CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT PHẦN MỀM XUẤT KHẨU Ở
2.2. Phân tích thực trạng sản xuất phần mềm xuất khẩu ở FPT
2.2.3. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT
2.2.3.2. Quy trình sản xuất phần mềm ở công ty FPT
Hơn 10 năm kể từ khi thành lập, FPT làm phần mềm kiểu tự phát, theo trường phái nghệ thuật vị nghệ thuật, tức là không tuân theo một quy trình chuẩn nào cả.
Điều này không gây cản trở nhiều khi sản xuất phần mềm có quy mô còn nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, yêu cầu đòi hỏi chất lượng không cao. Nhưng muốn vươn ra thị trường thế giới, muốn sản xuất phần mềm trên quy mô lớn, muốn dùng lại nhiều công sức của các phần mềm đã làm thì đòi hỏi phải có một quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, hiện đại. Công ty FPT quyết định áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO và CMM, bước chuyển biến phát triển từ sản xuất “thủ công” sang sản xuất “công nghiệp”.
Ngày 17 tháng 4 năm 2000, FPT nhận chứng chỉ ISO 9001:2000, chứng chỉ chất lượng đầu tiên của một công ty tin học Đông Nam Á do tổ chức BVQL – tổ chức quốc tế chuyên đánh giá chất lượng của Anh công nhận và cấp. Đây là kết quả xứng đáng cho hơn một năm lao động không biết mệt mỏi của mọi cán bộ nhân viên trung tâm nhằm đưa mọi hoạt động của công ty vào quy củ, thoả mãn mọi yêu cầu của ISO. Đây là bước tiến đầu tiên đưa FPT hướng tới tầm cao toàn cầu hoá.
Sau khi đạt được chứng chỉ ISO 9001:2002, mục đích tiếp theo của công ty là đạt chất lượng CMM 5. Mục tiêu này trở nên hết sức quan trọng bởi lẽ thực tế thương trường đã cho FPT thấy rằng: đây là một trong các lý do hiếm hoi có tính thuyết
Trang 62
phục để khách hàng giao hợp đồng phát triển phần mềm cho FPT, cho Việt Nam, thay vì giao cho một công ty của Ấn Độ hay Trung Quốc.
CMM là chứng chỉ do Viện Kỹ Nghệ Phần Mềm (SEI, Mỹ) xây dựng, là chuẩn quốc tế đánh giá mức độ trưởng thành năng lực sản xuất của các tổ chức phần mềm.
Với việc đạt CMM cấp 5, FPT đã trở thành một trong 120 công ty trên thế giới có hệ thống quản lý chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực này.
Chứng chỉ CMM được chia làm 5 cấp (từ 1 đến 5), cấp cao nhất là 5. Một công ty đạt đợc các yêu cầu của CMM 5 sẽ có khả năng quản lý bằng số liệu (dữ liệu) các dự án và các quy trình phần mềm nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng và đảm bảo mục tiêu kinh doanh của công ty về chất lượng sản phẩm phần mềm. Cụ thể, qua áp dụng CMM mức 5, năng lực quản lý tiến độ của dự án tăng 67%, chất lượng tăng 13%, năng suất lao động tăng 33%.
Thông báo về việc FPT đạt CMM 5 được gửi tới ngày 05/04/2004. Sự công nhận này chứng tỏ FPT có khả năng sản xuất và thực hiện các hợp đồng phần mềm có chất lượng cao. Điều này sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng nước ngoài, đặc biệt là tại thị trường Bắc Mỹ. Đồng thời, CMM 5 cũng sẽ giúp FPT tránh được một cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá mà các đối thủ đang đưa ra trong cuộc khủng hoảng toàn cầu về công nghệ thông tin hiện nay.
Trên thế giới hiện nay có hơn 700 tổ chức ở 220 công ty phần mềm trên thế giới đạt chứng chỉ CMM ở các cấp khác nhau, trong đó có 120 công ty đạt cấp 4 và cấp 5.
Châu Á (trừ Ấn Độ) chỉ có 3 công ty đạt mức trưởng thành cao như vậy là FPT và 2 công ty của Nhật Bản.
