Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 43)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH

3.1. Một số giải pháp

3.1.1. Giải pháp về nâng cao tính đồng bộ của chính sách

Xây dựng nông thôn mới là một đề án phát triển toàn diện Nông nghiệp nông thôn. Trong khi đó các chính sách hỗ trợ xây dựng NTM của huyện Thạch Hà thời gian qua đang mang tính phiến diện, thiếu đồng bộ, chủ yếu tập trung vào hỗ trợ sản xuất, nâng cao đời sống nông hộ. Như vậy những gia đình có tư liệu sản xuất lớn, có kiến thức và lao động dồi dào thì được hưởng lợi và khả năng hấp thu chính sách lớn. Ngược lại những hộ dân yếu thế như hộ nghèo, hộ đơn thân, hộ không có tư liệu sản xuất nông nghiệp thì không được hưởng lợi hoặc hạn chế trong hưởng lợi chính sách. Điều nay dẫn đến một hệ luỵ là phân hoá, chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Vì vậy, về dài hạn, các chính sách hỗ trợ NTM ở huyện THạch Hà cần điều chỉnh theo hướng đồng bộ, toàn diện không chỉ hỗ trợ phát triển sản xuất mà cần hỗ trợ cả phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, thiết chế văn hoá cơ sở.

Trong hỗ trợ sản xuất, những vấn đề như xây dựng thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ đầu ra tiêu thụ sản phẩm, mở rông thị trường, xúc tiến thương mại, bao bì đóng gói, bảo quản sau thu hoạch, nhãn mác ngày càng quan trọng hơn khi sản lượng hàng hoá tăng đột biến.

Khắc phục tính ngắn hạn của chính sách: Các chính sách hỗ trợ xây dựng NTM của huyện Thạch Hà trong thời gian qua chỉ có hiệu lực trong 1 năm, làm cho người dân lúng túng, bị động trong thực hiện và hưởng lợi chính sách. Trong thực tiễn, để đầu tư vào sản xuất, người dân cần một quá trình thời gian để chuẩn bị như xây dựng phương án sản xuất, huy động nguồn vốn, xây dựng chuồng trại, khai hoang đất, mất khá nhiều thời gian, những công việc này còn phụ thuộc vào mùa vụ thời tiết nên có khi kéo dài hàng năm, trong khi vòng đời chính sách ngắn làm cho người dân lo ngại, thậm chí chưa thực hiện xong thì chính sách đã hết hiệu lực. Để khắc phục hạn chế này, trong quá trình hoạch định chính sách, huyện cần tính toán kỹ để ban hành những chính sách có tính trung hạn hoặc dài hạn.

Khắc phục sự trùng lặp chính sách: Một số nội dung trong chính sách hỗ trợ xây dựng NTM của huyện Thạch Hà thời gian qua trùng lặp với các chính sách của trung ương, của tỉnh gây lãng phí và thất thoát ngân sách. Trong đó điển hình là chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn được quy định trong cả chính sách của trung ương, của tỉnh của huyện và thậm chí cả trong chính sách của xã cũng có quy định.

Điều này dẫn đến hệ luỵ là một số hộ gia đình không có nhu cầu vay vốn sản xuất nhưng vẫn vay rồi gửi lại ngân hàng để hưởng chênh lệch lãi suất, gây lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước, tạo ra tiền lệ xấu và mất niềm tin trong nhân dân.

3.1.2. Giải pháp về nâng cao nhận thức về các quá trình hoạch định và thiết kế nội dung chính sách

Nâng cao nhận thức về quá trình hoạch định chính sách chính là đổi mới nhận thức về quá trình xây dựng ban hành chính sách, là vẫn đề mấu chốt tạo ra bước đột phá trong định hướng, thiết kế chính sách. Coi thực hiện các chu trình hoạch định chính sách là hoạt động có ý nghĩa quyết định trong quản lý nhà nước, xa hơn là trong sự lãnh đạo của Đảng.

Trước hết là đổi mới cách thức ra Nghị Quyết của Hội đồng Nhân dân các cấp theo hướng dân chủ, khoa học, đại chúng. Do vậy, phương thức ban hành nghị quyết được xem là có giá trị thực tiễn và tính chính trị cao trong thời đại hôm nay

38

là phải tập hợp được ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan tham mưu tư vấn chính sách kể cả những góp ý rất cảm tính của người nông dân về chính sách đang được triển khai.

Trong hoạch định chính sách phải xác định vấn đề ưu tiên là gì đối với từ xã để có lộ trình và bước đi thích hợp nhằm xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn các xã.

Cần đổi mới nhận thức của Đảng trong quá trình hoạch định chính sách theo hướng tăng cường trách nhiệm trong từng tổ chức Đảng. Kịp thời tiến hành sơ kết, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm cả thất bại và thành công để bổ sung tư duy lý luận. Tích cực nghiên cứu lý luận, lý thuyết mô hình nông thôn mới ở các nước;

các dịa phương khác để bổ sung hoàn thiện chính sách.

