Phân tích rủi ro dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư cải tạo và nâng cao công suất trạm biến áp 220KV hà đông trực thuộc công ty truyền tải điện 1 (Trang 48 - 56)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.4. Phân tích rủi ro dự án đầu tư

Đầu tư có nghĩa là bỏ vốn để hy vọng nhận được những kết quả trong tương lai. Thực tế lượng vốn bỏ ra ta còn có thể biết được một cách tương đối chính xác, nhưng kết quả nhận được trong tương lai lại hoàn toàn dựa trên cơ sở giả định, dự tính và có độ an toàn không cao. Ngay phương pháp dự báo tốt nhất cũng không thể cung cấp cho ta những thông tin chắc chắn. Chúng ta không thể dự báo chính xác kết quả vì có rủi ro. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở kết quả. Rủi ro và tính không chắc chắn là những điều không thể tránh trong cuộc đời dự án và sẽ nguy hiểm nếu chúng ta bỏ qua sự tác động của chúng. Tính không chắc chắn là do thiếu thông tin, thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về kết quả của một hành động, quyết định hoặc sự kiện. Các nhà quản lý dự án liên tục chịu đựng sự thiếu thông tin, thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết.

Rủi ro là số đo mức độ không chắc chắn tồn tại. Nó trực tiếp gắn chặt với thông tin. Trong quản lý dự án, rủi ro chủ yếu liên quan đến mức độ chính xác trong việc dự báo kết quả. Các hiệu ứng của rủi ro có thể tích cực hay tiêu cực. Các hiệu ứng tích cực của rủi ro thường được gọi là các cơ hội. Các mối đe doạ là hiệu ứng tiêu cực của rủi ro. Các mối đe dọa là những sự kiện chi phối dự án theo hướng các kết quả được xem là không thuận lợi.

* Phân loại rủi ro.

Tổng rủi ro của nhà đầu tư có thể chia làm 2 thành phân: rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.

Ri ro h thng: là rủi ro xuất hiện do các yếu tố tác động lên toàn bộ thị trường như : chiến tranh, khủng hoảng năng lượng, hoặc chiến lược cạnh tranh quốc gia. Đây là loại rủi ro tác động lên toàn bộ thị trường theo cùng một phương thức.

Ri ro phi h thng: là rủi ro cho mỗi nhà đầu tư riêng biệt, như tác động của bạo lực, sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh, quản lý không hiệu quả.

* Phân loại theo bản chất:

- Các rủi ro tự nhiên

- Các rủi ro về công nghệ và tổ chức

- Các rủi ro về kinh tế-tài chính cấp vi mô và vĩ mô - Các rủi ro về chính trị-xã hội

- Các rủi ro về thông tin khi ra quyết định DAĐT Phân loại theo yếu tố: Chủ quan và khách quan - Rủi ro khách quan thuần túy

- Rủi ro chủ quan của người ra quyết định Phân loại theo nơi phát sinh

- Rủi ro do bản thân dự án gây ra

- Rủi ro xảy ra bên ngoài (môi trường) và tác động xấu đến dự án Phân loại theo mức độ khống chế rủi ro

- Rủi ro không thể khống chế được (bất khả kháng) - Rủi ro có thể khống chế được

Phân loại theo giai đoạn đầu tư

- Rủi ro giai đoạn chuẩn bị đầu tư (chủ yếu do ra quyết định) - Rủi ro giai đoạn thực hiện đầu tư

- Rủi ro giai đoạn khai thác dự án

* Các phương pháp phân tích rủi ro dự án đầu tư.

Rủi ro đầu tư là tổng hợp các yếu tố ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất, là những bất trắc gây nên các mất mát thiệt hại.

