Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Hà

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 32)

CHƯƠNG 2: CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

2. THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HỤYỆN THẠCH HÀ, HÀ TĨNH

2.5. Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Hà

2.5.1.Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới

- Lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng NTM: Đến nay, 30/30 xã hoàn thành việc phê duyệt Đồ án quy hoạch, công bố bản đồ quy hoạch tại UBND xã, các nút giao thông, tại nhà văn hóa thôn xóm; 29/30 xã hoàn thành cắm mốc quy hoạch và phê duyệt quy chế quản lý, thực hiện quy chế quản lý theo quy định (xã Thạch Hải thực hiện quy hoạch nông thôn mới vào tháng 9/2015 theo chỉ đạo của UBND tỉnh).

- Về đề án xây dựng NTM: 30/30 xã thực hiện lập và phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020. Hiện đang tập trung hoàn thiện điều chỉnh phù hợp với định hướng phát triển của huyện và thực tiển của từng địa phương.

2.5.2. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân:

26

- Nông nghiệp có bước phát triển khá toàn diện, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, chuyển dần từ sản xuất truyền thống sang nền nông nghiệp hàng hóa, theo hướng “Doanh nghiệp hóa, liên kết hóa, xã hội hóa” theo chuỗi “vừa tập trung, vừa phân tán”.

Nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả được hình thành và nhân rộng. Từ năm 2011 đến nay, toàn huyện thành lập mới 832 mô hình, trong đó: có 115 mô hình doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm (chiếm 13,82%), 127 mô hình doanh thu từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/năm (chiếm 15,26%) và 590 mô hình doanh thu từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng/năm(chiếm 70,91%). Một số mô hình tiêu biểu như: Mô hình sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên đất cát bạc màu với diện tích 18,7 ha tại các xã vùng bãi ngang (hiện đã san lấp mặt bằng 49,7 ha); mô hình rau an toàn tại xã Tượng Sơn, mô hình chăn nuôi lợn liên kết tại với Công ty cổ phần Chăn nuôi Mitraco Hà Tĩnh tại 5 xã; mô hình nuôi tôm thâm tại Thạch Long, Thạch Bàn, Thạch Khê, Tượng Sơn vv...; mô hình nuôi cá lồng bè tại Thạch Sơn;

Mô hình chăn nuôi gà Ai Cập tại xã Thạch Tân vv... , mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm quy mô kinh tế hộ liên kết với doanh nghiệp, tại xã Thạch Long, Thạch Tân ... Phát triển mạnh các hình thức tổ chức sản xuất; đến nay, toàn huyện có 183 doanh nghiệp, tăng 108 doanh nghiệp so với năm 2010 (không tính Thị trấn); có 118 HTX tăng 95 HTX so với năm 2010; có 217 Tổ hợp tác (năm 2010 chưa có THT). Một số Doanh nghiệp lớn đã tập trung đầu tư lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo hướng liên kết chuỗi giá trị như Mô hình sản xuất rau củ quả trên cát của công ty Khoáng sản thương mại Mitraco Hà Tĩnh, mô hình nuôi cá Bơn, cá Mú trên đất cát ven biển của Công ty TNHH Như Nam.... và Các hợp tác xã hoạt động hiệu quả như Hợp tác xã Tín dụng xã Bắc Sơn, Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Diêm Hải, xã Thạch Bàn, HTX rau củ quả Tượng Sơn, Thạch Văn,... góp phần đẩy nhanh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Tại hội nghị xúc tiến đầu tư huyện Thạch Hà năm 2015 đã có 22 biên bản ghi nhớ cam kết đầu tư trên các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại - dịch vụ, du lịch,...

Cụm công nghiệp xã Phù Việt, cụm thương mại - dịch vụ xã Thạch Long và các cụm công nghiệp khác trên địa bàn huyện đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư, quy mô được mở rộng, tạo việc làm cho lao động địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2015 ước đạt 26,5 triệu đồng tăng gấp hơn 2,6 lần so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, cuối năm 2015 dự kiến còn 7,16%, giảm 4,32% (năm 2011: 11,48%).

2.5.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng với tốc độ nhanh, theo quy chuẩn, từng bước thay đổi bộ mặt mới cho nông thôn và tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội.

- Về giao thông: Xây dựng mới và nâng cấp được hơn 683,3 km đường giao thông nông thôn, nâng tổng số đường giao thông nông thôn đạt chuẩn lên 885,5 km, đạt 51,25%. Đã có 03/30 đạt tiêu chí này.

- Về thủy lợi: Toàn huyện có 321,21/631,29 km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóachiếm tỷ lệ 50,88%; nâng cấp sửa chữa 29 trạm bơm trên tổng số 75 trạm đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới tiêu. Đã có 8 xã đạt tiêu chí này.

- Về tiêu chí Điện: Toàn huyện có 30/30 xã đã bàn giao cho ngành điện quản lý. Tranh thủ các dự án, tập trung xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng điện.

Đến nay, tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn từ các nguồn là: 99%; có 20/30 xã đạt tiêu chí Điện, đạt: 66,7%.