Cần phải đổi mới cách thức tuyên truyền Nghị Quyết, đưa pháp luật vào cuộc sống tạo ra sự thống nhất nhận thức về mục đích chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quan điểm giải quyết những vấn đề lớn của huyện để có sự nhất trí hành đồng.

Đổi mới, nâng cao nhận thức còn ở chỗ nhà hoạch định chính sách thấy được tính hai mặt của chính sách từ đó dự báo được các phương án biện pháp chính sách.

Mở rộng hơn đối tượng tiếp nhận kiến thức và công nghệ hoạch định chính sách từ lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp, đoàn thể, tổ chức hoạch định và cả người dân thực thi cũng như trực tiếp hưởng lợi từ chính sách. Tổ chức điều tra xã hội học, lấy ý kiến rộng rãi đánh giá mức độ lợi ích đạt được so với dự kiến cũng như thăm dò ý tưởng chính sách sắp tới. Nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng, tiếng nói của Hội nông dân các cấp trong tư vấn đánh giá kết quả, đề xuất phương án, các kiến nghị chính sách.

Đổi mới hoạc động lập pháp (của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện) theo hướng vừa mang tính sáng tạo, vừa mang tính giải phòng. Phân định rõ trách nhiệm trong tổ chức, chỉ đạo, triển khai theo dõi đánh giá chính sách.

Cần nhận thức đầy đủ hơn về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thể hiện ở việc đề ra quan điểm, mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, phương hướng phát triển ngành nông nghiệp. Trên cơ sở chủ trương, chính

sách của tỉnh, các Trung ương, của các ngành, huyện Thạch Hà cần cụ thể hóa một cách đầy đủ thành các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể.

3.1.3. Giải pháp về kiện toàn cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thạch Hà

Xây dựng cơ chế hợp tác chĩnh sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới giữa các nhà hoạch định chính sách với các đơn vị, cá nhân có liên quan phục vụ hoạch định chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới. Phát huyen hết công năng của Cổng thông tin điện tử UBND huyện Thạch Hà để đưa vào sử dụng thực hiện tốt công tác, chỉ đạo, điểu hành các xã trong huyện; cung cấp thông tin kịp thời đến tầng lợp nhân dân.

Ngoài chế độ báo cáo trong cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng, cần xây dựng cơ chế thông tin rộng rãi các vấn đề, kết quả chính sách đển tổ chức cá nhân có nhu cầu. Trong điều kiện thông tin đa chiều và mang tính chất dân chủ, điều đó giúp thúc đẩy công tác phản biện chính sách mang lại lợi ích cao nhất cho người dân, tăng tính thời sự trong đề xuất chính sách cho các cấp.

Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới huy động được các sáng kiến kinh nghiệm của các tổ chức cá nhân. Những ý kiến đóng tâm huyết của các chuyên gia, các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân đặc biệt là đối tượng hưởng lợi chủ yếu-người nông dân là một cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển trong thời gian tới.

Phân cấp quản lý để nâng cao tính chủ động, sáng tạo; đề cao trách nhiệm cá nhân, những người đứng đầu trong các cơ quan quản lý Nhà nước. Có chế tài biện pháp xử lý trường hợp cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhũng nhiễu, phiền hà nhân dân.

3.1.4. Giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước

Phân trách nhiệm cụ thể, thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và các địa phương (xã) về phát triển nông thôn. Kiện toàn hệ thống cơ quan chuyên ngành về phát triển nông thôn tại Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ban nông nghiệp xã. Tăng cường năng lực cán bộ quản lý nhà nước về phát triển nông thôn của huyện, xã.

40

Đào tạo cán bộ có chuyên môn thuộc lĩnh vực hoạch định chính sách, có kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đề xuất phương án chính sách. Nâng cao ý thức công dân, ý thức xã hội, ý thức pháp luật, đặc biệt là ý thức trách nhiệm với dân, với nước. Cán bộ có năng lực trình độ am hiểu rõ đối tượng tác động của chương trình, dự án, chính sách (người dân nông thôn), nắm bắt được những thách thức đối với nông dân trong thời hội nhập để có kế hoạch chủ động. Cán bộ hoạch định chính sách phải nhận thấy được hạn chế của hoạch định chính sách xây dựng nông thôn theo mô hình truyền thống là tiếp cận chính sách dựa vào nhu cầu, mang tính chất bù đắp sự thiếu hụt cho nông dân nông thôn. Tâm lý đó có ở cả cấp hoạch định cũng như người chấp hành chính sách, xem dự án đầu tư là của nhà nước, cơ hội đầu tư chỉ được chờ đợi từ bên ngoài (nhà nuớc, tổ chức quốc tế). Do đó đào tạo cán bộ hiểu được yêu cầu qui hoạch mô hình nông thôn mới phải đáp ứng được sự phù hợp, khả thi, phản ánh đúng nhu cầu thiết thực của người dân.