Rủi ro trong quản lý dự án đầu tư là một đại lượng có thể đo lường trên cơ sở tần xuất lặp một hiện tượng trong quá khứ, có thể giả định nó lại xuất hiện tương tự trong tương lai

Thông tin đầu vào có nhiều giá trị, có phân bố sác xuất

- Kết quả đầu ra cũng vậy, tập hợp các kết quả có phân bố xác suất - Áp dụng lý thuyết xác suất để ra quyết định

Bảng 1.2. Phân tích rủi ro dự án đầu tư Phân tích rủi ro

DA§T

Ph−ơng pháp tính toán gần đúng

Ph−ơng pháp tính toán tổng hợp rủi

ro

Ph−ơng pháp nhận dạng nguồn rủi ro

Rút ngắn tuổi thọ DA

Giảm dòng lãi DA

Tăng hệ số chiÕt khÊu

Lý thuyÕt xác suất

Mô phỏng

C©y quyết định

Ph©n tÝch

độ nhạy

Ph©n tÝch kịch bản

áp dụng LT tập hợp

Phân tích rủi ro dự án độc lập

Phân tích rủi ro tập hợp dự án

Phân tích rủi ro dự án độc lập:

* Rút ngắn tuổi thọ dự án

- Tuổi thọ dự án được giảm a năm.

Xác định a phụ thuộc vào từng loại dự án cụ thể (mức độ rủi ro, thời gian thực hiện dự án)

* Giảm dòng lãi dự án

- Dòng lãi dự án: NCFt hay At

- Nhân dòng lãi dự án với các hệ số αt ≤ 1; α0 > α1 > α2 >…> αn

- Xác định các hệ số αt phụ thuộc mức độ không chắc chắn các thông số dòng thu, dòng chi

- Các hệ số αt càng gần hiện tại càng lớn; Tại t=0 αt ≈ 1

* Tăng hệ số chiết khấu

- Hệ số chiết khấu phương án cơ sở: i

- Hệ số chiết khấu tăng thêm, còn gọi là hệ số rủi ro: r - Hệ số chiết khấu có tính đến rủi ro i’ = i + r

- Tính NPV với hệ số chiết khấu i’ NPV’

Xác định r phụ thuộc từng loại dự án (dự án thăm dò, khai thác,…dự án RD r cao nhất từ 4-6%; dự án đầu t mới từ 0-2%)

Phương pháp tính toán tổng hợp: áp dụng lý thuyết xác suất.

- Kỳ vọng giá trị hiện tại thuần của dự án

- Phương sai của NPV

- Độ lệch của NPV

∑−

=

− = n a − + <

t

n t

t t a

n B C i NPV

NPV

0

) 1 )(

(

∑=

= m

j

j

j NPV

p NPV

E

1

. )

(

∑=

= m

j

j

j NPV E NPV

p NPV

1

2

2( ) (( ( ))

σ

[ ( )]2

)

(NPV = ∑m pj NPVjE NPV

σ

- Kỳ vọng E(NPV) của dự án càng lớn càng tốt

- Độ lệch chuẩn (NPV) càng lớn, sự phân tán thông tin càng nhiều, rủi ro dự án càng cao

- Hệ số biến đổi là tỷ số giữa độ lệch chuẩn và kỳ vọng NPV của dự án; nói lên mức độ rủi ro trên một đơn vị kỳ vọng

- Dự án có CV càng nhỏ càng tốt và ngược lại

Phương pháp phân tích độ nhạy:

Phương pháp phân tích độ nhạy được thực hiện với trường hợp thông tin đầu vào không xác định.

- Chọn các thông số đầu vào mang tính nhạy cảm

- Chọn một số thông số cơ bản và xác định miền biến thiên - Tính chỉ tiêu hiệu quả theo các thông số theo miền lựa chọn

- Lập bảng và vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ chỉ tiêu kết quả và các thông số - Phân tích và đánh giá độ an toàn về kết quả dự án

Phương pháp mô phỏng

Một mô hình mô phỏng là một mô hình của hệ thống mà nó có thể thực hiện một cách hoàn chỉnh để xem xét hệ thống trong thực tế sẽ phản ứng như thế nào với những tình huống khác nhau. Hầu hết các mô hình được xây dựng trên một loạt các phương trình toán học. Nếu như bạn đã tính toán giá trị NPV và IRR trên Excel và sau đó thay đổi các biến đầu vào như doanh thu, chi phí, tổng mức đầu tư…để xem rằng dòng tiền và cuối cùng là các chỉ tiêu hiệu quả sẽ bị tác động như thế nào , điều đó chính là bạn đã xây dựng mô hình mô phỏng và thực hiện các giả định mô phỏng cảu mình trên mô hình đó.

