Tồn tại trong hoạt động xuất khẩu phần mềm của FPT

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển sản phẩm phần mềm xuất khẩu của FPT đến năm 2020 (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT PHẦN MỀM XUẤT KHẨU Ở

2.2. Phân tích thực trạng sản xuất phần mềm xuất khẩu ở FPT

2.2.3. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT

2.2.3.7. Tồn tại trong hoạt động xuất khẩu phần mềm của FPT

Mặc dù chính sách ngày càng thông thoáng nhưng Việt Nam vẫn chưa có một chiến lược phát triển CNpPM hoàn chỉnh. Chúng ta mới chỉ có kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT đến năm 2015. Trong kế hoạch này, phát triển CNpPM chỉ được đề cập đến như một phần rất nhỏ. Việc này ít nhiều ảnh hưởng đến chiến lược của công ty.

b. Nguồn nhân lực thiếu về số lượng, yếu về chất lượng

Trang 72

Về số lượng, so với chỉ tiêu đến năm 2015 có khoảng 50.000 chuyên gia trình độ cao và lập trình viên chuyên nghiệp, thông thạo ngoại ngữ là rất khó đáp ứng.

Về chất lượng, khi đánh giá nguồn nhân lực của nền CNpPM một nước, người ta thường xét đến trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Chuyên môn là cái bắt buộc phải có.

Ngoại ngữ cũng không kém phần quan trọng bởi quá trình toàn cầu hóa can thiệp ngày một mạnh mẽ vào sự phát triển của CNpPM – một ngành kinh tế dàn trải.

Không thể nói trình độ chuyên môn của các lập trình viên Việt Nam là cao bởi với Việt Nam, CNpPM là một ngành rất non trẻ. Hơn nữa, tốc độ phát triển của CNPM lại quá cao, trung bình cứ bốn năm công nghệ lại đổi mới một lần. Lập trình viên Việt Nam chưa kịp làm quen thì công nghệ đã lạc hậu. Giải pháp đi tắt đón đầu cũng khó thực hiện vì với một ngành hàm lượng chất xám cao như CNpPM, trình độ tư duy thấp rất khó tiếp nhận công nghệ mới. Về điều này, xin được mượn lời chủ tịch Hiệp hội UNIX Nhật Bản trong buổi phỏng vấn với Tổng biên tập Tạp chí Thế giới vi tính – PCWorld VN “Nếu chúng tôi cần khoảng 1000 – 2000 người thành thạo UNIX thì Việt Nam có đáp ứng được ngay không?” Ông cũng nói thêm là Trung Quốc thì họ đáp ứng được ngay.

Còn về ngoại ngữ, so với những nước nói tiếng Anh như Ấn Độ, Singapore, tiếng Anh - ngoại ngữ sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực CNTT vẫn luôn là điểm yếu của lập trình viên Việt Nam. Nhưng không cứ gì tiếng Anh – thứ tiếng bản địa của nhiều nước, mà đến tiếng Nhật hay tiếng Pháp, các lập trình viên Việt Nam cũng rất ít người giỏi. Chính vì nguyên nhân này mà Nhật Bản – thị trường tiềm năng của nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn còn khá xa tầm với.

Số lượng chưa nhiều, chất lượng còn kém, năng suất lao động của lập trình viên Việt Nam vì thế còn rất thấp khi so với nhiều nước khác. Năm 2010, giá trị sản phẩm phần mềm bình quân một năm của một lập trình viên Mỹ là 168.000 USD, của một lập trình viên Ấn Độ là 15.000 USD trong khi của Việt Nam chỉ là 7.000 USD. Vậy nguyên nhân là do đâu? Đầu ra kém bởi đầu vào kém. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNpPM nước ta như hiện nay là kết quả trực tiếp của một quy trình đào tạo còn nhiều bất hợp lý.

Trang 73

c. Vi phạm bản quyền

Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu trong những năm gần đây liên tục giảm từ 49% xuống còn 39%. Trong khi đó Việt Nam vẫn luôn nằm trong danh sách những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao nhất thế giới. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm nay, trị giá vi phạm bản quyền của Việt Nam đã là 412 triệu USD.

Phần mềm tại Việt Nam bị sao chép và bán lậu với một số lượng kỷ lục như vậy trước hết là do chính đặc trưng của phần mềm và sự phát triển của công nghệ số hóa. Công nghệ số hóa với những tính năng như sao chép dễ dàng, truyền phát dễ dàng, tập trung giá trị đã làm cho việc sao chép phần mềm trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Các phần mềm sẽ được chuyển thành một loạt các con số 0 và 1, tạo thành mã số, lưu trong những đĩa CD có dung lượng tới hơn 600 megabyte rồi được đem ra bày bán trên thị trường.