Tăng chi phí quản lý, đầu tư các hoạt động như nghiên cứu thực tế, làm nền tảng cho mọi hoạt động chính sách; Cần đầu tư mạnh vào công tác nghiên cứu đối tượng thực thi chính sách để hiểu toàn diện, nắm được đặc điểm, tâm lý, văn hóa, đặc biệt là nhu cầu, nguyện vọng của họ để có hướng chính sách tác động phù hợp. Tăng chi ngân sách cho hoạt động điều tra (xã hội học, nghiên cứu thực tế ở cơ sở, nghiên cứu tài liệu,...) về ý thức pháp luật, mức độ dân chủ cơ sở.

Đây là hoạt động rất tốn kém cả về nhân lực và kinh phí nếu đầu tư thực sự. Đòi hỏi phải chuẩn bị, đào tạo cán bộ làm công tác này, thu hút các tổ chức, cá nhân trong cả nước tham gia. Kết quả của nó sẽ làm căn cứ cho các quyết sách của huyện.

3.1.5. Tăng cường công tác tuyên truyền giải thích và tính minh bạch của chính sách

Do hạn chế về công tác tuyên truyền, vì vậy thời gian qua một số người dân trên địa bàn chưa nắm bắt được nội dung chính sách, chưa tiếp cận và chưa được hưởng lơi từ chính sách của huyện. Một số do nhận thức hạn chế nên chỉ nghĩ đến sản xuất để lấy chính sách, lấy hỗ trợ của nhà nước mà chưa quan tâm đến chất lượng, hiệu quả kinh tế của các đề án sản xuất gây lãng phí nguồn lực trong nhân dân. Vì vậy công tác thông tin tuyên truyền giải thích có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tuyên truyền giải thích phải sâu sát đến tận người dân, phương pháp phải cụ

thể, dễ hiểu, dễ thực hiện. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho người nông dân hiểu biết về chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Trang bị cho người dân nông thôn những kỹ năng cơ bản về họp cộng đồng, trao đổi ý kiến, cách thức xây dựng và đề xuất giải pháp chính sách để họ thụân lợi trong tham gia xây dựng kế hoạch phát triển nông thôn mới, thực hiện tốt vai trò theo dõi, giám sát đối với các công trình, dự án được đầu tư tại nơi mình sinh sống.

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú.

Công khai niêm yết các nội dung, đối tượng, điều kiện và kết quả hưởng lợi chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh thôn xóm, thông qua các cuộc họp thôn, niêm yết tại hội quán khu dân cư để mọi người dân biết và giám sát lẫn nhau.

Huy động sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội để vận động hội đoàn viên, hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông thôn, tích cực tham gia cùng chính quyền các cấp để thực hiện xây dựng chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở làng, thôn,.. Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở thôn xóm trong tuyên truyền và giám sát chính sách.

3.1.6. Giải pháp về nguồn lực thực hiện chính sách

Nguồn lực thực hiện chính sách là yếu tố quyết định đến thành công của chính sách, nhất là đối với ngân sách địa phương thường có hạn trong khi nhu cầu thì rất lớn. Đây là bài toán khó cho các cấp chính quyền địa phương khi ban hành và thực thi chính sách. Vì vậy trước khi ban hành chính sách, các cơ quan chuyên môn cần tính toán, dự báo kỹ về khả năng cân đối nguồn lực, nhu cầu kinh phí để có cân đối hợp lý, bố trí ngay từ đầu niên độ ngân sách và trình ra cấp có thẩm quyền để quyết định, từ đó tăng cường tính chủ động trong điều hành ngân sách địa phương. Cùng với việc cân đối nguồn lực, bố trí ngân sách từ đầu để thực hiện chính sách, chính quyền địa phương cần tăng cường rà soát các nguồn thu, không bỏ sót nguồn thu dông thời tiết kiệm chi những khoản chi không cần thiết hoặc cấp bách để giành nguồn lực cho thực hiện chính sách nhằm thực hiện định hướng phát triển trong xây dựng nông thôn mới.

42

Ngoài ngân sách đầu tư phát triển của địa phương hằng năm ưu tiên bố trí vốn cho các chính sách đã được ban hành đồng thời lồng ghép các chương trình dự án, chương trình mục tiêu của Chính phủ trên địa bàn, đảm bảo tăng nguồn lực đầu tư cho các chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới.

Huy động cac nguồn tài trợ từ bên ngoài, kêu gọi và đề nghị sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế như: WB, ADB... các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.

Khai thác các dự án quỹ đất để đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, huy động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn gốp một phần vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi của địa phương. Tuỳ theo điều kiện và khả năng của từng địa phương để xây dựng cơ chế đóng góp phù hợp bằng sức người, sức của, phát huy tối đa tính sáng tạo và sự tham gia đóng góp của người dân địa phương.

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w