Chiến lược thứ hai của FPT trong phát triển phần mềm là thay vì xuất khẩu sản phẩm đóng gói sang các nước láng giềng (Kiểu phần mềm SmartBank đươc FPT làm năm 1995) cần gia công (outsourcing) phần mềm cho thị trường Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Từ năm 1999, FPT chủ yếu xuất khẩu phần mềm theo mô hình công ty Offshore thông thường (công ty khách hàng cần một công ty nước ngoài gia công phần mềm cho mình – công ty gia công phần mềm đó gọi là công ty Offshore)
Trang 63
Đầu tiên, khách hàng và/hoặc Công ty Offshore chọn ra các lập trình viên ở công ty Offshore để phục vụ cho các dự án của khách hàng tại địa điểm của công ty Offshore. Sau đó công ty Offshore sẽ gửi người quản trị dự án (hoặc nhân viên đặc trách quan hệ khách hàng) và một hoặc nhiều các kỹ sư chủ chốt tới làm việc ở chỗ khách hàng để tìm hiểu về dự án và các hệ thống của khách hàng. Họ sẽ làm việc tại địa điểm của khách hàng một thời gian nhắn. Sau thời gian này, quản trị dự án của Công ty Offshore và các kỹ sư sẽ quay trở về nước (nước của công ty Offshore) để bắt đầu làm dự án. Việc quản lý dự án được thực hiện bởi một nhân viên quản lý dự án của công ty Offshore. Nhân viên đặc trách quan hệ khách hàng sẽ trao đổi và phối hợp với người quản lý dự án của công ty Offshore.
Các khách hàng chính của mô hình gia công phần mềm :
NTT-IT, NEC, HP, IBM, Proximus Belgacom Mobile (Belgium), Winsoft (Canada), Sumitomo Corp, An Tran (USA), Devco (USA), Hubmedia (USA), T&D Computer (USA), VT Tech (USA), MeetChina.com (USA), Chrome Global (Australia), Commercial Services (Italy), Silver Lake (Malaysia), Honda UK, Barclay Bank.
Tháng 3 năm 2000, FPT ký hợp đồng phát triển phần mềm ứng dụng tài chính với tập đoàn Harvey Nash (Anh), mang đến cho FPT mô hình ODC và mô hình này trở thành kênh xuất khẩu phần mềm chính của FPT. Harvey Nash đã đưa đến cho FPT công nghệ đối tượng (Object Oriented), công nghệ TIBCO, công nghệ Component Based, công nghệ EJB (Enterprise Java Bean) và công nghệ dịch vụ Web.
Trung tâm phát triển ở ngoài nước (Offshore Development Center-ODC).
Các Công ty Ấn Độ như: Wipro, Tata Consultancy Services, cùng sử dụng mô hình này. Các trung tâm phát triển của họ được trang bị với hơn 70 thiết bị hội thảo trên mạng có hình ảnh tốc độ cao qua vệ tinh. ở Việt Nam các ODC duy nhất là của Công ty FPT được thiết lập với các tập đoàn phần mềm nước ngoài.
Trang 64
Trung tâm phát triển ở ngoài nước giống như sự mở rộng một cách thực sự đội phát triển phần mềm của công ty khách hàng. Công ty khách hàng được dành riêng các thiết bị, nhân lực, các cơ sở hạ tầng về phần cứng cũng như phần mềm thiết bị viễn thông có tốc độ cao, hệ thống bảo mật vật lý và kết nối mạng... Việc quản lý dự án thường được thực hiện bởi nhân viên của công ty Offshore nhưng đại diện của công ty khách hàng vẫn có thể làm việc thường xuyên tại trung tâm Offshore. Trung tâm ODC thường sử dụng mô hình chính sách giá liên doanh. Sau đây là 5 bước thường được sử dụng trong việc chuyển giao dự án của khách hàng tới trung tâm ODC.
Bước 1: Chọn ra những nhân sự cơ bản cho ODC.
Bước 2: Những yêu cầu của dự án được tìm hiểu ngay tại môi trường của công ty khách hàng theo các quy trình đã được thiết lập của công ty off-shore.
Bước 3: Quy trình hoạt động gia công được xây dựng dựa trên việc điều chỉnh các quy trình quản lý của công ty Offshore theo các yêu cầu riêng của khách hàng.
Bước 4: Môi trường làm việc tại công ty Offshore được mô phỏng theo môi trường của khách hàng. Đội ngũ lập trình của công ty Offshore sẽ được đào tạo về các điều kiện đặc thù của môi trường khách hàng này.
Bước 5: Dự án sẵn sàng được thực hiện tại công ty Offshore dưới sự giám sát được quy định bởi hệ thống quản lý chất lượng.
Các khách hàng chính của mô hình ODC : Ambient (USA), ProDX (USA), Harvey Nash (UK), ACS (USA), Jabcast (USA), Cotiga.
Kinh nghiệm với Harvey Nash là một trong các kinh nghiêm quý báu nhất của FPT và từ đây mở ra những ODC với các hãng phần mềm khác trên thế giới. Mỗi một ODC mới là một bài học cho FPT, bài học về phương pháp luận phát triển phần mềm, bài học về chiến lược kinh doanh, bài học về kinh nghiệm và tổ chức.
Trang 65