Đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Hà

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 2: CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

2. THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HỤYỆN THẠCH HÀ, HÀ TĨNH

2.6. Đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Hà

Chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nói riêng và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nói chung đã có những tác động to lớn nhằm tạo ra diện mạo mới cho nông thôn và nâng cao đời sống cho người dân. Chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới thực sự là “đòn bẩy” góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

32

Chính sách đã có những tác động tích cực đến người nông dân, từ những người nông dân chỉ sản xuất nhỏ lẻ manh mún, chính sách đã tác động vào quan niệm sản xuất nông nghiệp của họ, với sự hỗ trợ của chính sách nông dân đã mạnh dạn đầu tư, huy động nguồn lực của mình để xây dựng các mô hình , phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.

Không chỉ tác động đến những người nông dân, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn tác động đến các doanh nghiệp, với quan niệm trước đây các doanh nghiệp thường sợ đầu tư vào nông nghiệp sợ rủi ro cao, nhưng nhờ có chính sách mà các doanh nghiệp thực sự là đầu kéo, là một trong những mắt xích quan trọng thực hiện thành công các chuỗi liên kết sản xuất chế biến và tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn.

Trong thời gian vừa qua gắn với xây dựng nông thôn mới, ngành nông nghiệp của huyện đã lựa chọn định hướng phát triển trên cơ sở định hướng: Khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động, tài nguyên và các nguồn lực xã hội để phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa nông - lâm nghiệp chất lượng cao cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh, tiến tới xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân; phát triển các sản phẩm có khả năng tạo ra giá trị cao, đẩy nhanh tốc độ về số lượng và tăng trưởng về chất lượng, phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần đẩy nhanh việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện, giảm dần khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng, góp phần tăng trưởng kinh tế chung của huyện.

Các chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới được ban hành đã góp phần không nhỏ đến tang thu nhập cho người dân. Đặc biệt là các chính sách phát triển chăn nuôi, các hộ đã tự nguyện hợp tác với nhau thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác có liên kết với các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay ở nhiều xã các mô hình chăn nuôi quy mô lớn, vừa và nhỏ đã tăng lên rất nhiều so với trước khi chưa có chính sách ban hành. Đặc biệt là năm vừa qua huyện đã tổ chức được 60 lớp tập huấn cho 6680 người dân chủ yếu là tập huấn chính sách của tỉnh, huyện và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp...Tổ chức được 12 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với 356 lao động tham gia (trong đó 9 lớp dạy nghề nông nghiệp do Trung

tâm hướng nghiệp dạy nghề và giáo dục thường xuyên huyện đào tạo; 3 lớp do Dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh (SRDP).

Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thạch Hà luôn khẳng vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời những người nông dân khi tham gia xây dựng nông thôn mới họ cũng mong muốn và khát khao là cải thiện đời sống và thu nhập được nâng cao. Qua điều tra khảo sát các hộ ở các xã nông thôn mới trên địa bàn huyện. Trong 100 người được hỏi thì có 70 người, chiếm 70% là các chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới đã góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của hộ, có 30 hộ, chiếm 30% hộ cho răng chính sách không góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của hộ. Hầu hết trong số 30 hộ này có đến 10 hộ nghèo, thiếu nguôn lực, khó tiếp cận với các khoa học kỹ thuật, các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Thông thường họ thường tự lựa chọn phương án sản xuất tự cung, tự cấp, họ vẫn giữ phương thức sản xuất truyền thống với giá trị kinh tế thấp, thiếu cơ hội thực hiện các phương án sản xuất mang lợi nhuận cao. Do vẫn theo phương án sản xuất truyền thống nên giá trị sản phẩm và năng suất các loại cây trồng, vật nuôi còn thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường và vì vậy đã đưa họ vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó. Đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất nông nghiệp như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động, thực vật; các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: điện, nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón… đã làm tăng chi phí tính trên một đơn vị giá trị sản phẩm. Khả năng còn hạn chế về vốn của người nghèo và cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng có giới hạn chính là nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, mở rộng sản xuất, tiếp cận thị trường,… Một mặt, do không có tài sản thế chấp, người nghèo phải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảm khả năng hoàn trả vốn. Mặt khác, đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể hoặc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, do vậy họ khó có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng.

Người nghèo còn thiếu thông tin về pháp luật, chính sách và thị trường đã làm cho họ sẽ càng nghèo hơn, hơn nữa những người nghèo là những người thường có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt và ổn định.

Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đủ để đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu

34

và do vậy không có điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo.

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w