- Về tiêu chí Trường học: toàn huyện có 16/30 trường mầm non, 28/30 trường tiểu học, 8/14 trường trung học sơ cở đạt chuẩn; có 13/30 xã đạt tiêu chí trường học.

- Về tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa: Trong 5 năm đã tập trung các nguồn lực xây mới 11 nhà văn hóa xã, 63 nhà văn hóa thôn; nâng cấp sữa chữa 19 nhà văn hóa xã, 70 nhà văn hóa thôn. Toàn huyện có 04/30 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, đạt 10% (năm 2010 chưa có xã đạt).

- Tiêu chí chợ nông thôn: Toàn huyện có 18/30 xã có quy hoạch chợ nông thôn đến năm 2020, hiện đang hoạt động. Chỉ đạo tất cả các địa phương rà soát, chuẩn bị phương án thực hiện việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ sang doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý theo Đề án của tỉnh.Đến nay có 05 xã đạt tiêu chí chợ đạt 16,7% (xã Thạch Tân, Phù Việt quy hoạch sau năm 2015)

- Tiêu chí bưu điện: Toàn huyện có 29/30 xã có điểm bưu điện văn hóa xã, hệ thống internet đến các thôn đảm bảo yêu cầu. Có 29/30 xã đạt tiêu chí bưu điện (năm 2011 có 18 xã đạt).

28

- Tiêu chí nhà ở dân cư: trong 5 năm đã xóa 1.575 nhà tạm, dột nát, trong đó có 1.133 nhà hộ nghèo và 442 nhà chính sách theo Quyết định số 22/QĐ-TTg (288 nhà làm mới và 154 nhà sữa chữa). Đến nay, toàn huyện có 28.811/33.329 nhà đạt chuẩn, đạt 86,44%; có 11/30 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư (năm 2010 chưa có xã đạt).

2.5.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường

Phòng trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao nông thôn được quan tâm, có bước phát triển mạnh mẽ.

- Về giáo dục: chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, giáo dục mũi nhọn đạt kết quả khá. Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mần non cho trẻ 5 tuổi được củng cố và giữ vững. Đến nay, có 30/30 xã đạt tiêu chí này.

- Về y tế: huy động các chương trình, dự án và sự đóng góp tài trợ của các doanh nghiệp, con em xa quê và ngân sách địa phương xây mới 17 trạm y tế đạt chuẩn, nâng cấp sửa chữa 13 trạm y tế. Chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe được nâng cao; công tác giám sát hoạt động hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn, công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường.

- Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"

gắn với phong trào "xây dựng nông thôn mới" tiếp tục được triển khai sâu rộng.

Đến nay toàn huyện có 155/212 thôn được công nhận và giữ vững danh hiệu “thôn văn hóa”, đạt 73%;tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 86,03%; 23/30 xã đạt tiêu chí văn hóa, đạt 76,7.

- Về môi trường: toàn huyện có 86,5% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh;

14,58% hộ sử dụng nước sạch;90% tỷ lệ các xã không có các hoạt động suy giảm môi trường; 73,3% cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt chuẩn về môi trường; 100% xã đã quy hoạch bải thu gom, xử lý rác tập trung và các điểm thu gom rác tại các thôn xóm; hoàn thành và chuẩn bị đưa vào sử dụng01 lò xử lý rác thải tại xã Phù Việt;

25 xã có tổ hợp tác, HTX và 15 tổ đội môi trường.

2.5.5. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội được giữ vững và tăng cường; an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững

Công tác cán bộ được quan tâm cao, từng bước được trẻ hóa, chuẩn hóa;

việc củng cố, kiện toàn, sắp xếp, luân chuyển cán bộ công chức phù hợp với từng lĩnh vực chuyên môn được triển khai thường xuyên. Đến nay toàn huyện có

572/601 cán bộ, công chức đạt chuẩn theo qui định, đạt 95,2%; có 06/30 xã đạt chuẩn tiêu chí Hệ thống chính trị xã hội, dự kiến kết thúc đến năm 2015 có 12/30 xã đạt chuẩn.

Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc gắn với phong trào xây dựng NTM" được đẩy mạnh, hệ thống tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở được củng cố và tăng cường, an ninh trật tự xã hội cơ bản được giữ vững và ổn định.

2.5.6. Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực

Khai thác có hiệu quả các nguồn vốn để triển khai thực hiện các chương trình nông thôn mới. Có cách làm sáng tạo, đi đầu từ việc ban hành chủ trương, chính sách hỗ trợ xi măng, đến việc huy động nội lực của nhân dân để làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng đạt kết quả cao.

Công tác thu hút nguồn đầu tư đạt kết quả cao, tổng nguồn lực huy động trong 05 năm qua đạt 5.987,453 tỷ đồng.

Bảng 1. Các nguồn vốn được huy động cho thực hiện các chính sách xây dựng nông thôn mới.

