Dòng tiền dự án và chi phí cơ hội của vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư cải tạo và nâng cao công suất trạm biến áp 220KV hà đông trực thuộc công ty truyền tải điện 1 (Trang 31 - 38)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.3. Cơ sở lý thuyết phân tích tài chính – kinh tế dự án đầu tư

1.3.1. Dòng tiền dự án và chi phí cơ hội của vốn

™ Giá trị đồng tiền theo thời gian

Nguyên tắc cơ bản của tài chính: “Một đồng hôm nay có giá trị hơn một đồng ngày mai, vì một đồng hôm nay có thể đầu tư và sinh lợi ngay lập tức”. Tiền có giá trị theo thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố như: lạm phát, thuộc tính vận động, khả năng sinh lợi và các yếu tố ngẫu nhiên.

™ Lãi suất (Interet Rates)

Lãi suất là lãi tức trong một đơn vị thời gian chia cho vốn gốc, tính theo phần trăm:

Lãi suất (%) = (Lãi tức trong 1 đơn vị thời gian / Vốn gốc) x 100%

Hay lãi suất chính là số phần trăm của lãi tức so với vốn ban đầu trong một đơn vị thời gian. Lãi suất có thể hiểu tùy theo từng đối tượng:

Đối với người cho vay: lãi suất chính là suất thu lợi, là tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị thu được do việc cho vay vốn mang lại so với giá trị cho vay ban đầu.

Đối với người đi vay: lãi suất chính là suất thu lợi tức do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại.

Đối với người tiêu dùng: là phần thưởng cho người tiêu dùng vì họ đã hoãn việc tiêu thụ của mình để dành cho dịp khác trong tương lai.

™ Lãi đơn (Simple Interest)

Khi tiền lãi chỉ được tính trên khoản đầu tư ban đầu mà không tính thêm lãi tích hợp phát sinh từ các thời đoạn trước đó thì gọi là lãi đơn và được tính theo công thức:

I = P . r . n Trong đó:

− I: số lãi vào cuối thời đoạn tính toán

− P: số vốn vay ban đầu

− r: lãi suất đơn

− n: số thời đoạn tính lãi.

™ Lãi kép (Compound Interest)

Khi tiền lãi của thời đoạn trước được cộng vào gốc để tính lãi cho thời đoạn tiếp theo thì gọi là lãi kép và được xác định:

I = P ((1+r)n – 1) Trong đó:

− I: số lãi vào cuối thời đoạn tính toán

− P: số vốn vay ban đầu

− r: lãi suất đơn

− n: số thời đoạn tính lãi.

Trong thực tế, lãi kép thường được sử dụng hơn lãi đơn.

™ Sự tương đương của các khoản tiền ở các thời điểm khác nhau

Tính chất tương đương của các khoản tiền ở các thời điểm khác nhau ta có thể suy ra từ khái niệm lãi suất ở trên. Về mặt giá trị tuyệt đối, chúng có thể khác nhau

vì chúng xuất hiện ở các thời điểm khác nhau, nhưng về mặt giá trị kinh tế thì chúng tương đương nhau.

Khái niệm tương đương giúp ta có thể so sánh chi phí và lợi ích thu được ở các thời điểm khác nhau trong so sánh phương án đầu tư, đánh giá các phương án, dự án đầu tư khác nhau.

Dòng tiền tệ (Cash flows):

Dòng tiền tệ của dự án là hình thức biểu hiện các khoản thu chi tiền mặt hàng năm trong đời dự án. Dòng tiền tệ ròng (thu hồi thuần) được xác định theo công thức:

Dòng tiền tệ ròng = Khoản thu tiền mặt – Khoản chi tiền mặt Trong phân tích kinh tế dự án nói chung và dự án ngành năng lượng nói riêng chúng ta thường quan tâm đến các đánh giá sau:

+ Các chi phí đầu tư.

