Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TRÀ CÚ VÀ HỆ THỐNG CHÙA Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH
1.2. Hệ thống chùa ở huyện Trà Cú
1.2.2. Lịch sử hình thành các ngôi chùa
Các ngôi chùa trên địa bàn huyện Trà Cú được xây dựng đa số có niên đại trên 300 năm, bên cạnh đó cũng có một số ngôi chùa được xây dựng sớm hơn hoặc muộn hơn. Dựa vào những tài liệu địa chí, lịch sử hình thành vùng đất này cũng như tập quán sinh sống, đặc điểm cư trú của cộng đồng người Khmer nói chung và người Khmer hiện đang sinh sống ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh… Có thể thấy, quá trình hình thành các ngôi chùa gắn liền với đời sống kinh tế cũng như văn hóa vật chất, tinh thần của cộng đồng người Khmer ở đây.
Trong lịch sử các ngôi chùa Khmer được hình thành sớm ở Trà Vinh nói chung là gắn liền với truyền thuyết về một bức tượng Phật. Thông thường là một bức tượng trôi từ thượng nguồn và tấp vào một bến nước, người dân Khmer vớt lên và khiêng đến một nơi mà tất cả mọi người đều không thể khiêng đi thêm được nữa và đặt tượng Phật nằm lại và chọn chính giồng đất nơi bức tượng Phật chỉ định làm nơi xây chùa. Và từ đó, đa phần các ngôi chùa Khmer thường gắn liền với bến nước và tên chùa thường có chữ Kompong (bến nước).
31
Hoặc theo một motip khá cũng khá phổ biến là các ngôi chùa Khmer được hình thành trong quá trình đào ao, canh tác,… Người dân trong quá trình đào ao, canh tác thấy một bức tượng Phật với những điềm báo linh thiêng, rồi chọn nơi tìm thấy bức tượng Phật làm nơi xây chùa. Bỏ qua các yếu tố li kì của những giai thoại về sự hình thành của những ngôi chùa, chúng ta có thể thấy, motip về một bức tượng Phật được trôi từ thượng nguồn hoặc được đào lên trong quá trình canh tác đều phản ánh chung một đặc tính của những cư dân nông nghiệp và loại hình cư trú đất giồng của người Khmer.
Các ngôi chùa ở huyện Trà Cú cũng mang đầy đủ những đặc điểm về loại hình cư trú đất giồng và gắn chặt với những cư dân nông nghiệp từ thuở sơ khai, hình thành. Tên gọi của các ngôi chùa thường gắn với các sự tích chùa đều có Pháp hiệu gọi bằng Pali hoặc gắn với địa danh hành chính nơi chùa tọa lạc.
Ngôi chùa có niên đại sớm nhất ở huyện Trà Cú là chùa Trô Pras Bat.
Chùa Trô Pras Bat hay còn gọi là chùa Chông Bát là cách gọi theo địa danh hành chính Chông Bát một ấp của xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú. Chùa Trô Pras Bat tọa lạc cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 25 km về hướng nam, cách thị trấn Trà Cú khoảng 12 km về hướng đông bắc thuộc ấp Chông Bát, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú. Chùa Trô Pras Bat được xây dựng năm 1646, đến nay đã trải qua hơn 30 đời sư cả trụ trì. Dưới thời Pháp thuộc (trước năm 1940), chùa Chông Bát thuộc làng Hội Long, tổng Ngãi Hòa Trung, quận Bắc Trang. Cuối năm 1940, Thống đốc Nam Kỳ Henri Georger Ri Voal quyết định đổi tên quận Bắc Trang thành quận Trà Cú, vào thời điểm này chùa Trô Pras Bat thuộc quận Trà Cú. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa Trô Pras Bat thuộc xã Long Hiệp, huyện Trà Cú. Đến sau năm 1975, chùa Trô Pras Bat thuộc ấp Nhị Trường, xã Long Hiệp. Đến năm 1981, xã Long Hiệp được chia tách thành ba xã Tân Hiệp, Ngọc Biên và Long Hiệp, chùa Trô Pras Bat thuộc ấp Chông Bát, xã Tân Hiệp, Trà Cú.
Chùa có niên đại muộn nhất ở huyện Trà Cú là chùa Phnô Om Pung.
