Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi măngnăm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc” (Trang 21 - 30)

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.5 Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội

a. Điều kiện tự nhiên và môi trường.

Quá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí tượng tại khu vực dự án. Các yếu tố đó là:

- Nhiệt độ và độ ẩm của không khí.

- Lượng mưa, nắng và bức xạ.

- Chế độ gió và đặc điểm về bão lũ lụt.

Theo tài liệu niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2015 cho thấy các đặc trưng của yếu tố khí tượng xuất hiện như sau:

Nhiệt độ:

măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”

- Nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2011 đến năm 2015 dao động từ 23,40C đến 25,30C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 30,90C (tháng 6 năm 2011).

- Năm 2012 nhiệt độ không khí trung bình tại Quảng Bình trong các tháng có xu hướng giảm hơn so với năm 2011 từ 1-5 0C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm 2012 là 30,10C (tháng 6). Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là 15,20C (tháng 1).

- Năm 2015, Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 30,6 (tháng 6). Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là 17,70C (tháng 1).

- Nhiệt độ trung bình đo tại Quảng Bình từ năm 2011 đến năm 2015 được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.3. Nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2011 đến năm 2015 (0C)

Năm

Tháng 2011 2012 2013 2014 2015

Bình quân năm 25,3 23,4 25,1 25,0 25,0

Tháng 1 19,9 15,2 17,8 18,5 17,7

Tháng 2 22,0 18,4 18,5 21,7 19,2

Tháng 3 22,0 17,5 21,4 23,9 21,7

Tháng 4 25,3 23,3 26,3 25,9 26,0

Tháng 5 29,7 27,0 29,2 29,5 30,0

Tháng 6 30,9 30,1 30,1 29,3 30,6

Tháng 7 30,2 29,5 29,7 28,9 29,7

Tháng 8 27,8 28,2 29,2 29,0 29,3

Tháng 9 28,2 26,7 26,8 27,0 27,9

măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”

Tháng 10 24,1 23,8 25,6 24,6 25,2

Tháng 11 22,2 23,3 24,8 23,0 23,9

Tháng 12 20,5 17,2 21,5 18,1 18,3

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Bình - Niên giám thống kê Quảng Bình năm 2015)

Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình các năm của khu vực Quảng Bình dao động từ 81- 85%. Độ ẩm trung bình cả năm có xu hướng giảm, năm 2011 và 2013 ổn định ở mức 84%. Năm 2012 độ ẩm tăng 1% và ở mức 85% cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, tiếp sang năm 2013 độ ẩm giảmxuống còn 84%.Từ năm 2013 đến năm 2015, độ ẩm tiếp tục giảm cho tới 81% vào năm 2015. Độ ẩm không khí trung bình các năm từ năm 2011 đến năm 2015 được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 2.4. Độ ẩm trung bình năm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2011 đến năm 2015 (%)

Năm

Tháng 2011 2012 2013 2014 2015

Bình quân năm 84 85 84 83 81

Tháng 1 90 90 93 86 84

Tháng 2 89 90 90 89 91

Tháng 3 86 90 88 90 91

Tháng 4 87 89 82 87 85

Tháng 5 77 83 80 74 69

Tháng 6 72 71 73 71 69

Tháng 7 75 74 75 75 72

Tháng 8 85 82 76 76 76

Tháng 9 83 88 88 84 81

Tháng 10 90 91 87 89 83

Tháng 11 86 89 88 89 86

Tháng 12 87 88 89 86 85

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Bình - Niên giám thống kê Quảng Bình năm 2015)

măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”

Thời kỳ độ ẩm cao nhất đúng vào thời kỳ mưa phùn từ tháng 2 đến tháng 4, độ ẩm trung bình hàng tháng khoảng 85 - 91%. Thời kỳ độ ẩm cao thứ 2 đúng vào thời mưa nhiều từ tháng 10 đến tháng 12, độ ẩm trung bình hàng tháng khoảng 83-86%. . Cả 2 thời kỳ đều có độ ẩm trung bình hàng tháng khoảng 86 - 87%. Thời kỳ độ ẩm thấp từ tháng 5 đến tháng 8, độ ẩm trung bình từ 69 -76% .

