Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.6. Các biến số, chỉ số, phương pháp và công cụ thu thập thông tin
Bảng 2.3. Các biến số/chỉ số nghiên cứu về người bệnh hen phế quản Nội dung
nghiên cứu
Tên biến số Chỉ số nghiên cứu
Mục tiêu 1:
Dịch tễ học bệnh Hen phế quản
Tuổi Tỷ lệ % mắc HPQ theo nhóm tuổi Giới Tỷ lệ % mắc HPQ theo giới tính: nam, nữ Nghề nghiệp Tỷ lệ % mắc HPQ theo nghề nghiệp Trình độ văn hóa Tỷ lệ % mắc HPQ theo trình độ văn hóa
Điều kiện sống Tỷ lệ % NB HPQ theo điều kiện kinh tế, mức sống, nhà ở: nghèo, trung bình, khá
Chỉ số BMI Thừa cân, trung bình, thiếu cân
Số năm mắc bệnh Tỷ lệ % NB HPQ theo số năm bị bệnh đến khi điều tra
Yếu tố gây xuất
hiện cơn hen Tỷ lệ % NB HPQ chia theo yếu tố liên quan gây xuất hiện cơn hen
Yếu tố gia đình Tỷ lệ % NB HPQ có người thân, gia đình mắc bệnh hen, dị ứng...
Tình trạng kiểm soát
bệnh hen phế quản
Mức độ bệnh hen Tỷ lệ % NB HPQ chia theo bậc hen: 1,2,3,4 theo phân loại của WHO
Các biến chứng Tỷ lệ % NB HPQ bị biến dạng lồng ngực...
Kết quả đo lưu lượng đỉnh
Tỷ lệ % NB HPQ giảm thông khí phổi qua đo lưu lượng khí thở ra tối đa tính theo 1 phút
Mục tiêu 2:
Kiến thức, thái độ thực hành và các yếu tố liên quan
kiểm soát bệnh hen trước can
thiệp và sau 12
tháng
Về bệnh Tỷ lệ % NB có kiến thức tốt, trung bình, kém Về điều trị dự
phòng
Tỷ lệ % NB theo mức độ tuân thủ điều trị, loại thuốc thường dùng điều trị, dự phòng
Về điều trị cắt cơn Tỷ lệ % NB theo mức độ tuân thủ điều trị, loại thuốc thường dùng điều trị cắt cơn
Đi khám và điều
trị Tỷ lệ % NB theo mức độ tuân thủ theo hướng dẫn, đơn của CBYT
Ảnh hưởng của bệnh đến cuộc
sống
Đánh giá mức độ ảnh hưởng kinh tế, sức khỏe, cuộc sống
Mức độ kiểm soát hen
Kiểm soát hoàn toàn, kiểm soát 1 phần, không kiểm soát
Bảng 2.4. Các biến số / chỉ số nghiên cứu về cán bộ y tế Nội dung
nghiên cứu
Tên biến số Chỉ số nghiên cứu
Mục tiêu 1:
Mô tả đặc điểm cán bộ
y tế xã
Tuổi Tỷ lệ % CBYT theo nhóm tuổi
Giới Tỷ lệ % CBYT theo giới tính: nam. nữ Thâm niên công
tác Tỷ lệ % CBYT theo số năm công tác Trình độ chuyên
môn
Tỷ lệ % CBYT theo trình độ chuyên môn Bác sĩ, Y sĩ
Mục tiêu 2:
Kiến thức, thái độ thực
hành các yếu tố liên
quan điều trị trước can
thiệp và sau can thiệp 12 tháng
Công tác tuyên truyền tư vấn, quản
lý NB HPQ
Tỷ lệ % CBYT có tài liệu về bệnh HPQ... được đào tạo, thực tế công tác tư vấn cho NB
Kiến thức của CBYT về bệnh
HPQ
Tỷ lệ % CBYT theo KAP trong khám, tư vấn cho NB
Thái độ của CBYT về bệnh HPQ
Tỷ lệ % CBYT theo KAP đúng về điều trị cắt cơn, dự phòng
Thực hành của CBYT về bệnh
HPQ
Tỷ lệ % CBYT thực hành đúng về khám, chỉ định sử dụng thuốc điều trị cắt cơn, dự phòng
Mục tiêu 2:
Hiệu quả sau can thiệp đối với
CBYT
Đánh KAP trước và sau can thiệp
Thay đổi KAP theo hướng tốt lên hoặc duy trì như cũ
Áp dụng chuyên môn nghiệp vụ tốt lên, hoặc vẫn như cũ
Bảng 2.5. Hiệu quả can thiệp Nội dung
nghiên cứu
Tên biến số Chỉ số nghiên cứu
Đánh giá các hoạt động và hiệu
quả can thiệp
Kết quả hoạt động TTGDSK
Hiệu quả về hoạt động:
Số CTV tham gia
Số CBYT được tập huấn Số tờ rơi được sử dụng
Số đĩa phát thanh được sử dụng
Tỷ lệ NB được theo dõi điều trị cắt cơn, điều trị dự phòng, được tư vấn, tham gia CLB
Hiệu quả hoạt động can thiệp TTGDSK, CLB
Hiệu quả về thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của CBYT, người bệnh.