Các nguồn vốn Số vốn Tỉ lệ % trong tổng vốn

Nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư trực

tiếp

65,448 tỷ đồng 1,09%

Nguồn ngân sách tỉnh đầu tư trực tiếp

98,054 tỷ đồng 1,64%

Nguồn ngân sách huyện 181,759 tỷ đồng 3,04%

Nguồn ngân sách xã 465,005 tỷ đồng 7,77%

Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án

1.280,1 tỷ đồng 21,38%

Vốn tín dụng 2.583,885 tỷ đồng 42,82%

Vốn huy động từ các doanh nghiệp

218,804 tỷ đồng 3,65%

Nhân dân đóng góp 1.044,76 tỷ đồng 17,45%

Nguồn khác 85,449 tỷ đồng 1,43%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, kế hoạch triển khai đến năm 2020

30

của Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện Thạch Hà.)

2.5.7. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới - Số xã đạt chuẩn: 02 xã (Thạch Long, Thạch Tân);

- Số xã đạt 15-17 tiêu chí: 01 xã (Phù Việt);

- Số xã đạt 10-14 tiêu chí: 03 xã;

- Số xã đạt 8-9 tiêu chí: 20 xã;

- Số xã đạt dưới 8 tiêu chí: 3 xã;

* Đánh giá số xã đạt chuẩn theo nhóm tiêu chí:

- Nhóm tiêu chí Quy hoạch: Đạt 29/30 xã;

- Nhóm Hạ tầng Kinh tế - Xã hội: Giao thông cơ bản: 03 xã; Thủy lợi: 08 xã;

Điện: 20 xã; Trường học: 13 xã; Cơ sở vật chất văn hóa: 03 xã; Chợ nông thôn: 05 xã; Bưu điện: 29 xã; Nhà ở dân cư: 11 xã;

- Nhóm Kinh tế và tổ chức sản xuất:

Thu nhập: 02 xã; Hộ nghèo: 11 xã; Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên: 30 xã; Hình thức tổ chức sản xuất: 9 xã;

- Nhóm Văn hóa – Xã hội – Môi trường: Giáo dục: 30 xã; Y tế: 20 xã; Văn hóa: 23 xã; Môi trường: 02 xã;

- Nhóm Hệ thống chính trị: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh: 06 xã; An ninh trật tự: 22 xã.

* Số xã đạt theo các nhóm tiêu chí cơ bản: Thu nhập: 2 xã; Hộ nghèo: 11 xã;

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên: 30 xã; Hình thức tổ chức sản xuất: 9 xã;

Môi trường: 02 xã.

2.5.8. Kết quả thực hiện một số nội dung khác

2.5.8.1. Công tác chỉnh trang nông thôn, xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu được quan tâm tập trung chỉ đạo, được sự đồng thuận cao:

Phong trào ra quân phát quang giải tỏa hành lang giao thông, chỉnh trang nông thôn, cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, trồng cây xanh bóng mát được phát động và triển khai mạnh mẽ trên địa bàn toàn huyện từng bươc làm thay đổi bộ mặt nông

thôn, đặc biệt là “ngày về cơ sở xây dựng nông thôn mới”. Đến nay có 06 khu dân cư mẫu cơ bản đạt 10 tiêu chí; 30/30 xã đã chọn, từng bước tập trung xây dựng khu dân cư mẫu; 116 vườn mẫu được xây dựng tại 16 xã.

2.5.8.2. Kết quả ra quân “ngày về cơ sở xây dựng nông thôn mới”:

Đến nay, 30/30 xã đã tổ chức được 527 đợt ra quân với 1.809 lượt cán bộ huyện, 11.163 lượt cán bộ xã và 93.895 lượt người dân tham gia bằng các hoạt động thiết thực hiệu quả, tạo khí thế trong phong trào toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới. Một số địa phương duy trì và thu hút đông đảo nhân dân tham gia như: Thạch Lạc, Thạch Văn, Thạch Ngọc, Thạch Liên, Thạch Kênh,...

2.5.8.3. Công tác đỡ đầu tài trợ:

- Công tác đỡ đầu: Đến nay đã có 16 đơn vị nhận đỡ đầu cho 20 xã. Ngoài các hoạt động như tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ nhân công, phối hợp kiểm tra soát xét và các hoạt động khác, các đơn vị đã giúp đỡ các địa phương về vật chất tổng trị giá 1,383 tỷ đồng. Tiêu biểu: Sở Y tế Hà Tĩnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh vv...

- Công tác tài trợ: 30/30 xã nhận được sự tài trợ quý giá của hàng trăm tổ chức, doanh nghiệp, con em xa quê bằng các hoạt động cụ thể như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt đông văn hóa thể dục thể thao, xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm vv...với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng. Tiêu biểu như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Hội quỹ thiện tâm Vin Group; bà Mai Thị Minh, Phường Trần Phú, Thành phố Hà Tĩnh; ông Phạm Văn Kỳ, Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty vận tải Dầu khí; ông Cao Đăng Nuôi, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Cảnh sát Giao thông - Bộ Công an,... và các Chương trình Dự án ODA như: SIRDP, ICDP, ISDP (từ năm 2011 – 2015 đầu tư 115,931 tỷ đồng), IWMC, WB, ADB,...

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w