Lượng mưa

Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất lỏng. Lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng giảm. Vì vậy, mức độ ô nhiễm vào mùa mưa giảm hơn mùa khô. Lượng mưa trên khu vực Quảng Bình được chia làm 2 thời kỳ:

- Từ tháng 4 đến tháng 10, rải rác sang tháng 11 (tùy từng năm) nhưng chủ yếu tập trung vào các tháng 5,6,7,8,9.

- Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa khô có những tháng hầu như không mưa nhưng từ tháng 1 đến tháng 3 (mùa xuân) thời tiết lại có phần ẩm ướt.

Lượng mưa trung bình đo được ở Trạm khí tượng thủy văn Quảng Bình từ năm 2011 - 2015 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.5. Lượng mưa các tháng trong từ năm 2011 đến năm 2015 (mm) Năm

Tháng 2011 2012 2013 2014 2015

Cả năm 2.908 2.662 1.744 2.407 1.490

Tháng 1 65,5 48,8 38,3 29,9 20,4

Tháng 2 9,4 27,1 11,0 28,3 21,0

Tháng 3 12,8 77,7 17,5 53,4 16,8

Tháng 4 70,2 28,3 82,2 31,9 42,0

Tháng 5 43,5 89,6 154,7 96,2 50,8

Tháng 6 99,1 33,6 82,6 94,8 105,5

Tháng 7 308,8 89,4 123,2 144,5 113,9

măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”

Tháng 8 470,8 125,2 145,2 77,9 130,2

Tháng 9 112,5 772,5 547,0 947,7 162,2

Tháng 10 1.578,5 930,5 281,9 688,9 509,0

Tháng 11 67,2 331,3 156,8 152,4 191,1

Tháng 12 69,8 107,6 103,7 61,4 127,3

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Bình - Niên giám thống kê Quảng Bình năm 2015)

Gió và chế độ gió

Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền chất ô nhiễm trong không khí và xáo trộn chất ô nhiễm. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm lan tỏa càng xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch.

Ngược lại tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao trùm xuống mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí xung quanh tại nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất. Hướng gió thay đổi làm cho mức độ ô nhiễm và khu vực bị ô nhiễm cũng biến đổi theo.

Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có hai mùa gió chính là:

gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè. Do địa hình chi phối nên hướng gió không phản ánh đúng cơ chế của hoàn lưu. Tuy nhiên, hướng gió thịnh hành vẫn biến đổi theo mùa rõ rệt.

Ở Quảng Bình các tháng 7 và tháng 8 chưa quan sát thấy gió mùa Đông Bắc xuất hiện, tháng 6 và tháng 9 là những tháng ít quan sát thấy gió mùa Đông Bắc, còn lại các tháng 1, 2, 3 và tháng 11, 12 là những tháng có số đợt gió mùa Đông Bắc nhiều nhất (trung bình có khoảng 2,5 đợt) nhiều nhất là 5 đợt, ít nhất là 1 đợt.

Trung bình hàng năm Quảng Bình chịu ảnh hưởng khoảng 17 đến 18 đợt gió mùa Đông Bắc. Như vậy, ở Quảng Bình chịu ảnh hưởng khoảng 70% số đợt gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đến thời tiết nước ta.Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình năm tại đồng bằng ven biển từ 2,5 - 3,0 m/s, tại vùng núi dưới 2,5 m/s, tốc độ gió trung bình giảm

măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”

dần từ đông sang tây, điều này thể hiện sự chi phối của địa hình đối với hướng gió và tốc độ gió. Tốc độ gió trung bình năm ít biến đổi theo các thời đoạn.

Bão và áp thấp nhiệt đới

Mùa bão chính tại Quảng Bình xảy ra vào tháng 9 và tháng 10.

Huyện Tuyên Hóa có 3 vùng địa hình cơ bản gồm: vùng núi cao, vùng đồi núi trung du và vùng đồng bằng. Địa hình hẹp và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông, lại bị chia cắt bởi 3 con sông, gồm sông Gianh (2 nhánh Rào Trổ và Rào Nậy), sông Nan và sông Ngàn Sâu cùng nhiều khe suối. Bởi vậy, vào mùa mưa lũ, mực nước trên các sông dâng cao, chảy xiết nên gây thiệt hại không nhỏ đối với huyện miền núi còn nghèo này.

