Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả 2.2.2 Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu toàn bộ điều dưỡng đang công tác tại các cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ, bao gồm:
Bệnh viện tuyến thành phố: 12 đơn vị Bệnh viện Nhi đồng
Bệnh viện Mắt – Răng Hàm Mặt Bệnh viện Tai mũi họng
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Bệnh viện Tâm thần
Bệnh viện Y học cổ truyền Bệnh viện Da liễu
Bệnh viện Ung bướu
Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ Bệnh viện Huyết học Truyền máu Bệnh viện phụ sản
Bệnh viện tim mạch
Trung tâm tuyến thành phố: 2 đơn vị Chi cục Dân số KHHGĐ
Trung tâm Y tế dự phòng TP.Cần Thơ Bệnh viện Đa khoa Quận – Huyện: 8 đơn vị
Bệnh viện Đa khoa quận Ô Môn Bệnh viện Đa khoa quận Cái Răng Bệnh viện Đa khoa quận Thốt Nốt Bệnh viện Đa khoa huyện Phong Điền Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thạnh Bệnh viện Đa khoa huyện Thới Lai Trung tâm y tế huyện Cờ Đỏ
Trung tâm y tế huyện Bình Thủy
Trung tâm Y tế dự phòng Quận – Huyện: 7 đơn vị Trung tâm Y tế dự phòng quận Ninh Kiều Trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn Trung tâm Y tế dự phòng quận Cái Răng Trung tâm Y tế dự phòng quận Thốt Nốt Trung tâm Y tế dự phòng huyện Phong Điền Trung tâm Y tế dự phòng huyện Vĩnh Thạnh Trung tâm Y tế dự phòng huyện Thới Lai
Như vậy, toàn thành phố có 29 đơn vị được chọn khảo sát.
2.2.3. Nội dung nghiên cứu
2.2.3.1 Số lượng nhân lực điều dưỡng
− Giới tính + Nam + Nữ
− Dân tộc + Kinh + Khmer + Hoa + Khác
− Tuổi: tuổi được tính từ năm sinh (dương lịch) đến năm 2015, tuổi được chia thành 5 nhóm tuổi
+ <25 tuổi + 25-34 tuổi
+ 35-44 tuổi + 45-54 tuổi + >= 55 tuổi
− Năm công tác: là số năm điều dưỡng bắt đầu làm việc tại các cơ sở y tế nhà nước đến thời điểm khảo sát được phân thành 6 nhóm
+ <5 năm + 5-9 năm + 10-14 năm + 15-19 năm + 20-24 năm + >= 25 năm
Số lượng nhân lực điều dưỡng là tổng số điều dưỡng đang công tác tại 29 cơ sở y tế công lập thành phố Cần Thơ đến thời điểm nghiên cứu.
Số lượng nhân lực điều dưỡng theo tuyến công tác Số lượng nhân lực điều dưỡng theo đơn vị công tác 2.2.3.2 Trình độ nhân lực điều dưỡng
Trình độ điều dưỡng là văn bằng cao nhất hiện có thuộc lĩnh vực chuyên môn đang công tác gồm:
+ Sơ cấp + Trung cấp + Cao đẳng + Đại học + Sau đại học +
2.2.3.3 Cơ cấu nhân lực điều dưỡng
− Số lượng điều dưỡng/10000 dân được tính bằng tổng số lượng điều dưỡng chia cho dân số trong thành phố và nhân với 10000.
− Số lượng điều dưỡng/ số giường bệnh kế hoạch 2.2.3.4 Nhu cầu cử nhân điều dưỡng
Nhu cầu cử nhân điều dưỡng được tính dựa trên số lượng cử nhân điều dưỡng hiện có năm 2015 của từng đơn vị, đồng thời căn cứ theo thông tư 08 BNV-BYT , ngày 05 tháng 06 năm 2007 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước và Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng, hộ sinh giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 của Bộ Y tế. Nhu cầu này bao gồm cả tuyến thành phố và tuyến quận/huyện
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.4.1 Công cụ thu thập số liệu
− Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn được chuẩn bị trước.
− Tiến hành phỏng vấn thử.
− Hiệu chỉnh phiếu phỏng vấn trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức.
2.2.4.2 Kỹ thuật thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi có sẵn.
2.2.4.3 Thu thập số liệu
− Dựa vào danh sách điều dưỡng đang công tác tại sở y tế do Trưởng phòng tổ chức cán bộ hoặc người trực tiếp phụ trách nhân sự cung cấp.
− Việc thu thập số liệu và cuộc phỏng vấn được liên hệ trước và sắp xếp thời gian thích hợp để không ảnh hưởng đến công việc của người phỏng vấn.
− Số liệu điều dưỡng công tác tại các Trạm y tế được thu thập số liệu tại các Trung tâm Y tế quận/huyện.
2.2.5 Phương pháp kiểm soát sai số
Sau khi thu thập số liệu sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của số liệu, nếu không phù hợp sẽ phỏng vấn lại.
Người thu thập dữ liệu được tập huấn kỹ lưỡng, để biết nội dung, mục đích, yêu cầu của nghiên cứu, những công việc mà điều tra viên phải biết, phải làm và cần có giám sát để thu nhận thông tin được chính xác.
Điều tra viên phải khách quan không gợi ý.
Điều tra thử rút kinh nghiệm.
2.2.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Làm sạch số liệu trước khi nhập
Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0.
Thống kê số liệu tính tỷ lệ phần trăm, so sánh với định biên về nguồn nhân lực điều dưỡng theo Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV, so sánh với kết quả một số công trình nghiên cứu trước, chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng, hộ sinh giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 của Bộ Y tế.