32
Chùa Phnô Om Pung là tên gọi theo tiếng Khmer, còn có tên thường gọi theo tiếng Việt là chùa Long Trường - gọi theo đặc điểm vùng đất nơi đây có đơn vị hành chính là ấp Long Trường. Chùa được tạo lập vào năm 1928 do ông Thạch Sa Rây, bà Thạch Thị Em hiến đất rồi cùng phật tử trong ấp xây dựng.
Sư cả đầu tiên là Hòa thượng Thạch Kộng. Đến nay, chùa đã trải qua 48 đời hòa thượng, sư cả trụ trì và nhiều lần trùng tu sửa chữa. Lần đại trùng tu chính điện gần đây là năm 2005. Chùa Phnô Om Pung tọa lạc tại ấp Long Trường, xã Tân Hiệp (trước năm 1981 thuộc xã Long Hiệp), huyện Trà Cú. Chùa nằm cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 23 km về hướng nam và cách thị trấn Trà Cú khoảng 12 km về hướng đông.
Ngôi chùa Phật giáo Nam tông lớn nhất Việt Nam là chùa Vàm Rây.
Chùa tọa lạc tại ấp Vàm Rây, xã Hàm Tân (trước kia là xã Hàm Giang), huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh, với thời gian tồn tại hơn 600 năm. Để giữ di tích cổ còn sót lại, ông Trầm Bê đã tài trợ phục chế và cải tạo trong thời gian 3 năm. Chùa Vàm Rây khởi công phục dựng và cải tạo từ ngày 03 tháng 5 năm 2004 đến ngày 03 tháng 3 năm 2008 thì hoàn thành và được chính thức khánh thành ngày 22 tháng 5 năm 2010. Dù mới được khánh thành nhưng chùa Vàm Rây đã góp phần tạo nên diện mạo đầy mới mẻ và hấp dẫn cho du lịch văn hóa Trà Vinh và hệ thống chùa Khmer Nam Bộ.
Bên cạnh đó còn có một số ngôi chùa tiêu biểu khác, như: Chùa Phnô Đung hay chùa Cò là một ngôi chùa Khmer cổ và lớn thuộc ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú, cách thành phố Trà Vinh khoảng 40 km về phía Nam.
Chùa có nét kiến trúc đặc sắc của nền văn hóa Khmer với diện tích hơn 3 ha.
Một số tài liệu nhận định không ai biết chính xác năm xây dựng chùa. Tuy nhiên, một số tài liệu khác hoặc theo lời kể của sư Trương Văn Biển trụ trì hiện tại của chùa thì cho rằng chùa được xây vào năm 1677. Hơn 100 năm nay xung quanh chùa, từ chánh điện đến các khu sinh hoạt, ăn uống của các nhà sư là nơi cư ngụ của hàng trăm chủng loại cò như cò trắng, cò quắm, cò mỏ vàng, cò mỏ trắng, cò mỏ đen,…vì thế người dân và du khách quen gọi
33 chùa Phnô Đung là chùa Cò.
Chùa Tà Sất là một ngôi chùa tọa lạc tại ấp Chợ xã Long Hiệp cách huyện Trà Cú khoảng 12 km về hướng đông. Theo lời kể của bác Thạch Dune thì chùa có lịch sử hình thành trên 300 năm. Có thể, chùa được xây dựng vào năm 1698 và đã trải qua 3 lần trung tu. Chùa có diện tích trên 3 ha do ông Sất hiến đất và để ghi nhớ công ơn của ông nên nhà chùa quyết định lấy tên ông để đặt cho chùa vì thế chùa mới có tên gọi là Tà Sất (trong tiếng Khmer Tà có nghĩa là ông), đó là cách lý giải theo tên gọi Tà Sất. Ngoài ra cũng như một số chùa khác trong huyện, chùa còn được gọi với tên là Trà Sất là cách gọi theo địa danh hành chính nơi chùa tọa lạc.
Chùa Cha hay còn gọi theo địa danh hành chính là chùa Sóc Chà tọa lạc ở ấp Sóc Chà B xã Thanh Sơn huyện Trà Cú cách thị trấn Trà Cú khoảng 3 km. Theo lời kể của sư trụ trì Kim Ngọc Toàn, chùa Cha được xây dựng vào năm 1752 trải qua 19 đời trụ trì, người có công hiến đất thành lập chùa là ông Thạch Tiêng. Là một ngôi chùa khá quy mô trong huyện với diện tích là 4 ha.