+ Các chi phí vận hành và bảo dưỡng.

+ Thu nhập từ dự án đầu tư.

+ Giá trị còn lại của nhà máy.

Dòng chi của dự án:

Các chi phí đầu tư:

+ Các chi phí cho thiết bị.

+ Các chi phí lắp đặt.

+ Các khoản chi phí khác (bảo hiểm, vận chuyển,…).

Các chi phí vận hành:

+ Chi phí tiền lương.

+ Chi phí bảo quản, sửa chữa (thường được biểu thị bằng % vốn đầu tư).

+ Chi phí nguyên liệu, năng lượng.

+ Các chi phí khác (vật liệu phụ, chi phí hành chính,…).

+ Các chi phí tài chính (thuế, trả lãi, lệ phí).

Dòng thu từ dự án:

Dòng thu của dự án có thể từ:

+ Doanh thu bán sản phẩm.

+ Tiết kiệm.

+ Giá trị còn lại.

Biểu đồ dòng tiền tệ là một đồ thị biểu diễn các trị số thu và chi theo các thời đoạn, các trị số thu (+) được biểu diễn bằng các mũi tên lên phía trên ký hiệu là Bt, các trị số chi (-) được biểu diễn bằng các mũi tên chỉ xuống dưới ký hiệu là C

t.

Hình 1.2: Dòng tin ca d án

™ Các dạng dòng tiền điển hình trong phân tích dự án đầu tư

Do đồng tiền có giá trị theo thời gian, nên để so sánh đánh giá một cách chính xác về mặt tài chính của dự án ta cần quy đổi các khoản tiền xuất hiện ở các năm khác nhau về một năm tính toán thống nhất gọi là năm gốc. Về nguyên tắc năm gốc có thể chọn là năm bất kỳ mà kết quả so sánh tương đối giữa các phương án vẫn không thay đổi, khi lập dự án ta thường chọn thời điểm tính toán như sau:

Đối với dự án thông thường, thời gian xây dựng ngắn: Đây là những dự án tương đối đơn giản, thời gian làm công tác chuẩn bị và xây dựng trong vòng

một năm thì thời điểm tính toán (năm gốc 0 của dòng tiền) thường được chọn là lúc bắt đầu bỏ vốn ra để đầu tư, hoặc cũng có thể lấy từ khi nhận được Quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư. Từ năm 0 tiến hành tính toán theo từng năm cho đến năm hết thời hạn đầu tư.

Đối với dự án lớn, thời gian xây dựng dài: Đối với những dự án này có thể chọn thời điểm tính toán theo cách trên hay cách khác như sau: Đối với các dự án lớn có thời gian xây dựng thường kéo dài và có hai gia đoạn rõ rệt : giai đoạn xây dựng và giai đoạn khai thác công trình. Vậy chọn thời điểm tính toán thường thường được chọn là năm kết thúc xây dựng công trình và bắt đầu đưa công trình vào khai thác.

Dự án có gắn vào năm lịch: Nếu dự án gắn vào năm lịch, theo quy ước vẽ dòng tiền tệ thì những khoản đầu tư của năm nào (không kể tháng nào) đều được thể hiện ở cuối năm đó.

Có ba sơ đồ cơ bản của dòng tiền:

+ Sơ đồ 1: Vừa đầu tư vừa khai thác

Mỗi thời đoạn vừa có đầu tư, vừa có thu vừa có chi.

+ Sơ đồ 2: Xây dựng cơ bản – Khai thác

Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) xong mới khai thác, nên trong giai đoạn XDCB hầu như chỉ có chi, còn trong giai đoạn khai thác có cả thu lẫn chi (chi khai thác).

+ Sơ đồ 3: Đầu tư xây dựng cơ bản một phần sau đó vừa khai thác vừa đầu tư, nên trong giai đoạn XDCB đợt 1 hầu như chỉ có chi, còn trong giai đoạn sau đó có cả thu (khai thác) lẫn chi (chi đầu tư và chi khai thác).

