Trình độ nhân lực điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 52 - 56)

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

4.2.2. Trình độ nhân lực điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên

Hiện nay, trình độ điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên đã được nâng cao nhưng số trình độ từ đại học trở lên còn rất thấp, đa số là ở bậc trung cấp. Từ kết quả bảng 3.8. Ta thấy rằng trình độ điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên từ cao

đẳng trở lên chiếm 20,76%, chủ yếu tập trung ở trình độ trung cấp 77,25%. Tuy vậy, từ năm 2015, theo xu hướng hội nhập và hợp tác, các nước trong khu vực ASEAN có thể sử dụng điều dưỡng của nhau và những bệnh viện quốc tế ở Việt Nam sẽ sử dụng điều dưỡng của các nước ASEAN. Theo chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng, hộ sinh giai đoạn từ 2013 đến năm 2015 của bộ Y tế thì Việt Nam năm 2013 có 15% điều dưỡng, hộ sinh có trình độ từ cao đẳng trở lên tương đương với chuẩn đào tạo mà chính phủ các nước ASEAN đã ký kết trong thoả thuận khung công nhận lẫn nhau về dịch vụ điều dưỡng. Ta thấy, tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh từ cao đẳng trở lên của Cần thơ 20,76%, Việt Nam bước vào thời kỳ già hóa dân số, xã hội cần ứng phó với sự già hóa dân số để đảm bảo an sinh xã hội và chăm sóc y tế cho người già, do đó nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng tăng cao, ta nhân thấy rằng nhân lực điều dưỡng, hộ sinh được cải thiện để đáp ưng với nhu cầu chăm sóc.

Cũng theo Bộ Y tế, kế hoạch năm 2015 cần đạt được là 30% điều dưỡng, hộ sinh có trình độ từ cao đẳng trở lên [33], trong khi hiện nay chúng ta chỉ đạt 20,76% (367 người) nghĩa là chúng ta cần tuyển thêm 163 người nữa. Điều này không thể thực hiện được như kế hoạch, do tiêu chí quá cao so với điều kiện thực tế. Tuy vậy, đây cũng là một trong những tiêu chí để các đơn vị khắc phục và có hướng phấn đấu, xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng phù hợp với nhu cầu của từng đơn vị. Ngày 31/7/2015 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị công tác điều dưỡng các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế bàn về các giải pháp đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của điều dưỡng và nâng cao chất lượng chăm sóc hướng tới sự hài lòng của người bệnh, Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020 và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Số liệu từ 1256 bệnh viện trong toàn quốc cho thấy, có sự khác biệt lớn về trình độ chuyên môn của điều dưỡng,

hộ sinh, Việt Nam điều dưỡng, hộ sinh trình độ trung học chiếm đa số với 77,7%.

Vẫn còn 1,9% điều dưỡng, hộ sinh trình độ sơ học. Cả nước mới có 183 điều dưỡng, hộ sinh trình độ sau đại học, trong khi đó, tại nghiên cứu này với bảng 3.9 và bảng 3.11 điều dưỡng, hộ sinh chiếm tỷ lệ 63,38% (846 điều dưỡng, 274 hộ sinh ), sơ học điều dưỡng, nữ hộ sinh chiếm tỷ lệ 1,87% (26 điều dưỡng, 7 hộ sinh). Qua đó ta thấy rằng trình độ điều dưỡng thời gian qua tăng lên là do việc tăng dân số, hội nhập, tăng tuổi thọ trung bình, tăng các bệnh nhân mãn tính, tăng nhu cầm khám, chữa bệnh và cung cấp dịch vụ chăm sóc Trong thời gian tới, ngành Y tế cả nước nói chung và Y tế Cần Thơ đã và đang tập trung nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm và giao tiếp ứng xử của điều dưỡng, hộ sinh khi chăm sóc người bệnh cũng như chất lượng chăm sóc, phục vụ người bệnh, đảm bảo an toàn người bệnh

Điều dưỡng phân theo tuyến ở bảng 3.9. Cho thấy số có trình độ trung cấp chiếm 71,39%, sau đại học 0,34%, đại học 11,56%, cao đẳng 14,51%, sơ cấp 2,19%. Riêng tuyến xã có đa phần điều dưỡng trình độ trung cấp, điều này phù hợp với chuẩn quốc gia về y tế xã. Riêng điều dưỡng có trình độ sau đại học tập trung ở trung tâm thành phố do đây là trung tâm giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, số lượng điều dưỡng sơ cấp ở tuyến xã chiếm 2,19%, đây là đối tượng nên có kế hoạch ưu tiên đào tạo nâng cao trình độ để đáp ứng chuẩn quốc gia về y tế xã. Họ là người gắn bó với nơi làm việc nên sau khi học xong họ sẽ về phục vụ lâu dài tại địa phương sẽ thuận lợi hơn cán bộ từ nơi khác đến.

