Hầu hết các cơ sở y tế còn thiếu nhân lực nhưng khi tuyển dụng họ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu về đối tượng, trình độ và khả năng chi trả...
Theo chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng, hộ sinh giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 của Bộ Y tế, đến năm 2015 có 15 điều dưỡng/10000 dân; 3,5 hộ sinh/10000 dân; 5 kỹ thuật viên/10000 dân. Nếu tính theo dân số hiện nay các bệnh viện chúng ta đang nghiên cứu cần khoảng 753 điều dưỡng, 238 hộ sinh, 376 kỹ thuật viên. So với chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng, hộ sinh giai đoanh từ năm 2013 đến năm 2020 của Bộ Y tế, chỉ tiêu này chưa đạt theo quy định. Qua bảng 3.18 và bảng 3.19 cho thấy các đơn vị có nhu cầu điều dưỡng ở tuyến thành phố là 156, tuyến quận/huyện là 597. Bên cạnh đó, đối với trung tâm y tế dự phòng qua bảng 3.20 thì nhu cầu điều dưỡng là 19 người.
Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, các đơn vị sự nghiệp có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
Nên nhu cầu về thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị này gặp nhiều khó khăn như ảnh hưởng đến khả năng chi trả, ảnh hưởng đến thu nhập hàng tháng, các chế độ khác...của nhân viên y tế. Do đó, hầu hết các đơn vị phải đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính hạn chế tối đa vấn đề chi nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu nhập, mức sống của nhân viên và chất lượng phục vụ nên họ chấp nhận làm việc tăng ca, tăng khối lượng công việc để có thu nhập cao hơn, ổn định hơn.
Theo nghiên cứu của tác giả Bùi Văn Thắng năm 2010 về tác động của việc thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP đến nguồn lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của Bệnh viên Bạch Mai năm 2010, cho thấy việc thực hiện Nghị định này có những tác động tốt là trách nhiệm của điều dưỡng được nâng lên, thu nhập của diều dưỡng cao hơn, đời sống ổn định hơn giúp cho điều dưỡng an tâm công tác. Bên cạnh đó, vẫn có một số tác động chưa tốt như sự quá tải công việc
của điều dưỡng nhiều hơn, việc đào tạo cho điều dưỡng tại một số khoa ít được quan tâm do công việc nhiều, thiếu nhân lực.
Với xu hướng phát triển hiện nay, Tại Việt Nam, dịch vụ y tế tư nhân đã phát triển khá nhanh và trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống y tế nước ta. Nhiều cơ sở y tế tư nhân đã đầu tư thiết bị hiện đại, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh như chụp CT, cộng hưởng từ, siêu âm 4D, 5D, mổ Phacor, mổ tim hở, thụ tinh trong ống nghiệm..., đồng thời cung ứng nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cho nhân dân và tạo cho họ có nhiều hơn cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh, góp phần giảm tải cho các bệnh viện công lập và cũng tạo ra áp lực cạnh tranh cho các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Bên cạnh những đóng góp to lớn của y tế tư nhân trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhiều hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân trong thời gian qua là thu hút những nhân viên y tế giỏi, nhiều kinh nghiệm, trẻ, nhiệt tình, kể cả nhân viên y tế mới nghĩ hưu và nhân viên y tế mới tốt nghiệp.
Suốt quá trình xây dựng và phát triển, chúng ta hướng nhân viên mang đến cho người bệnh cơ hội khám chữa bệnh tốt nhất với chất lượng đạt chuẩn và chi phí hợp lý. Cùng với chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, y tế công nên quan tâm, thu hút nhân viên y tế có trình độ chuyên môn giỏi, đào tạo nâng cao tay nghề, y đức cho đội ngũ nhân viên y tế. Tất cả, cán bộ và nhân viên trong hệ thống luôn hướng đến mục tiêu phục vụ người bệnh chu đáo nhất, chăm sóc bệnh nhân bằng sự tận tình, chu đáo mang đến cho bệnh nhân sự yên tâm, thoải mái khi được điều trị tại y tế công lập. Người bệnh đã bắt đầu có sự lựa chọn giữa việc điều trị ở BV tư hay BV công.