Việc thử nghiệm mô phỏng bao gồm thay đổi những giá trị nhập liệu để xác định tác động của sự kết hợp đa dạng của những biến đầu vào đến các chỉ tiêu hiệu quả như NPV, IRR..Ví dụ chúng ta không chắc chắn về sản lượng doanh thu, chi

) (

) (

NPV E

CV = σ NPV

phí, tổng mức đầu tư. Chúng ta có thể xây dựng bảng NPV theo các biến không chắc chắn đó. Một mô hình mô phỏng là một tập hợp của rất nhiều chương trình máy tính có thể mô tả những tình huống rất phức tạp và có thể sử dụng để kiểm ra sự tác động từ từ việc thay đổi rất nhiều biến số trong sự kết hợp với nhau..

Mô phỏng Monte Carlo

Mô phỏng Monte - Carlo là kỹ thuật mô phỏng được sử dụng cho phân tích vốn đầu tư trong khoảng bốn thập kỷ gấn đây. Kỹ thuật này có tên như vậy vì nó sử dụng những giá trị được rút ra một cách ngẫu nhiên nhưng với xác suất của việc được rút ra được kiểm soát để xấp xỉ với xác suất thực sự của việc xảy ra.

Để giải thích mô phòng Monte Carlo hoạt động như thế nào, chúng ta xem xét quyết đầu tư một dự án nào đó, trong trường hợp cụ thể của chúng ta là dự án đầu tư nâng công suất trạm biến áp 220kV Hà Đông khẳng định rằng thông tin về dự án là không hoàn toàn chắc chắn ví dụ như số liệu về giá trị của doanh thu (lượng hàng bán ra, giá bán sản phẩm..), tổng mức đầu tư ( quy mô đầu tư, đơn giá đầu tư, các phát sinh…), chi phí vận hành, chi phí mua các yếu tố đầu vào ( giá mua điện..) tỷ lệ tổn thất, các bất định về thống số tài chính (lãi suất vay, tỷ lệ vay, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát… nhóm thông tin này đặc biệt không chắc chắn trong thời điểm hiện tại (từ đầu năm 2010 đến nay..)khi mà tỷ lệ lạm phát và các chỉ số CPI biến động nhiều …

Để thực hiện mô phỏng Monte Carlo, chúng ta có thể giả định sự biến thiên của các biến số kể trên.

Số liệu này là số liệu giả định để chạy mô hình. Đương nhiên các giả định này không phải cho hoàn toàn ngẫu nhiên mà nó cũng được xây dựng trên các căn cứ khoa học nhất định , các kho dữ liệu thông tin được cập nhật cho đến thời điểm hiện tại. Nếu như có sai số nào đó thì cũng trong mức độ cho phép… Dựa trên cơ sở các số liệu đầu vào thu chi các chỉ số tài chính, chỉ số kinh tế kỹ thuật của phương án cơ sở ta có các chỉ tiêu hiệu quả cơ bản của dự án đầu tư lưới điện như NPV, IRR, Giá thành truyền tải bao gồm và không bao gồm chi phí mua điện…

Lần lượt các biến đầu vào này chạy và các chỉ tiêu hiệu quả mới lại được tính toán dựa trên những giá trị mới của các biến đầu vào . Quá trình này được lặp lại hàng nghìn hàng triệu lần, với mỗi lần tái diễn được đề cập là “phép lặp”.

Sau một số lượng lớn các phép lặp, tỷ lệ của các phép lặp sẽ dẫn đến kết quả của một chỉ tiêu hiệu quả cụ thể ( hoặc là một dãy các giá trị của chỉ tiêu này) xấp xỉ bằng với xác suất của chi tiêu (hoặc dãy chỉ tiêu) xảy ra..

Sau một triệu phép lặp của mô hình trên được thực hiện và kết quả được tổng kết trong mô hình. Những kết quả này có thể sử dụng trong một số dạng ra quyết định rủi ro.