Theo thống kê, địa bàn huyện Tuyên Hóa hiện có trên 60 hồ đập lớn nhỏ, trong đó có những hồ đập xung yếu như: đập Bẹ ở xã Mai Hoá; đập Thuỷ điện Hố Hô, đập Cây Trâm, đập Cây Ươi ở xã Hương Hoá... Dung tích chứa của các công trình thủy lợi này khá lớn nên công tác bảo vệ an toàn được chính quyền địa phương hết sức quan tâm.

Trên cơ sở xác định những vùng trọng điểm thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa lũ gồm: ngập úng ở các địa phương có địa hình nằm hai bên bờ sông Gianh, cụ thể các xã: Văn Hoá, Tiến Hóa, Châu Hoá, Mai Hoá, Phong Hoá, Đức Hoá, Thạch Hoá...; sạt lở đất thường xuất hiện ở khu vực hai bên bờ sông Gianh và những vùng núi cao có địa chất không ổn định...

Nhận xét chung về điều kiện khí tượng

Quảng Bình nằm trong đới khí hậu chí tuyến gió mùa, á đới nóng ẩm, có sự phân hoá sâu sắc của địa hình và chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. Khí hậu của Quảng Bình nhìn chung khắc nghiệt, thể hiện rõ nét qua chế độ nhiệt, ẩm và tính chất chuyển tiếp của khí hậu. Mùa mưa trùng với mùa bão. Đây cũng là tỉnh thường chịu ảnh hưởng của bão. Với địa hình dẹp, dốc, nên khi có bão thường xảy ra tình trạng lũ đột ngột. Vào mùa khô thường có gió Tây Nam khô nóng. Những điều này ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sản xuất.

b.Điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế

Trồng trọt

măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”

Diện tích lúa cả năm: 135,2/159,5 ha, đạt 84,7%KH.

Trong đó:

+ Cây lúa Đông Xuân: Thực hiện 117,2/120,5 ha, đạt 90,5%KH. Năng suất BQ 62,5 tạ/ha, sản lượng thu được 732,5 tấn. (Mất trắng 12,3 ha do rét)

+ Cây lúa Hè Thu: Thực hiện 18/30 ha, đạt 60%KH. Năng suất BQ 38 tạ/ha, sản lượng thu được 68,4 tấn.

+ Cây ngô Đông Xuân: Thực hiện 20/20 ha, đạt 100%KH. Năng suất BQ 64 tạ/ha, sản lượng thu được 128 tấn.

+ Cây ngô Hè Thu: Thực hiện 4/15 ha, đạt 26,7%KH. Năng suất BQ 55 tạ/ha, sản lượng thu được 22 tấn.

Tổng sản lượng lương thực cả năm: 950,9 tấn/1000tấn. đạt 95,09% so với kế hoạch năm.

+ Cây lạc Đông Xuân: Thực hiện 50/50 ha, đạt 100%KH. Năng suất 23 tạ/26 tạ/ha đạt 88,4% so với kế hoạch, sản lượng thu được 115 tấn.

+ Cây lạc Hè Thu: Thực hiện 4/5 ha, đạt 80%KH. Năng suất 18tạ/ha, sản lượng thu được 7,2 tấn.

+ Cây Đậu xanh: Thực hiện 18/23 ha, đạt 78,2%KH. Năng suất bình quân 2 tạ/ha, sản lượng thu được 3,6 tấn.

+ Cây khoai lang và rau các loại: Diện tích 13 ha.

+ Diện tích trồng cỏ 7 ha.

Địa phương đã chú trọng tập trung vận động tuyên truyền mua giống mới, tổng số giống mới đưa vào sản xuất vụ Đông Xuân và Hè Thu gồm 19,108 kg (Trong đó:

Lúa 11,170kg; Ngô 708kg; Lạc 7,230kg) chủ yếu các loại giống có năng suất, chất lượng cao.

Chỉ đạo điều hành được công tác phòng chống sâu bệnh, lịch thời vụ.

