Chương 2: VAI TRÒ CỦA CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH
2.2. Trung tâm văn hóa cộng đồng
Chùa Phật giáo Nam tông không chỉ là nơi thờ tự mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi diễn ra các lễ hội, các trò chơi dân gian, các hoạt động thể dục thể thao. Trong năm, người Khmer có rất nhiều lễ hội, trong đó gồm có các lễ hội như: lễ hội dân tộc, lễ hội tôn giáo. Tất cả các lễ hội thường được tổ chức tại chùa.
Ngày nay, những nghi lễ truyền thống trong ngày Tết của dân tộc vẫn được người Khmer gìn giữ, lưu truyền qua các thế hệ, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Trong năm người Khmer vẫn tổ chức 3 lễ hội truyền thống dân tộc như sau:
Lễ Chôl Chnam Thmây (Lễ Vào năm mới hay Lễ Chịu tuổi): là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Chôl Chnam Thmây thường được tổ chức vào khoảng (khe chét) theo lịch của Phật giáo Nam Tông Khmer. Lễ hội kéo dài trong 03 ngày khoảng giữa tháng 4 (thường từ ngày 13 đến 15/4 dương lịch; năm nhuần thì ngày 14-16/4 dương lịch). Lễ Chôl Chnăm Thmây được tổ chức ở chùa, với sự tham gia của các vị sư sãi, các vị Achar và những người Khmer sinh sống trong các phum sóc chung quanh chùa.
Trong các ngày này, gia đình nào cũng ăn mặc đẹp, sửa sang, quét dọn, trang trí lại nhà cửa, chùa chiền, chuẩn bị thực phẩm đầy đủ cho những ngày tết. Sáng ngày đầu năm mới mọi người mang lễ vật, nhang đèn đến chùa làm lễ rước đại lịch để tống tiễn năm cũ và chào đón năm mới, đến 1 giờ chiều các vị sư sãi và bà con phật tử diễu hành đi một vòng phum sóc để nhằm cầu
44
mong cho dân làng làm ăn phát đạt, mưa thuận gió hòa
Một số chùa Khmer còn tổ chức lễ rước Đại lịch thành đoàn rước từ chùa đến cuối xóm, rồi trở lại chùa. Tùy năm, lễ này được tổ chức buổi sáng hoặc buổi chiều có sự tham gia của các vị sư sãi, các vị Achar và bà con Phật tử. Các vị sư mang theo bình bát để đựng cơm và thức ăn của tín đồ cúng dường. Đoàn rước đi một đoạn thì dừng lại để người dân dâng thức ăn. Đoàn rước về đến chùa, sư cả trịnh trọng tiếp nhận quyển Đại lịch, đặt lên bàn thờ Phật. Đoàn người vào chùa, cúng dường và dâng thức ăn cho sư sãi.
Ngày thứ hai phật tử vào chùa lễ Phật, dâng cơm cho các vị sư. Đến chiều, phật tử cùng nhau tổ chức đắp núi cát, núi lúa và nghe sư thuyết pháp về đạo, nhằm tích phước đức cho mai sau.
Ngày thứ ba, buổi sáng mọi người vào chùa lễ phật, dâng các vật phẩm, dâng cơm sáng, cơm trưa đến các vị sư rồi đến chiều khoảng 13 giờ các phật tử đem nước thơm ướp từ các loài hoa đến chùa tổ chức nghi lễ tắm Phật để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, đồng thời cũng để rửa bỏ những điều không mai của năm cũ, bước sang năm mới được vạn sự như ý. Kế tiếp, các nhà sư đến những ngôi tháp dựng hài cốt, các nghĩa trang, làm lễ cầu siêu cho vong linh người đã khuất và cuối cùng là lễ tắm tượng Phật tại gia. Sau nghi lễ, các con cháu mời ông bà, cha mẹ đến để tạ lễ, xin tha thứ những lỗi lầm, thiếu sót trong năm cũ, để sang năm mới mọi người trong gia đình phấn đấu tốt hơn.
Những ngày lễ, còn có các trò chơi dân gian, văn nghệ để mọi người tham gia. Trong các trò chơi dân gian thường có các trò như: kéo co nhảy bao, đập nồi đất,...thường được tổ chức vào ban ngày. Hoạt động văn nghệ thường được tổ chức vào buổi tối với các điệu múa truyền thống của người Khmer nhằm tái hiện lại sử thi Riềm kê, các câu chuyện dân gian,...
Lễ Sêne Đôlta là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer còn được gọi là lễ cúng ông bà, được tổ chức trong 03 ngày từ ngày 29
45
tháng Tám đến mùng 1 tháng Chín âm lịch. Lễ Senl Đôlta được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng. Trong ba ngày lễ có nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán diễn ra đan xen với nhau.
Lễ hội Ok Om Bok còn gọi là lễ cúng trăng hay đút cốm dẹp, lễ hội thể hiện được nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer, lễ được tổ chức vào tháng 10 âm lịch (ngày 15 tháng Ka-Đât theo lịch Khmer). Thời điểm này cũng là lúc kết thúc vụ mùa, người dân tổ chức lễ cúng trăng để tỏ lòng biết ơn đối với mặt Trăng, vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ họ trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại mùa màng tốt tươi và sự no ấm. Lễ cúng trăng là sự đưa tiễn mùa mưa, chào đón mùa khô.