Chùa Cha là điểm tập trung các sư ở những chùa khác đến học ở các lớp học cao hơn của giáo lý Pali.
1.2.3. Đặc điểm kiến trúc
Theo quan niệm của người Khmer “sống tạm, thác gửi về chùa”, sau khi chết người ta sẽ về dưới bóng gốc cây Bồ đề nơi cửa Phật nên người Khmer theo Phật giáo Nam tông rất chú trọng đến việc xây dựng chùa chiền.
Ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, các ngôi chùa còn đơn sơ, nhỏ hẹp. Dưới thời chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn sau này, chùa của người Khmer chủ yếu được xây dựng bằng một số cây gỗ, lợp bằng lá cọ hoặc lá dừa (loại lá rất phổ biến ở Tây Nam Bộ), bên trong chùa thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và một số bát hương, chuông, mõ…
Chùa của người Khmer là một công trình kiến trúc độc đáo thường được tọa lạc trên một khu đất rộng, yên tịnh, u tịch được bao bọc bởi những
34
cây cao to như cây dầu, sao, thốt nốt,…tạo thành một khu rừng nhỏ, ngoài ra trong khuôn viên chùa còn có các loại cây cảnh, hoa kiểng trang trí góp phần tạo nên một không gian linh thiêng huyền ảo tuyệt đẹp.
Tổng thể kiến trúc chùa Phật giáo Nam tông ở huyện Trà Cú, tỉnh bao gồm các công trình kiến trúc hợp thành một ngôi chùa như: Cổng chùa (Khă - Lôông - Thă - Via), chính điện (Pré - Vihear), Sala (giảng đường), tháp (Chetiya), liêu (kod) và các công trình phụ trợ khác như hồ nước, nhà tắm, nhà vệ sinh,…
Cổng chùa được xây dựng theo phong cách kiến trúc xưa của người Khmer với motip ba ngọn tháp. Tháp giữa cao hơn tháp hai bên tượng trưng cho Phật, Pháp, Tăng. Trên cổng có hàng chữ đắp nổi ghi tên chùa. Trên mỗi đầu cột có gắn hình tượng chim thần Krud (Garuda) và Keynor (nàng tiên nữ) với hai cánh tay dang rộng vươn lên chống đỡ mái như muốn đón chào quí khách Phật tử thập phương đến chiêm bái đức Phật. Hai bên hông cánh cổng xòe ra phía trước hình vòm cung với hình tượng rắn thần Naga 5 đầu ở hai bên. Thân hình rắn mềm mại, uốn éo để bảo vệ cho ngôi chùa. Thường thì điểm chung của các cổng chùa là có ba ngọn tháp, còn về phần trang trí thì mỗi chùa lại có một cách trang trí khác nhau. Tuy nhiên, lối vào cổng hoặc hai bên cổng có trang trí các bức tương Phật, hoặc tượng hình tiên nữ.
Bên cạnh cổng chùa là hàng rào chùa được xây dựng công phu, thường được xây thành dãy tường cao trên 1 m. Trên mép bờ tường được trang trí bởi thân rồng uốn lượn tạo vẽ mềm mại, mượt mà nhưng trang nghiêm. Một số chùa thì trang trí một đoạn ở hai bên cổng chùa, có chùa thì trang trí dài hơn hoặc hết cả bờ rào. Đối với các đoạn không trang trí hình rồng thì thường được trang trí bằng các dãy hoa văn cách điệu và trên trụ cột có trang trí tượng thần bốn mặt. Bề mặt tường được trang trí bằng các hoa văn trạm khắc bằng xi măng hình hoa lá cách điệu hoặc các bức trạm khắc hình nàng tiên cá, bức họa trạm khắc các nhân vật trong sử thi Riêm kê hoặc hình tượng bánh xe luân hồi, điệu múa apsara hay những bông hoa cari... Lối đi từ cổng chùa vào
35
hoặc ở hai bên cổng chùa. Trên lối đi, một số chùa trang trí thêm các tượng Phật hoặc tượng hình tiên nữ, chẳng hạn như chùa Phnô Đung ở lối đi có đặt tượng các tiên nữ trang trí ở cả hai bên.
