.4.2.1. Cơ s khoa hc

Trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp thường xuyên đổi mới công nghệ để sản xuất kinh doanh, do đó máy móc thiết bị

Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

luôn được hiện đại hóa. Trong khi đó nhà trường ít nhiều vẫn mang tính ổn định, có độ trễ do vậy thiết bị dạy học của nhà trường bao giờ cũng lạc hậu so với sản xuất.

Do vậy doanh nghiệp muốn những người lao động kỹ thuật chất lượng đáp ứng được ngay nhu cầu của mình, các doanh nghiệp phải tham gia vào quá trình đào tạo của nhà trường , nhất là qúa trình thực hành nghề của học sinh, đó không chỉ đem lại lợi ích cho nhà trường mà còn đem lại lợi ích cho chính doanh nghiệp.

Những lợi ích của nhà trường và các doanh nghiệp trong quá trình liên kết đem lại:

- Với nhà trường :

Sử dụng những kỹ sư, công nhân giỏi trong thực tế sản xuất đã thường xuyên sử dụng công nghệ mới sản xuất kinh doanh giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo.

Học sinh được thực hành các thiết bị hiện đại của sản xuất mà nhà trường chưa có được.

Thường xuyên cập nhật kịp thời, bổ sung và cải tiến được các chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất.

Tiết kiệm chi phí cho việc trang bị phương tiện thực hành.

Theo kịp sự đổi mới nhanh chóng về công nghệ trong khi năng lực thực tại không tương xứng

- Với cơ sở sản xuất :

Có cơ sở tuyển chọn được những học sinh giỏi có năng lực thực tế phù hợp với yêu cầu của từng vị trí sản xuất cho doanh nghiệp.

Có lực lượng lao động phụ, tiền công rẻ để thực hiện những nhiệm vụ sản xuất phù hợp.

Có điều kiện chuyển đổi lực lượng lao động mà không phải đào tạo lại.

Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Có điều kiện, cơ hội đóng góp cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nói riêng và nền kinh tế nói chung.

- Với người học :

Được học tập ở những phương tiện sản xuất hiện đại để có thể nhanh chóng hình thành được những kỹ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

Tiếp cận được môi trường sản xuất công nghiệp thật, luôn không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, từ đó sớm hình thành được tác phong lao động công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.

Thêm nhiều cơ hội tìm được việc khi ra trường.

3.4.2.2. Mc tiêu

Tăng cường đội ngũ giảng viên từ các cán bộ kỹ thuật và quản lý giỏi từ các doanh nghiệp là một giải pháp cần thiết nhằm làm tăng chất lượng đào tạo thúc đẩy liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.

3.4.2.3. Bin pháp thc hin

- Nhờ sự tham gia hướng dẫn thực hành của cán bộ phụ trách sản xuất đến từ DN; phối hợp với các DN trong suốt quá trình giảng dạy và quản lý.

- Chương trình học có sự kết hợp với DN theo cách: trường chỉ đào tạo một số mô - đun nhất định để học viên có những kiến thức cơ bản, sau đó DN sẽ tiếp tục đào tạo ở một số mô - đun khác để học viên nâng cao kỹ năng của mình và phù hợp với công việc thực tế.

- Xây dựng nội dung chương trình đào tạo gắn với những yêu cầu cần thiết của doanh nghiệp, của thị trường lao động đòi hỏi, cụ thể yêu cầu đối với nhà trường là:

+ Liên hệ cho học sinh, sinh viên hệ TCCN từ học kì II được thực tập tại cơ sở sản xuất giúp học sinh, sinh viên nắm bắt được những kiến thức về trang thiết bị hiện đại.

Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

+ Mời các cán bộ có tay nghề của các công ty lớn đến nói chuyện, hội thảo và giảng bài cho những phần cần thiết nhằm trang bị cho sinh viên hệ TCCN những kỹ năng cần thiết khi tốt nghiệp.

+ Mời các nghệ nhân trong các doanh nghiệp tham gia biên soạn nội dung và chương trình đào tạo cho các ngành.