Hiệu quả trong điều trị kiểm soát HPQ, giảm mức độ nặng của bệnh
2.6.2. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin - Công cụ thu thập thông tin:
Phát triển công cụ thu thập thông tin gồm bộ câu hỏi phỏng vấn cho nghiên cứu định lượng và các hướng dẫn phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm cho nghiên cứu định tính. Cụ thể các công cụ sau đã được phát triển:
+ Phiếu điều tra (PĐT) người bệnh HPQ tại cộng đồng theo hộ gia đình. Được thiết kế trên cơ sở hướng dẫn của GINA 2005, 2012; và đã được Hội đồng thông qua cho phép áp dụng tại Đề tài Thạc sĩ năm 2007 tại ĐHYD Hải Phòng (Phụ lục 1).
+ Bảng phỏng vấn sâu về kiến thức, thái độ, thực hành kiểm soát bệnh hen phế quản;
kết quả khám, đo lưu lượng đỉnh cho NB. Được thiết kế trên cơ sở hướng dẫn của GINA 2005, 2012; và đã được Hội đồng thông qua cho phép áp dụng tại Đề tài Thạc sĩ năm 2007 tại ĐHYD Hải Phòng (Phụ lục 2).
+ Câu hỏi hướng dẫn dùng trong thảo luận nhóm NB: Được thiết kế có tham khảo các nghiên cứu khác và đã được Hội đồng đề cương thông qua năm 2012 tại ĐHYD Hải Phòng (Phụ lục 3).
+ Bảng phỏng vấn sâu, quan sát CBYT: kiến thức hiểu biết về bệnh, thái độ trong phòng và điều trị bệnh, thực hành sử dụng thuốc điều trị. Được thiết kế có tham khảo các nghiên cứu khác và đã được Hội đồng đề cương thông qua năm 2012 tại ĐHYD Hải Phòng (Phụ lục 4).
+ Câu hỏi hướng dẫn dùng trong thảo luận nhóm CBYT. Được thiết kế có tham khảo các nghiên cứu khác và đã được Hội đồng đề cương thông qua năm 2012 tại ĐHYD Hải Phòng (Phụ lục 5).
+ Bảng chấm điểm đánh giá kiến thức thái độ thực hành của người bệnh và cán bộ y tế về bệnh hen phế quản. Được thiết kế có tham khảo các nghiên cứu khác và đã được Hội đồng đề cương thông qua năm 2012 tại ĐHYD Hải Phòng (Phụ lục 6):
+ Đánh giá bậc hen; Bảng ACT – Test kiểm soát hen hàng tháng (theo tài liệu hướng dẫn chẩn đoán điều trị hen phế quản năm 2012 của Bộ Y tế. Đánh giá điều kiện kinh tế, nhà ở ẩm thấp; chỉ số BMI, cách đo lưu lượng đỉnh kế theo tiêu chuẩn hướng dẫn của WHO, GINA và Việt Nam (Phụ lục 7).
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Điều tra sàng lọc: Điều tra viên là cộng tác viên y tế và y tế thôn tại địa bàn nghiên cứu được tập huấn trước khi điều tra. Điều tra viên đến từng hộ gia đình sử dụng bảng hỏi: “Điều tra bệnh nhân hen tại cộng đồng”phát hiện người nghi ngờ mắc hen; rồi gửi giấy mời tới Khám, phỏng vấn tại Trạm Y tế để xác định người bệnh hen bằng Phiếu phỏng vấn khám; kết hợp đo lưu lượng đỉnh và Test hồi phục phế quản để chẩn đoán xác định người bệnh HPQ (theo phụ lục 1, 2).
+ Tổ chức phỏng vấn, khám, quan sát, đo lưu lượng đỉnh thở ra của người bệnh tại Câu lạc bộ hoặc tại nhà, theo phiếu điều tra với bộ câu hỏi thiết kế trước can thiệp và sau can thiệp 12 tháng, do cán bộ y tế chuyên môn thực hiện (theo phụ lục 2,3).
+ Phỏng vấn, quan sát CBYT có tham gia khám điều trị bệnh hen tại địa phương trước can thiệp và sau can thiệp12 tháng do NCS và đồng nghiệp của Trung tâm TT-GDSK thành phố Hải Phòng được tập huấn và thực hiện (phụ lục 4,5).