Trong khuôn viên chùa, chính điện là kiến trúc trung tâm, là công trình quan trọng nhất, lớn nhất trong một ngôi chùa. Chính điện được xây dựng trên nền cao có hai cấp, cao hơn hẳn so với các công trình khác. Nền cấp một được bao bọc bởi hàng rào với những cây sắt nhọn chỉa lên cao, các cây cột hàng rào đều được trang trí hoa văn giống như hoa văn ở các cây cột. Nền cấp hai cao hơn cấp một khoảng 0,5 m, có hành lang hẹp hơn, ở các dãy cột ngoài cùng của chính điện là các cột hình vuông và đều được bao bọc bởi các lang cang, chỉ trừ lối đi ở phía trước và phía sau. Hầu hết các ngôi chính điện đều quay mặt về hướng đông, vì người Khmer quan niệm Đức Phật ở hướng tây quay mặt về hướng đông ban phúc lộc và cứu độ chúng sinh. Hướng đông được xem là hướng may mắn, là hướng của sự sinh sôi, nãy nở, của sự sinh tồn.
Kiến trúc của ngôi chính điện là điểm độc đáo nhất, là phần quan trọng nhất của chùa, tập trung toàn bộ giá trị nghệ thuật kiến trúc và là nơi thờ phụng Đức Phật. Chính điện được kiến trúc với hệ thống cấu trúc mái ba cấp, mỗi cấp lại chia thành ba nếp và đều được lợp ngói tạo hình vẩy con rồng (vẩy cá). Trên mỗi đỉnh gốc mái thường được đắp một khúc đuôi rắn dài, cong vút, uốn mềm mại. Trên các giải giáp mí của các nếp mái thường được đắp các tượng rồng, đó là loại rồng Khmer. Đầu rồng ở dạng kép nằm ở ngay vị trí các gốc đao của mái, thân rồng nằm xoãn dài theo bờ dãy với hàng vi lưng được tỉa rõ từng cái, uốn cong ngược lên như ngọn lửa. Sự kết hợp giữa đầu thân và đuôi rồng tạo nên những hình ảnh chiếc thuyền đua bơi, bao quanh bốn dãy hành lang rộng với hàng cột dày đặc. Mỗi cột đều có gắn tượng Krud (người chim) với một nửa thân là chim, một nửa là người hoặc là tiên nữ đứng dang hai tay đở mái, trong rất khỏe khoắn sinh động. Trên trần chính điện phía bên ngoài chính điện còn được trang trí các bức vẽ về sự tích
36
của 12 con giáp (chùa Phnô Đung). Ở một số chùa, trên chính giữa nắp chùa còn dựng thêm một tháp nóc, tháp nóc hình quả chuông úp, gồm nhiều tầng, trên đỉnh đặt tượng đầu thần Bốn Mặt (Maha Prum). Đó là vị thần đại biểu cho sự thông minh, bốn mặt nhìn ra bốn phía đại diện cho tứ pháp đó là: Từ, bi, hỷ, xả. Trên đầu tượng là một tháp nhọn cao vút, nhìn như một mũi tên cắm vào không trung, biểu trưng cho đấng tối cao trên thế giới vĩ đại hơn người.
Hệ thống cấu trúc cấp mái ba cấp ở các ngôi chùa được phân bố theo mỗi cách, mỗi kiểu khác nhau tạo nên một nét đẹp riêng. Điểm chung của cấp mái ba cấp là các mái vừa so le, vừa có độ dốc không đều nhau, được trang trí bằng những tượng rồng, cùng với tháp nhọn cao.
Bên trong chính điện là một gian phòng rộng có rất nhiều cột tròn to.
Trên các cột đều có vẽ hình rồng hoặc trạm khắc hoa văn rất đẹp. Trần của chính điện cũng được trang trí các hình vẽ về sự tích Đức Phật, hoa văn. Trên bức tường, phía trên là các bức vẽ về sự tích của Đức Phật Thích Ca từ lúc đản sinh cho đến lúc viên tịch, phía dưới là các bức vẽ về cõi âm, về các cảnh đài ải, chịu cực hình ở chốn âm phủ.
