CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT PHẦN MỀM XUẤT KHẨU CỦA FPT ĐẾN NĂM 2020
3.3. Đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lược
3.3.2.1. Giải pháp 1: Tăng cường công tác đào tạo và tái đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên có đủ năng lực, chuẩn bị nguồn lực
Căn cứ
Nhân lực luôn là một nguồn động lực, yếu tố sản xuất quan trọng nhất của bất kỳ ngành sản xuất nào, đặc biệt là trong thời đại cách mạng công nghệ thông tin như hiện nay. Trong ngành công nghiệp phần mềm sản phẩm có tính trí tuệ cao thì vai trò của yếu tố con người lại càng không thể nào thay thế. Xây dựng và đào tạo một đội ngũ các lập trình viên, các chuyên gia phần mềm là một nhiệm vụ mang tầm chiến lược. Vì vậy mà nhân lực tham gia trong ngành này cần phải được đào tạo thường xuyên và cung cấp các thông tin, các kiến thức thường xuyên để theo kịp tốc độ phát triển của ngành, tránh tụt hậu về công nghệ trong cuộc cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay.
Một trong những vấn đề nữa của kỹ sư phần mềm Việt Nam nói chung và của công ty FPT nói riêng là khả năng Anh ngữ chưa thành thạo. Trong khi chúng ta đang
Trang 82
chờ Chính phủ có một sự cải tiến về chương trình đào tạo ngoại ngữ ở các trường phổ thông và đại học thì các doanh nghiệp vẫn cần phải đầu tư cải thiện trình độ tiếng Anh cho nhân viên của mình để đáp ứng nhu cầu phát triển công việc.
Để thực hiện mục tiêu đạt hoanh số 500 triệu USD doanh số về xuất khẩu phần mềm vào năm 2015, ước tính FPT cần có khoảng hơn 25.000 lập trình viên. Trong khi đó, số lượng các lập trình viên thực tế ở Việt Nam hiện nay mới chỉ được con số vài nghìn. Đây sẽ là vấn đề khó khăn nhất trong chiến lược xuất khẩu phần mềm mà các công ty phần mềm Việt Nam phải đối mặt nếu muốn phát triển sản xuất, tăng doanh số xuất khẩu đi tới thành công. Theo Thời báo kinh tế Việt Nam, các công ty phần mềm thường gặp khó khăn trong việc tuyển các lập trình viên vào làm việc.
Trong kế hoạch thường đặt mục tiêu tuyển vài chục người nhưng kết quả cuối cùng lại chỉ được có vẻn vẹn vài người. Nguyên nhân đơn giản là do đội ngũ lập trình viên Việt Nam vốn đã thiếu lại yếu, chưa thể đáp ứng ngay được nhu cầu của các công ty chuyên về phần mềm. Tình trạng này đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ khi mà các trung tâm sản xuất phần mềm của Việt Nam hầu hết đều đã và đang chuẩn bị nhảy vào cuộc chiến về phần mềm.
Trong khi nhu cầu về lập trình viên đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam thì theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành đào tạo công nghệ thông tin việc đào tạo lập trình viên lại có quá nhiều bất cập. Điều này do công nghệ thông tin có tốc độ phát triển quá nhanh nên các chương trình giáo dục truyền thống chưa đáp ứng được. Nhiều giáo viên còn chưa có kinh nghiệm thực tế làm phần mềm. Chính vì vậy, sinh viên đào tạo hoàn toàn rất bài bản nhưng lại không đạt được các yêu cầu của thị trường do họ thiếu hẳn các kỹ năng. Chất lượng đào tạo thấp do dạy chủ yếu là lý thuyết, thiếu thực hành và truy cập Internet còn nhiều hạn chế. Theo Giáo sư Quách Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GĐ-ĐT), Việt Nam đang thừa thầy nhưng thiếu thợ trong tin học.
Nội dung
Đào tạo liên tục cho cán bộ quản lý cũng như nhân viên, phải thường xuyên cập nhật những kiến thức về công nghệ hiện đại nhất để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trang 83
Công ty phải hỗ trợ kinh phí để cho nhân viên của mình được đào tạo ở trong nước và nước ngoài trong một thời gian ngắn hàng năm cũng như hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho nhân viên của mình thi đạt các chứng chỉ chuyên ngành của các hãng phần mềm trên thế giới như Microsoft, IBM, Oracle.
Về ngoại ngữ, Công ty FPT cần coi chương trình đào tạo ngoại ngữ như một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi nhân viên của mình, hàng tháng hoặc quý co các kỳ thi kiểm tra, kết quả được tính như một nhân tố trong việc xét thành tích của công việc để tính lương, tiền thưởng. Nếu cần, công ty FPT nên hỗ trợ một phần chi phí cho các nhân viên học các ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Pháp...
FPT cần đi trước một bước trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho mình trong tương lai khi muốn phát triển hơn việc xuất khẩu phần mềm. FPT đã cho triển khai hệ thống đào tạo FPT-APTECH trong cả nước. Chương trình giảng dạy ở APTECH được thiết kế bám sát nhu cầu thực tế của thị trường, với các công nghệ đào tạo đa kỹ năng hiện đại nên sinh viên ra trường là có thể làm việc ngay.
Bên cạnh đó, công ty FPT nên kết hợp với các trường đại học đào tạo các sinh viên tin học theo mô hình Công ty-viện nghiên cứu-trường đại học. Như vậy các học viên này sẽ có khả năng thực tế rất cao vì được tiếp cận với các công nghệ hiện đại cũng như được thử sức mình ngay chính trong một môi trường sản xuất phần mềm thực sự của FPT. Đây sẽ là một cách làm khôn ngoan để tạo nguồn nhân lực về phần mềm, phục vụ cho chiến lược xuất khẩu phần mềm về lâu về dài của công ty.
Kết quả của giải pháp 1
Xây dựng đội ngũ, phát triển nguồn nhân lực là một công việc khá lâu dài, song sẽ là yếu tố cơ bản nhất để phát triển của các doanh nghiệp phần mềm, tạo điều kiện cho một sự tăng trưởng bền vững, thúc đẩy phát triển xuất khẩu phần mềm của công ty về cả số lượng lẫn chất lượng. Đạt được mục tiêu đề ra là đáp ứng 20.000 nhân lực vào năm 2015, 40.000 nhân lực và năm 2020.
Trang 84