Theo quan niệm tín ngưỡng dân gian của người Khmer, mặt trăng là vị thần cai quản thời tiết và mùa màng trong năm. Người Khmer đa số làm nông nghiệp, làm ruộng theo hai mùa trong năm, mùa mưa từ 16/4 đến 15/10 âm lịch, mùa hạn từ 16/10 đến 15/4 âm lịch. Hai mùa này tính theo đường quay vòng trái đất của mặt trăng. Vì thế ngày 15 tháng 10 là ngày cuối mùa hạn và cũng là thời gian thu hoạch hoa màu trong đó có lúa nếp. Để nhớ ơn vị thần có ảnh hưởng đến mùa màng, họ lấy lúa nếp quếch thành cốm dẹp cùng với các hoa màu khác cúng mặt trăng để tỏ lòng biết ơn. Trong lễ cúng trăng có nghi thức thả đèn gió, đèn nước và tổ chức các trò chơi dân gian.
Ngoài ra, một hoạt động rất sôi nổi trong lễ hội Ok om bok này là đua ghe ngo. Cuộc đua ghe ngo được diễn ra vào trước ngày rằm tháng 10 âm lịch. Đây là một nghi thức truyền thống tiễn đưa thần nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả. Đây cũng là nghi thức tôn giáo để tưởng nhớ thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông. Đua ghe ngo là một trò chơi dân gian, vừa tỏ sức mạnh vừa tỏ sự đoàn kết. Mọi người dân đủ các thành phần tập trung hai bên dòng sông, nhạc ngũ âm đánh tưng bừng hai bên dòng, tạo nên một không khí tưng bừng, rộn ràng, phấn khởi. Các đội đua tập
46
trung về từ các huyện trong tỉnh, các tỉnh lân cận cùng thi với nhau. Ngoài những lễ hội truyền thống trên, trong năm ở chùa còn tổ chức nhiều lễ hội quan trọng của tôn giáo như: Bunl Meak Bôchea (Lễ Ban hành giáo lý); Bunl Pisat Bôchea (lễ Phật Đản); Bunl Chol Vasa (Lễ Nhập hạ); Bunl Chênl Vasa (Lễ Xuất hạ); Lễ Dâng y (Kathina); Bunl Pithea Pisek (lễ an vị tượng Phật)…
Bnonl Ka Thi Na (lễ dâng y cà sa) là một lễ hội tôn giáo lớn nhằm dâng bộ y cà sa và các vật dụng khác cho các vị sư. Lễ dâng y tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 16/9 đến 15/10 âm lịch, nhưng mỗi chùa được giữ lễ vật trong 1 ngày. Chủ lễ dâng y phải mua sắm lễ vật và tổ chức thành đoàn dâng lễ vật vào chùa. Đoàn đi có đội múa trống Cha Dam, có dàn nhạc ngũ âm phục vụ. Khi đoàn dâng y đến chùa, mọi người khiêng kiệu và bưng các lễ vật đi vòng quanh chính điện ba lần rồi vào làm lễ. Nghi lễ do vị sư cả của chùa chủ trì. Sư cả chọn một vị sư tu hành tốt nhất và có nhiều công lao nhất trong năm để tín đồ tặng cà sa mới. Trong lễ dâng y, bà con tín đồ tự nguyện làm những cây bông tiền hoặc tự mang các lễ vật để dâng lên chùa. Lễ dâng y cà sa thể hiện tấm lòng và tình cảm, cũng như ý thức của người Khmer đối với đạo Phật, thể hiện trách nhiệm của các tín đồ trong việc quan tâm, chăm sóc cho các vị sư, việc xây dựng, tu sửa chùa chiền.
Lễ Meak Bô Chea (lễ Ban hành giáo lý) lễ được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng âm lịch nhằm nhắc nhở các tín đồ nhớ ngày ban hành giáo lý của Đức Phật.
Lễ Pi Sak Bô Chea (lễ Phật đản) lễ được tổ chức vào ngày rằm tháng 4 âm lịch. Ngày này là ngày Phật đắc đạo cũng là ngày viên tịch nhập niết bàn theo quy tắc của phái Nam tông.
Lễ Chol Vasa (lễ nhập hạ) lễ kéo dài từ 15/6 đến 15/9 âm lịch thời gian này các vị sư phải tập trung an trú trong chùa trừ trường hợp khi nào nhà dân có đám lễ, phước thỉnh các vị sư đến tụng kinh thì mới được rời chùa đi thực hiện nghi lễ.
47
Lễ Chênl Vasa (lễ xuất hạ) làm lễ chấm dứt ba tháng nhập hạ tổ chức từ chiều ngày 14 đến trưa ngày 15/9 âm lịch.
Ngoài các lễ hội tiêu biểu trên, trong năm nhà chùa còn tổ chức nhiều lễ hội khác như lễ kiết giới chính điện, lễ an vị tượng Phật, lễ đặt cơm vắt… và hàng tháng đến chùa tụng kinh niệm Phật bốn lần vào các ngày mùng 8, 15, 23, 30.