Theo kết quả nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng trong các bệnh viện công lập ngành y tế tỉnh Sóc Trăng năm 2013 thì tỷ lệ điều dưỡng sau đại học chiếm 0,4%, đại học chiếm 5,5%, cao đẳng 3,3%, trung cấp chiếm 87,5%

và sơ cấp 3,3%. So với thành phố Cần Thơ thì tỉnh Sóc Trăng thì trình độ sau đại

học, đại học, cao đẳng ít hơn trong khi trung cấp và sơ cấp thì cao hơn điều này có thể lý giải Sóc Trăng chỉ có một trường Cao Đẳng Y tế trong khi Cần Thơ là trung tâm nghiên cứu và giáo dục sức khỏe của vùng [31].

Đối với hộ sinh phân theo tuyến ở Cần Thơ, cho thấy hộ sinh trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao 91, 64%, cao đẳng 0%, đại học 6,02%, sơ cấp 2,34%.

Các đơn vị cần phải có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ bên cạnh đó cần bổ sung số lượng để khắc phục về số lượng và trình độ do kế hoạch đặt ra. Nhìn vào bảng 3.11. Chúng ta thấy tỷ lệ hộ sinh có trình độ đại học thấp chỉ phân bố ở tuyến thành phố và quận huyện, trong khi hộ sinh trung cấp tập trung ở tuyến xã, do tuyến xã biên chế trình độ trung cấp đã đáp ứng nhu cầu công việc.

Theo nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng trong các bệnh viện công lập ngành y tế tỉnh Sóc Trăng năm 2013, tỷ lệ hộ sinh có trình độ đại học là 3,5%, cao đẳng 0,3%, trung cấp 94,5%, sơ cấp 1,8%. So với Cần Thơ thì tỷ lệ hộ sinh ở Sóc Trăng có trình độ đại học thấp hơn, nhưng cao đẳng, trung cấp thì ngược lại. Có thể do tỉnh Sóc Trăng tập trung đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp.

Kỹ thuật viên phân bố không đồng điều giữa các tuyến qua kết quả bảng 3.

10. Cho thấy kỹ thuật viên tập trung chủ yếu ở tuyến thành phố và quận/huyện do hầu hết các xã chưa được trang bị phương tiện cũng như con người về lĩnh vực xét nghiệm. Số kỹ thuật viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 12,72%, cao đẳng 0%, trung cấp 86,57%, sơ cấp 0,71%. So với bảng 3.9 Và bảng 3.11. Thì số lượng kỹ thuật viên ít nhất so với điều dưỡng, hộ sinh nhưng tỷ lệ đại học cao hơn điều dưỡng, hộ sinh (12,7% > 11,56%, 12,7% > 6,02%).

Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Lình và cộng sự năm 2008 về “ Tình hình nhân lực y tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” thì Cần Thơ có tỷ lệ

kỹ thuật viên có trình độ sơ cấp 8,89%, trung cấp 71,11%, cao đẳng 0%, đại học 20%. Ta thấy trình độ kỹ thuật có sự thay đổi nhưng không đều và chất lượng so với điều dưỡng, tại thời điểm nghiên cứu năm 2015 kỹ thuật viên có trình độ cao đăng trở lên chiếm 12,72% và điều dưỡng có trình độ cao đẳng trở lên là 26,41%, trong khi nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Lình là 20% ở kỹ thuật viên, 2,81% ở điều dưỡng [28].

Trình độ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật phân theo khu vực địa lý ở bảng 3.12. cho thấy có sự phân bố không đồng đều giữa các nơi, số lượng có trình độ từ cao đẳng trở lên cao nhất ở khu vực quận Ninh Kiều (27,1%), riêng huyện Thới Lai và huyện Cờ Đỏ chỉ có 1 cán bộ có trình độ cao đẳng, đa số là trình độ trung cấp chiếm lần lượt là 97,2% và 97,6%. Do đó, cần được sự quan tâm đầu tư hơn nữa từ các cấp lãnh đạo đặc biệt từ Sở Y tế

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w