Song cũng không thể quy toàn bộ nguyên nhân cho công nghệ cao. Trình độ công nghệ của các nước phát triển còn hơn chúng ta rất nhiều vậy mà tỷ lệ xâm phạm bản quyền phần mềm tại những nước này lại thấp. Vấn đề ở đây chính là ý thức người dân Việt Nam. Từ người sản xuất phần mềm cho đến người sử dụng, từ cá nhân cho đến các tổ chức kinh doanh và hành chính, tất cả dường như đã quá quen với việc sử dụng phần mềm sao lậu.

Khung pháp lý của Việt Nam còn yếu kém cũng là một nguyên nhân. Mặc dù Chỉ thị 58/CT – TW, Nghị quyết 07/NQ – CP, Quyết định 128/QĐ - TTg đều đề cập đến vấn đề bảo hộ quyền tác giả với phần mềm nhưng vẫn chưa có những văn bản hướng dẫn và chế tài thực hiện, việc phân cấp trách nhiệm vẫn chưa phù hợp. Coi sản phẩm phần mềm như một tác phẩm văn học nghệ thuật như quy định trong Nghị định 76/NĐ - CP có vẻ không hợp lý so với những đặc trưng riêng của sản phẩm phần mềm. Vẫn biết ý thức là quan trọng nhưng nếu Nhà nước có những chế tài phạt đích đáng thì ý thức cũng sẽ thay đổi.

Tất cả những yếu tố kể trên đã kìm hãm sự phát triển của ngành CNpPM. Năng lực sản xuất hạn chế ảnh hưởng sâu sắc đến khâu tiêu thụ. Nhiều khi với cơ chế “chỉ định”, một số khách hàng Nhà nước buộc phải đặt hàng tại các doanh nghiệp phần

Trang 74

mềm trong nước. Tuy vậy, do các doanh nghiệp phần mềm không đáp ứng được về mặt công nghệ, chất lượng sản phẩm nên những khách hàng này lại chuyển sang đặt hàng của công ty nước ngoài dù phải trả chi phí cao hơn. Bán hàng trong nước đã bị ảnh hưởng như vậy thì xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài càng gặp khó khăn. Để sản phẩm được chấp nhận tại các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam còn phải đi một chặng dài.

d. Nghiệp vụ xuất khẩu thiếu tính chuyên nghiệp

Về khâu trước bán hàng, khả năng tiếp cận thị trường, tiếp cận khách hàng cả trong và ngoài nước của doanh nghiệp phần mềm còn khá yếu kém.

Sở dĩ vậy trước hết là do hạn chế về vốn. Vươn ra thị trường quốc tế đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn. Vì thế, dù biết lợi ích của việc chủ động thâm nhập thị trường, nhiều công ty vẫn không thể thực hiện. Hơn nữa, ngay cả với những công ty chịu và có thể bỏ vốn ra thì hiệu quả cũng không cao lắm. Đó là do hạn chế trong năng lực marketing. Khả năng quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp nói chung là còn yếu. Đồng thời, việc thiếu một chiến lược tìm và tiếp cận khách hàng, một chiến lược phân đoạn thị trường để tìm kiếm khách hàng mục tiêu cũng khiến doanh nghiệp phần mềm không hiểu kỹ được nhu cầu của khách hàng, đội ngũ bán hàng không nắm được kiến thức về lĩnh vực chuyên biệt của khách hàng và cuối cùng là không thực sự làm hài lòng khách hàng. Thủ tục ký kết hợp đồng và thủ tục mua bán còn nhiều phức tạp, hai bên thiếu thông tin qua lại về nhau.

Trong những trường hợp tiếp cận được khách hàng, hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc ký hợp đồng và tiến hành giao hàng theo đúng hợp đồng đấy.

Các dịch vụ sau bán hàng nhằm duy trì liên kết giữa khách hàng và doanh nghiệp hầu như chưa được quan tâm thích đáng.

Tóm tắt chương 2

Tình hình thị trường phần mềm thế giới biến động không ngừng đòi hỏi công ty FPT phải luôn nắm bắt được thị trường, phải nhậy bén với mọi sự thay đổi trong các chính sách của chính phủ. Chương 3 của luận văn sẽ đi sâu vào phân tích các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để đẩy mạnh hơn nữa tiến trình xuất khẩu phần mềm ở

Trang 75

công ty FPT, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần biến ước mơ đưa Việt Nam trở thành một cường quốc về công nghệ thông tin trong thế kỷ 21.

Trang 76

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển sản phẩm phần mềm xuất khẩu của FPT đến năm 2020 (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)