4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
4.2.3. Cơ cấu nhân lực điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên
Qua phân tích số lượng, trình độ điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên cho thấy có sự mất cân đối giữa các vùng địa lý, các đơnvị nên cơ cấu ảnh hưởng thể hiện qua bảng 3.13. Tỷ số điều dưỡng-hộ sinh-kỹ thuật viên/số giường bệnh chung của tuyến thành phố là 1/2,4 (một giường bệnh có 0,4 cán bộ chăm sóc). Ít nhất bệnh viện lao và bệnh phổi: 1/6,9 ( một giường bệnh có 0,1 cán bộ ); kế bên là bệnh viện Y học cổ truyền: 1/3,2 ( một giường bệnh có 0,3 cán bộ ); nhiều nhất là bệnh viện huyết học và truyền máu: 1/1,7 (một giường có 0,6 cán bộ).
Bệnh viện Huyết Học Truyền máu Cần Thơ là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ, có trách nhiệm khám và điều trị các bệnh lý huyết học cho bệnh nhân tại thành phố Cần Thơ và một số bệnh nhân thuộc các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh thuộc bệnh lý chuyên khoa huyết học từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế
tuyến dưới chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú khi vượt quá khả năng. Ngoài ra, bệnh viện cùng với Hội chữ thập đỏ các tỉnh thuộc khu vực được phân công tổ chức việc tuyên truyền và vận động nhân dân cho máu tình nguyện đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng. Tuyển chọn, quản lý và duy trì nguồn người cho máu an toàn, tạo nguồn người cho máu trong tương lai, tổ chức tiếp nhận, sàng lọc, điều chế, bảo quản, phân phối đủ máu và các chế phẩm máu an toàn cho nhu cầu cấp cứu, điều trị bệnh của tất cả các bệnh viện trong khu vực theo kế hoạch. Kế đến là bệnh viện đa khoa thành phố cần thơ với tỷ số 1/1,9; Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố là tuyến cao nhất của thành phố nên số giường bệnh nhiều và cũng là nơi tập trung những bệnh vượt khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển lên nên số lượng điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên cũng đông hơn những cơ sở khác để đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh, theo nghiên cứu của tỉnh Sóc Trăng năm 2013 thì tỷ số điều dưỡng-hộ sinh-kỹ thuật viên/số giường bệnh là 1,51, tỉnh Đồng Nai năm 2011 thì tỷ số điều dưỡng-hộ sinh-kỹ thuật viên/số giường bệnh là 1/1,4. Nhìn chung tỷ số điều dưỡng-hộ sinh-kỹ thuật viên/ số giường bệnh của đề tài nghiên cứu so với Sóc Trăng thì cao nhưng thấp hơn so với Đồng Nai do thời gian nghiên cứu khác nhau, địa lý và kinh tế vùng miền khác nhau.
Tỷ số điều dưỡng-hộ sinh-kỹ thuật viên/ số giường bệnh chung của tuyến quận/huyện ở bảng 3.14 là 1/1,4 ( một giường cần 0,71 cán bộ ); nhiều nhất là trung tâm y tế huyện Bình Thủy 1/0,6(một giường bệnh có 1,7 cán bộ chăm sóc), ít nhất là bệnh viện đa khoa quận Cái Răng 1/3,6 (một giường bệnh có 0,3 cán bộ chăm sóc). Theo kết quả nghiên cứu của tỉnh Đồng Tháp năm 2011, tỷ số điều dưỡng-hộ sinh-kỹ thuật viên/ số giường bệnh của bệnh viện huyện là 1/2,1 (một giường có 0,48 cán bộ); nhiều nhất là bệnh viện huyện Lai Vung 1/1,86 (một
giường bệnh có 0,54 cán bộ chăm sóc); ít nhất là bệnh viện Châu Thành là 1/2,73 (một giường bệnh có 0,37 cán bộ chăm sóc); theo nghiên cứu của tỉnh Sóc Trăng, tỷ số điều dưỡng-hộ sinh-kỹ thuật viên/ số giường bệnh của bệnh viện tuyến huyện là 1/2,25 (một giường có 0,4 cán bộ); bệnh viện có số cán bộ chăm sóc nhiều nhất là bệnh viện đa khoa huyện Kế sách với tỷ số 1/1,83 (một giường có 0,55 cán bộ); số cán bộ chăm sóc it nhất là trung tâm y tế Châu thành với tỷ số 1/3,4 (một giường có 0,75 cán bộ) [32]. Ta thấy tỷ số điều dưỡng-hộ sinh-kỹ thuật viên/ số giường bệnh của tuyến huyện ở Cần Thơ, Đồng Tháp và Sóc Trăng chênh lệch nhau. Nên cần có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng thêm nhân sự đối với các đơn vị còn thấp để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân, qua đó cũng cho ta thấy sự quan tâm, đầu tư từ các cấp lãnh đạo đặc biệt là Sở Y tế Cần Thơ, các đơn vị trực thuộc và chính quyền địa phương có liên quan.
Điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên/10.000 dân phân bố không đều giữa các khu vực địa lí theo bảng 3.21. Cho ta thấy rằng tỷ lệ chung điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên của bệnh viện/10.000 là 12,6 và tập trung chủ yếu ở quận trung tâm, riêng tỷ lệ điều dưỡng/10.000 dân là 9 , tỷ lệ hộ sinh/10.000 dân là 1,6, tỷ lệ kỹ thuật viên/10000 dân là 2. Sự phân bố chênh lệch này sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các đơn vị nên cần có chính sách ưu tiên đào tạo, thu hút cán bộ về nhưng nơi thiếu nhằm giảm quá tải.
Theo Bộ Y tế năm 2009, mặc dù đã có những chuyển biến rõ rệt trong phân bố nhân lực y tế theo tuyến và vùng địa lý, nhưng vẫn còn nhiều bất cập và chưa hợp lý dẫn đến chênh lệch về số lượng và chất lượng nhân lực y tế giữa thành thị và nông thôn. Thành thị chiếm 27,4% dân số cả nước nhưng chiếm 55% điều dưỡng. So với kết quả của nghiên cứu ta thấy chỉ riêng dân số quận
Ninh Kiều chiếm 20,3% dân số thành phố Cần Thơ nhưng chiếm 60,7% điều dưỡng. Sự chênh lệch khá lớn về sự phân bố nguồn lực.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Lình và cộng sự năm 2008 về “ Tình hình nhân lực y tế vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long” thì Cần Thơ có tỷ lệ điều dưỡng/10000 dân là 3,23; tỷ lệ kỹ thuật viên/10000 dân là 0,72 [28].
Qua đó, ta thấy tỷ lệ này đã tăng một cách đáng kể chính nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo các cấp đặc biệt là Sở Y tế và các đơn vị có liên quan, chú trọng lĩnh vực đào tạo nâng cao tay nghề, có chính sách đãi ngộ thu hút cán bộ y tế và ngày càng thu hút được nhiều người học ngành điều dưỡng.
Theo kết quả nghiên cứu của tỉnh Sóc Trăng năm 2013 thì số lượng điều dưỡng/10000 dân là 7,8; hộ sinh /10000 dân là 3,1; kỹ thuật viên/10000 dân là 1,2. Ta thấy tỷ lệ hộ sinh/10000 dân của Sóc Trăng cao hơn so với Thành phố Cần Thơ, còn tỷ lệ điều dưỡng và kỹ thuật viên/10000 giữa 2 địa phương khác nhau do có điều kiện địa lý và kinh tế, xã hội, thời điểm nghiên cứu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe [31]. Theo thống kê của bộ Y tế năm 2011, tỷ lệ điều dưỡng/10000 dân là 10,02. Kết quả này cho thấy, theo nghiên cứu này tỷ lệ điều dưỡng/10000 dân là 9 thấp hơn tỷ lệ bình quân cả nước. Thực tế vẫn chưa đạt được mặc dù số lượng điều dưỡng ra trường hàng năm không nhỏ nhưng vấn đề tuyển dụng của các cơ sở y tế đa phần cần có trình độ từ cao đẳng trở lên trong khi đó hầu như trong thành phố các trường trung cấp y tế chiếm đa phần.