Mô phỏng Monte Carlo cho nhà quản trị một cách nhìn chi tiết về rủi ro hơn những phương pháp liên quan đến xác suất trước đây. Kết hợp với giá trị kỳ vọng và độ lệch chuẩn của một chỉ tiêu hiệu quả cụ thể ( ví dụ như NPV), nhà quản trị đã có cái nhìn về phân phối xác suất của miền giá trị chấp nhận được của chỉ tiêu hiệu quả (NPV dương) và xác suất của miền giá trị không chấp nhận được (NPV âm).

Một cách tự nhiên, thật là chán ngắt nếu phải thực hiện hàng ngàn phép lặp của một mô hình. Điều này không chỉ chán ngắt mà trong nhiều trường hợp nó còn là một khối lượng tính toán đồ sộ . Rất may điều này có thể thực hiện được nhanh chóng với sự trợ giúp của máy tính. Chúng ta có thể sử dụng phần mềm Crystal ball để thực hiện mô phỏng Monte Carlo. Sử dụng phần mềm này về cơ bản dựa trên 2 bước : thứ nhất, một mô hình được xây dựng dựa trên một loạt các phương trình thể hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả và các biến đầu vào NPV là một hàm của (công suất, T max, giá mua, giá bán điện, chi phí đầu tư, chi phí O&M, phương pháp khấu hao, thời gian khấu hao, cơ cấu vốn, thời gian thanh toán khoản vay, lãi suất vay, tỷ giá, ….); thứ hai thông tin về các phân phối xác suất cảu các biến đầu vào này . Sau khi nhận được thông tin này chương trình sẽ thực hiện mô phỏng Monte Car lo một cách tự động…

Mẫu hình phân phối xác suất

Trong ví dụ của chúng ta giả định những biến số có thể nhận những giá trị khác nhau. Hầu như bất kỳ hình dạng phân phối xác suất nào đều thích hợp. Bất lợi của việc mô phỏng:

Phân tích mô phỏng khắc phục được những hạn chế của rất nhiều phương pháp phân tích rủi ro. Tuy nhiên phân tích mô phỏng cũng có những điểm bất lợi.

Dữ liệu cho mô hình mô phỏng có thể tốn nhiều chi phí để xây dựng . Điều này có thể đòi hỏi một lượng chi phí nhất định về nhân lực, chất xám và nó có thể trì hoãn việc ra quyết định. Một số ý kiến phê bình còn chỉ ra rằng mô phỏng Monte Carlo không tách bạch rõ ràng rủi ro hệ thống, loại rủi ro là mối quan tâm chính yếu của các nhà đầu tư. Việc xem xét đánh giá các rủi ro đều có dâu ấn của cá nhân người phân tích. Nhà quản lý sử dụng những phán đoán riêng của họ trong quyết định là liệu sự kết hợp giữa lợi ích và rủi ro được tổng hợp qua mô phỏng Monte Carlo có hấp dẫn hay không.

Kết Luận chương 1

Trong chương 1 của đồ án đã tổng hợp những lý thuyết cơ bản của phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Nó làm tiền đề cho những phân tích, những đánh giá trong những phần sau của luận văn.

Nội dung của chương tập trung vào tìm hiểu những khái niệm cơ bản, cách thức để phân loại dự án đầu tư, quy trình để lập một dự án đầu tư, cũng như những cơ sở lý thuyết để tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả của một dự án. Trong cơ sở lý thuyết phân tích hiệu quả đề cập đến những khái niệm để có thể sử dụng để phân tích khi xét trong các môi trường khác nhau. Từ đó, ta có thể phân tích và đánh giá một dự án dựa trên việc yêu cầu đánh giá của từng đối tượng cũng như mức độ chi tiết. Vấn đề quan trọng trong cơ sở lý thuyết đó là đi tìm hiểu cách tính các chỉ tiêu hiệu quả như: NPV, IRR, Thv…qua đó có thể đánh giá dự án đầu tư đó có thực sự hiệu quả hay không cũng như quy mô lãi và mức độ rủi ro của dự án

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư cải tạo và nâng cao công suất trạm biến áp 220KV hà đông trực thuộc công ty truyền tải điện 1 (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)