CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT PHẦN MỀM XUẤT KHẨU Ở
2.2. Phân tích thực trạng sản xuất phần mềm xuất khẩu ở FPT
2.2.3. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT
2.2.3.6. Thành công trong hoạt động xuất khẩu phần mềm của FPT
Với con số dự đoán về kim ngạch xuất khẩu vẫn còn khiêm tốn, hoạt động XKPM FPT có thể được xem là thất bại nếu xét trên phương diện quy mô, cơ cấu, thị trường xuất khẩu. Tuy vậy, việc đánh giá một ngành công nghiệp non trẻ không thể chỉ dừng ở những con số. Thành công và tồn tại của hoạt động XKPM nước Việt Nam nói chung và FPT nói riêng phải được rút ra trên cơ sở tính đến chúng ta đã làm được gì để tạo đà cho lĩnh vực này phát triển trong tương lai. Cụ thể, cần xét đến sự chuẩn bị của chúng ta về cơ sở hạ tầng, về nguồn nhân lực, về chính sách, và về vấn đề sở hữu trí tuệ.
a. Bước đầu xây dựng một cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện không thể thiếu đối với sự phát triển của bất kỳ một ngành công nghiệp nào. Nếu đối với các ngành công nghiệp khác, cơ sở hạ tầng quan trọng nhất là nhà xưởng, điện nước, máy móc, công nghệ, bí quyết kỹ thuật…
thì CNpPM có đôi chút khác biệt. CNPM là một phần của CNTT. Vì thế cơ sở hạ tầng của CNpPM chính là hạ tầng CNTT - được đánh giá qua sự phát triển của phần
Trang 68
cứng, phần mềm (bao gồm cả các dịch vụ bổ sung/gia tăng giá trị khác), dịch vụ viễn thông/Internet. Còn những CSHT truyền thống khác không ảnh hưởng nhiều lắm đến sự phát triển của CNpPM.
Phần cứng – tương đương với máy móc thiết bị của các ngành công nghiệp khác chính là máy vi tính và các thiết bị ngoại vi. Với xu hướng công nghệ ngày càng phát triển mạnh, máy móc ngày càng được cải tiến thì giá phần cứng ngày một rẻ đi. Vì vậy, hạ tầng phần cứng là yếu tố có thể đáp ứng được.
Phần mềm - là sản phẩm của ngành CNpPM và cũng là một phần của cơ sở hạ tầng. Ngày nay, khi công nghệ đã phát triển vượt xa so với trước đây, người ta không tự mình sáng chế từ A đến Z mà sử dụng những phần mềm cũ làm công cụ để sản xuất ra phần mềm mới. Vì thế hạ tầng phần mềm cũng là yếu tố quan trọng. Hiện nay tại Việt Nam nói chung và FPT nói riêng, do vấn đề bản quyền không được quản lý tốt nên có rất nhiều phần mềm được đưa vào sử dụng với một mức giá rất rẻ. Cơ sở phần mềm vì vậy có thể nói là không thua kém bất kỳ một đối tác hay quốc gia nào.
Dịch vụ viễn thông/ Internet - là yếu tố không thể không đề cập khi nói đến cơ sở hạ tầng của CNTT. Internet là một sản phẩm của CNTT và đồng thời cũng là ảnh hưởng đến sự phát triển của CNTT. Không thể có một nền CNTT phát triển nếu Internet không phát triển. Và cũng không thể có Internet nếu có một hạ tầng viễn thông kém. Khái niệm CNTT – Information Technology vì thế dần được hiểu là Công nghệ thông tin viễn thông – Information Telecommunication Technology. Ở FPT kết nối Internet luôn được cải thiện với công nghệ cáp quang. Tốc độ down-up đạt 20Mb/giây – 100Mb/giây.
b. Cơ chế chính sách của nhà nước tương đối thông thoáng Chính sách quản lý
Có rất nhiều bộ, ngành, cơ quan hữu quan tham gia vào công tác quản lý.