+ Liên kết với các doanh nghiệp trong việc đào tạo và tuyển dụng học sinh (Trung tâm đào tạo, doanh nghiệp giám sát và nhận HSSV tốt nghiệp vào làm việc).

Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Có rất nhiều yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo hệ TCCN của trường Cao Đẳng Nghề KT – KT Vinatex nhưng trong luận văn của mình tác giả đã sử dụng mô hình SERVQUAL đánh giá các yếu tố chính và quan trọng nhất ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng đào tạo hệ TCCN của nhà trường. Như vậy, từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận tại chương 1, điều tra nghiên cứu phân tích thực trạng về chất lượng đào tạo hệ TCCN của trường Cao Đẳng Nghề KT – KT Vinatex ở chương 2 và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ TCCN ở trường Cao Đẳng Nghề KT – KT Vinatex được đề cập ở chương 3. Tổng quát lại, tác giả khái quát một số kết luận và xin nêu các kiến nghị sau:

I. KẾT LUẬN

Trước yêu cầu đổi mới của đất nước phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH, phục vụ cho xu thế hội nhập và sự thay đổi nhanh chúng của khoa học công nghệ. Giáo dục TCCN có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Để đáp ứng được nhu cầu cầu nhân lực có trình độ TCCN trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Việc nâng cao chất lượng đào tạo trong đó có đào tạo TCCN là hết sức cần thiết.

Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng trên, qua việc đánh giá chất lượng đào tạo hệ TCCN của nhà trường thì nhà trường cần phải tập trung và một số giải pháp chính sau nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ TCCN của nhà trường trong thời gian tới:

Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên.

Giải pháp 2: Xây dựng mục tiêu, kế hoạch, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học phù hợp thực tiễn.

Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Giải pháp 3: Đổi mới công tác đánh giá chất lượng đào tạo và quản lý giáo viên, giảng viên.

Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng thư viện, phòng thí nghiệm và liên kết với các doanh nghiệp, các đơn vị thành viên trong quá trình tổ chức đào tạo.

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Đối với Nhà nước

- Nhà nước nên tạo cơ chế, quyền chủ động cho nhà trường (Cả về tài chính, tổ chức, tuyển dụng, tuyển sinh....).

- Nhà nước cần có chế độ chính sách thỏa đáng đối với Giáo viên, học sinh ở bậc nghề.

- Cần đề ra các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo chuẩn cho hệ đào tạo nghề để dễ phân tích, đánh giá.

2. Với Tập đoàn Dệt may

- Tập đoàn Dệt may là cơ quan quản lý và giám sát trực tiếp nhà trường.

- Tập đoàn Dệt may cần tạo cơ chế thông thoáng về chính sách đãi ngộ đối với cán bộ giáo viên, các chế độ tuyển dụng, nâng lương, khuyến khích động viên về mặt vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên nhà trường.

- Tạo điều kiện cho nhà trường có cơ hội giao lưu, tiếp xúc các doanh nghiệp, ký kết các hợp đồng lao động với các tổ chức, công ty, trung tâm dịch vụ…

- Tập đoàn Dệt may cần tạo điều kiện tốt hơn về kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị thực hành.

3. Với nhà trường

- Bố trí đội ngũ giáo viên phù hợp với chuyên môn, năng lực của họ.

- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên học tập nâng cao trình độ. Đặc biệt ưu tiên học tập ở nước ngoài.

Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Tăng cường công tác trong quản lý đào tạo.

- Huy động các nguồn lực để tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng.

- Áp dụng các hình thức quản lý tiên tiến ISO 9001:2008, các công cụ kiểm soát chất lượng trong đào tạo.

- Nhà trường cần thường xuyên thu thập các ý kiến đánh giá của sinh viên thông qua phiếu câu hỏi. Từ đố phân tích đánh giá xu thế biến động về chất lượng đào tạo và đưa ra các giải pháp phù hợp

- Nhà trường cần trang bị hệ thống Wifi băng thông rộng giúp giảng viên và sinh viên truy cập Internet tốt hơn. Nhà trường tăng cường các đầu sách các CD, VCD, DVD...trong thư viện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu người học.

Luận văn cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình servqual đánh giá chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex (Trang 104 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)