™ Chi phí của vốn đầu tư và vấn đề rủi ro

Dòng tiền tệ của các dự án đầu tư được chiết khấu hoặc tích lũy để tính các giá trị tương đương. Những giá trị tương đương này phụ thuộc không chỉ vào khối

lượng, vào khoảng thời gian tính toán mà còn phụ thuộc vào mức lãi suất. Cũng như giá cả, lãi suất cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả tính toán và phân tích. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức lãi suất tính toán như:

− Khả năng và phương pháp huy động vốn

− Mức lãi suất tối thiểu ở các công ty

− Thuế suất

− Lợi nhuận bình quân của công ty

− Tỷ lệ lạm phát

Lãi suất dùng để tính chiết khấu dòng tiền (lãi suất chiết khấu) phải tương đương hoặc bằng lãi suất thực tế của vốn vay dài hạn trên thị trường vốn. Tỷ lệ chiết khấu phải phản ánh một cách cơ bản chi phí cơ hội của vốn tương ứng với lợi nhuận mà một nhà đầu tư có thể có được. Nói một cách khác tỷ lệ lãi suất chiết khấu phải là tỷ suất lợi nhuận tối thiểu, dưới tỷ suất này một nhà doanh nghiệp sẽ cho rằng không có lợi gì cho việc đầu tư.

Cách tính lãi suất chiết khấu khi huy động vốn từ nhiều nguồn với lãi suất khác nhau, ta tính lãi suất chiết khấu bình quân từ các nguồn vốn:

=

= = m k

k m

k

k k bq

I r I r

1 1

*

Trong đó:

+ Ik: số vốn vay từ mỗi nguồn + rk: lãi suất vay từ mỗi nguồn + m: số nguồn vốn

™ Dòng tiền của dự án

Trong phân tích tài chính dự án đầu tư để chứng minh tính khả thi về tài chính đối với chủ đầu tư, thì nhà đầu tư phải xác định được:

− Tổng hợp dự toán vốn đầu tư và kế hoạch phân bổ vốn đầu tư.

− Nguồn vốn của dự án (Vốn tự có – Vốn vay), tính tỷ suất chiết khấu.

− Dòng tiền trước thuế của dự án (Cash flow before taxes – CFBT).

− Dòng tiền sau thuế của dự án (Cash flow after taxes – CFAT).

− Lập bảng cân bằng tài chính.

− Tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính: NPV, IRR, B/C, Thv...

Một số ký hiệu:

− B: Benefit – Doanh thu

− C: Cost – Chi phí

− CFBT: Cash flow before taxes – Dòng tiền trước thuế

− CFAT: Cash flow after taxes – Dòng tiền sau thuế

− TI: Taxable Income – Thu nhập tính thuế

− IT: Income Taxes – Thuế thu nhập

− Ts: Thuế suất

− D: Depreciation – Khấu hao

+ Dòng tiền khi phân tích dự án 100% vốn tự có:

Dòng tiền trước thuế (CFBT) = Doanh thu (Bt) – Chi phí (Ct) Thu nhập tính thuế (TI) = CFBT – Khấu hao (Dt)

Thuế thu nhập (IT) = Thu nhập tính thuế (TI) x Thuế suất (Ts) Dòng tiền sau thuế (CFAT) = CFBT – Thuế thu nhập (IT) + Dòng tiền khi phân tích dự án có vay nợ:

Dòng tiền trước thuế (CFBT) = Doanh thu (Bt) – Chi phí (Ct) Thu nhập tính thuế (TI) = CFBT – Khấu hao (Dt) – Trả lãi

Thuế thu nhập (IT) = Thu nhập tính thuế (TI) x Thuế suất (Ts)

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư cải tạo và nâng cao công suất trạm biến áp 220KV hà đông trực thuộc công ty truyền tải điện 1 (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)