Chính giữa điện là bệ thờ Phật với tượng Phật lớn nhất đặt ở trung tâm.
Bên cạnh đó có nhiều tượng Phật lớn nhỏ gồm nhiều dạng khác nhau như Phật đản sinh, Phật thiền định, Phật thuyết pháp, Phật khất thực, Phật đắc đạo, Phật nếp bàn. Tất cả các tượng Phật kể trên đều là Phật Thích Ca, khác với Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nam tông chỉ thờ Phật Thích Ca. Tượng Phật mặc áo cà sa choàng kín một bên vai trái, vai phải để trần, mái tó xoăn xoay tròn thành đỉnh nhọn tượng trưng cho trí tuệ, quyền lực và sự vĩnh hằng cao cả, khuôn mặt tượng có trán rộng, gương mặt đầy đặn, đôi lông mày cong, đôi mắt khép hờ, mũi thẳng, miệng rộng, đôi môi hơi dầy, đôi tai to và dài gần chấm vai. Phần thân mình tượng có ức nở, lưng thẳng, bụng thon, hai cánh tay tròn trịa. Tay trái của tượng trong thế ấn Tam Muội, tay phải tì qua chân, bàn tay úp chỉ các ngón xuống đất. Ngoài ra, còn có các tượng Phật nhỏ hơn như
37
tượng Phật trong tư thế đứng thẳng, tượng mặc áo cà sa buông thõng, phủ kín lưng như một tấm áo choàng, tay phải của Phật xuôi bên hông, tay trái đưa về phía trước ngực. Tượng Phật ngồi trên rắn thần Muhalinđa, tượng thể hiện lúc Phật ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề được rắn thần Muhalinđache chở, thần rắn cuộn lại 3 vòng thành chiếc bệ cho tượng, đầu rắn 7 đầu (9 đầu) phùng ra thành mái đầu che chở cho Phật. Tượng Phật nhập niết bàn, nằm nghiêng đầu đặt lên tay phải, mặt quay về hướng Đông, đầu quay về hướng Nam. Tượng Phật đi khất thực, hai tay ôm bình bát tư thế đứng thẳng. Tượng Phật khổ hạnh lúc tuyệt thực, túc tham thiền cơ thể nhịn ăn lâu ngày để mong tìm ra đạo lý.
Phía bên ngoài chính điện ở 4 góc thường được bố trí 4 ngôi tháp đựng hài cốt của các Phât tử đã mất. Cách bố trí này được các chùa lựa chọn như chùa Phnô Đung, chùa Trô pras bat, chùa Cha… Tuy nhiên, không phải chùa nào cũng bố trí 4 tháp như vậy. Qua quan sát chùa Phnô Đung được bố trí 4 ngôi tháp ở 4 góc của chính điện, cũng ở chùa này phía dưới nền xung quanh chính điện còn được trang trí bởi một hàng các tượng chằn đẹp được đúc bằng xi măng góp phần tô thêm vẽ đẹp cho ngôi chính điện. Phía dưới bậc tam cấp, bên ngoài hàng rào ngôi chính điện ở hai còn bố trí tượng hình sư tử hoặc tượng chằn như trông coi, canh giữ cho khu vực linh thiêng này.
Ở phía Đông của chính điện thường có một ao sen, nhưng ngày nay ở khu vực này được xây dựng thành nhiều công trình khác nhau, có chùa thì xây một tượng Phật lớn, có chùa thì xây nhiều tượng Phật tạo nên bố cục đẹp, một số chùa thì khu vực này vẫn để hoang sơ tạo thành một rừng cây nho.
Công trình quan trọng tiếp theo của chùa là Sala. Sala là giảng đường hay còn gọi là phước xá được xây dựng rộng rãi, là nơi được xây đầu tiên khi dựng chùa, nơi đây được xem như nhà hội của phật tử và sư sãi, có khi còn là nơi học tập văn hóa, là nơi thuyết pháp, nơi tập trung phật tử độ cơm cho các vị sư sãi, nơi tổ chức sinh hoạt, nơi tổ chức phòng nhạc ngũ âm. Sala là nơi sinh hoạt tôn giáo của tín đồ Phật tử với các chư tăng trong chùa. Vào các dịp