Trang 69
- Theo quyết định số 1755/QĐ – TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đế án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT”
- Quyết định số 698/QĐ – TTg ngày 01/06/2009 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Các bộ, ngành, cơ quan này chia làm các nhóm với phạm vi, nội dung công tác khác nhau.
Về xây dựng cơ sở hạ tầng, Bộ thông tin truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành có liên quan khác ban hành chính sách, quy định cụ thể nhằm đảm bảo thúc đẩy môi trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phần mềm tham gia các hoạt động dịch vụ viễn thông và Internet…
Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tổng cục Bưu điện và các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển phần mềm và dự án Internet phục vụ giáo dục và đào tạo. Tổng cục Bưu điện chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành có liên quan ban hành chính sách để giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh được hưởng chế độ miễn, giảm phí truy cập Internet tại các cơ sở đào tạo.
Về hoạt động xuất, nhập khẩu phần mềm, Bộ Thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, cải tiến thủ tục sao cho việc xuất bản, xuất, nhập khẩu phần mềm, nhất là chương trình tài liệu mô tả chương trình và tài liệu hỗ trợ được thực hiện nhanh chóng. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành danh mục nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở cho việc xác định ưu đãi về thuế nhập khẩu.
Trang 70
Chính sách khuyến khích đầu tư
Nhằm đạt mục tiêu “đạt giá trị doanh thu phần mềm xuất khẩu khoảng 500 triệu USD”, rất nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư đã được áp dụng. Một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển CNpPM, doanh nghiệp phần mềm được hưởng những ưu đãi sau:
Thuế- Cả doanh nghiệp lẫn cá nhân hoạt động trong lĩnh vực CNpPM đều được hưởng mức ưu đãi của mọi loại thuế. Cụ thể là:
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam và doanh nghiệp phần mềm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nhưng không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sẽ được hưởng các mức thuế suất 15%, 20%, 25% tùy theo từng địa bàn đầu tư. Đối với doanh nghiệp phần mềm thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì mức thuế suất áp dụng là 10%. So với mức trung bình trong khu vực là 12%, đây là một sự ưu đãi khá lớn.
Doanh nghiệp phần mềm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian bốn năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Ngoài ra, doanh nghiệp phần mềm còn không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đối với thu nhập do hoạt động sản xuất và dịch vụ phần mềm.
Thuế thu nhập cá nhân: Người lao động chuyên nghiệp Việt Nam trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất và dịch vụ phần mềm (kỹ sư, chuyên gia) được áp dụng mức khởi điểm chịu thuế và mức lũy tiến như quy định đối với người nước ngoài. Điều này cũng có nghĩa là phần thu nhập chịu thuế, phần thuế phải nộp sẽ ít hơn.
Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Doanh nghiệp phần mềm không được áp mức ưu đãi riêng mà chiếu theo điều 50 nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000.
Thuế giá trị gia tăng: Sản phẩm và dịch vụ phần mềm được hưởng ưu đãi cao nhất về thuế giá trị gia tăng.
Trang 71
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được. Miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm phần mềm.
Tín dụng- Doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và cung cấp dịch vụ phần mềm được áp dụng các hình thức hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999.
Miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất - Cũng giống như trường hợp tính thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, doanh nghiệp phần mềm Việt Nam không được áp dụng chế độ riêng mà phải tuân theo quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ - CP ra ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ. Còn doanh nghiệp phần mềm thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì được hưởng ưu đãi theo quy định hiện hành về tiền thuê đất.
Ngoài những chính sách này còn có thể kể đến rất nhiều nhóm chính sách tác động gián tiếp như chính sách quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, chính sách xã hội hóa hoạt động đào tạo về CNTT và CNpPM, chính sách về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…
Có thể nói, chính sách nước ta trong lĩnh vực CNpPM ngày càng thông thoáng và hoàn thiện.