Phân loại dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư cải tạo và nâng cao công suất trạm biến áp 220KV hà đông trực thuộc công ty truyền tải điện 1 (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.2. Tổng quan về dự án đầu tư

1.2.2. Phân loại dự án đầu tư

™ Phân loại theo quy mô

− Tùy theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư, dự án đầu tư trong nước được phân loại thành 3 nhóm: A, B, C để phân cấp quản lý. Đối với các dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) trong đó nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác và thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của người có thẩm quyền thì mỗi dự án thành phần được thực hiện giai đoạn (từ khâu lập báo cáo nghiên cứu khả thi) và thực hiện đầu tư như trình tự một dự án đầu tư độc lập, trình duyệt và quản lý phải theo quy định của dự án nhóm A.

− Theo qui định hiện hành (Nghị định 112/2006/NĐ-CP) [2] đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở thì:

+ Nhóm A: Có tổng mức đầu tư trên 1,500 tỷ đồng.

+ Nhóm B: Có tổng mức đầu tư từ 75 đến 1,500 tỷ đồng.

+ Nhóm C: Dự án có vốn đầu tư nhỏ hơn 75 tỷ đồng.

™ Phân loại theo chủ đầu tư

Chủ đầu tư là Nhà nước: Đây là trường hợp đầu tư các công trình có qui mô lớn (các công trình phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình phát triển an ninh quốc phòng, kinh tế xã hội…).

Chủ đầu tư là các doanh nghiệp: Gồm các doanh nghiệp hạch toán độc lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc liên doanh liên kết.

Chủ đầu tư là các tư nhân: Có đủ tư cách pháp nhân và hoạt động trên cơ sở pháp luật qui định.

™ Phân loại theo nội dung kinh tế

Đầu tư vào lao động: Nhằm gia tăng số lượng, chất lượng nguồn lao động cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chương trình nhân sự.

Đầu tư vào tài sản cố định: Nhằm phát triển mở rộng, nâng cao các tài sản cố định để tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp thông qua các hoạt động mua sắm, xây dựng cơ bản.

Đầu tư vào tài sản lưu động: Nhằm gia tăng nguồn vốn hoạt động cho doanh nghiệp thông qua việc sử dụng một phần vốn dài hạn để bổ sung và mở rộng quy mô vốn lưu động.

™ Phân loại theo chức năng quản trị vốn

Đầu tư trực tiếp: Người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản trị kinh doanh, chia làm hai loại:

+ Đầu tư dịch chuyển: Người đầu tư bỏ vốn mua lại một số cổ phần đủ lớn để chi phối hoạt động của doanh nghiệp.

+ Đầu tư phát triển: Tạo nên những năng lực mới về lượng hay chất cho hoạt động sản xuất, dịch vụ.

Đầu tư gián tiếp: Đầu tư mà người sử dụng khác với người bỏ vốn ra đầu tư, thường là hoạt động tín dụng của các tổ chức ngân hàng, quĩ tín dụng, quĩ tiền tệ, công ty tài chính…khi đó người bỏ vốn không tham gia trực tiếp vào quản trị công việc kinh doanh.

Đầu tư tín dụng: Đầu tư bằng cách cho vay.

™ Phân loại theo ngành đầu tư

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Đầu tư phát triển công nghiệp.

Đầu tư phát triển nông nghiệp.

Đầu tư phát triển dịch vụ.

™ Phân loại theo tính chất đầu tư

Đầu tư mới: Chủ đầu tư bỏ vốn ra để xây dựng mới hoàn toàn nhằm sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thu lợi nhuận.

Đầu tư chiều sâu: Chủ đầu tư bỏ vốn nhằm mở rộng sản xuất, qui mô của doanh nghiệp (Quỹ đầu tư phát triển).

Đầu tư tận dụng năng lực sản xuất sẵn có: Trên quan điểm là tiết kiệm và sử dụng hiệu quả, cần tìm ra các giải pháp để sử dụng tối ưu công suất thiết kế, năng lực sản xuất hiện có.

Đầu tư thay thế: Chủ đầu tư lấy sử dụng vốn để thay thế thiết bị cũ, hư hỏng (Quỹ đầu tư từ khấu hao).

™ Phân loại theo nguồn vốn đầu tư

Vốn trong nước:

+ Vốn ngân sách nhà nước.

+ Vốn tín dụng ưu đãi.

+ Vốn thuộc quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia.

+ Tín dụng thương mại.

+ Vốn của các doanh nghiệp nhà nước.

+ Vốn của các tổ chức kinh tế địa phương.

+ Vốn của các doanh nghiệp trong nước.

Vốn ngoài nước:

+ Vay nước ngoài của Chính phủ, viện trợ, ODA.

+ Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).

+ Vốn của các tổ chức quốc tế.

™ Phân loại dự án đầu tư trong ngành năng lượng

Phân loại theo ngành:

+ Ngành điện: Các dự án xây mới, nâng cấp và cải tạo hệ thống điện (nhà máy điện, lưới truyền tải, phân phối…), các dự án tiết kiệm năng lượng.

+ Ngành than: Các dự án xây mới, cải tạo các công trình phục vụ ngành than, kể cả việc đầu tư xây dựng các nhà máy điện của ngành.

+ Ngành dầu khí: Các dự án đầu tư thượng nguồn (thăm dò, khai thác), trung nguồn (vận chuyển, xử lý) và hạ nguồn (chế biến, sử dụng)…

Phân loại theo mục đích sử dụng và tính chất của dự án đầu tư:

+ Dự án đầu tư mới.

+ Dự án nâng cấp, cải tạo.

+ Dự án đầu tư sản xuất ra sản phẩm.

+ Dự án đầu tư cho các cơ hội tiết kiệm năng lượng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư cải tạo và nâng cao công suất trạm biến áp 220KV hà đông trực thuộc công ty truyền tải điện 1 (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)