Phát hiện tình hình sâu bệnh để thông báo cho nhân dân các loại sâu bệnh hại cây trồng và hướng dẫn thuốc điều trị bệnh cho cây trồng trên địa bàn xã.

Thủy lợi

Để chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất nông nghiệp, UBND xã đã tiến hành kiểm tra, hướng dẫn khắc phục các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất Đông Xuân năm 2015-2016; khảo sát lập kế hoạch phát triển hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất

măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”

dự toán báo cáo UBND huyện về việc miễn giảm thủy lợi phí năm 2016 với kinh phí khoảng 7900.000đồng.

Chăn nuôi

Qua điều tra tại thời điểm ngày 01 tháng 4 năm 2016 tổng đàn, gia súc gia cầm trên đại bàn xã như sau:

- Tổng đàn gia cầm 27.541 con.

- Đàn lợn: 3.314 con, trong đó lợn nái: 718 con.

- Đàn trâu: 421 con.

- Đàn bò: 785 con, trong đó bò Laisin 389 con, chiếm tỷ lệ 49,6% tổng đàn.

- Đàn chó: 882 con.

- Đàn dê: 102 con.

* Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm:

- Vacxin Tụ huyết trùng trâu, bò: 500/640 con, đạt 78% so với chỉ tiêu.

- Vacxin Tam liên lợn: 1.100 liều/1710 con, đạt 64% so với chỉ tiêu.

- Đối với vacxin cúm gia cầm đã tiêm 1000 liều.

Vừa qua UBND xã đã chỉ đạo công tác tiêm phòng dại chó năm 2016 với tổng đàn chó là 882 con trong đó đã tiêm 882 con đạt 100%.

Nuôi trồng thủy sản

Tổng diện tích nuôi cá hồ năm 2016 là: 31,48 ha, chủ yếu là nuôi cá nước ngọt.

Để tạo điều kiện cho bà con nhân dân trong việc quản lý các hồ, đập trước mùa mưa bão, ngay từ đầu năm 2016, UBND xã đã chỉ đạo cho các hộ tập trung thu hoạch và thả nuôi khoảng 12 tấn cá ở các ao hồ.

Lâm nghiệp

Đến nay, toàn xã đã trồng rừng được 08 ha/40 ha kế hoạch, diện tích còn lại khoảng 32 ha. Tiếp tục hướng dẫn các nhóm hộ, hộ gia đình chăm sóc và bảo vệ diện tích đã trồng.

Công tác giao đất trồng rừng tại tiểu khu 41, tổng diện tích 14 ha, giao cho 14

măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”

Đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016.

Sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ

Thực tiễn sản xuất ngành CN-TTCN-Thương mại –Dịch vụ hiện vẫn còn nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh chưa cao, chưa bền vững; ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vẫn còn khiêm tốn; đời sống của người dân được cải thiện nhưng cơ bản vẫn còn khó khăn.

Xã hội

Về giáo dục

Kết thúc năm học 2015-2016, kết quả về số lượng và chất lượng trong năm học ở các cấp học như sau:

• Đối với bậc THCS:

- Tổng số học sinh : Đầu kỳ 359 em, cuối kỳ 348 em, đạt 96,9% giảm 11 em, trong đó chuyển trường: 2 em, đi học nghề: 6 em, bỏ học ở nhà: 3 em.

- Chất lượng học lực:

+ Giỏi: 11,78%; Khá: 49,71%; Trung bình: 36,21%; Yếu: 2,3%.

- Chất lượng hạnh kiểm:

+ Tốt: 85,63%; Khá: 13,79%; Trung bình: 0,57%; Yếu: 0.

• Đối với bậc tiểu học:

- Tổng số học sinh: Đầu kỳ 425 em, số cuối kỳ 426 em, đạt 101% (tăng 01 học sinh chuyển đến từ Phú Thọ).

- Chất lượng học lực đạt như sau:

+ Tỷ lệ học sinh xếp loại hoàn thành toàn trường đạt: 424/426 đạt tỷ lệ 99,5%.

+ Tỷ lệ học sinh xếp loại chưa hoàn thành toàn trường đạt: 02/426 đạt tỷ lệ 0,5%.

+ Tỷ lệ học sinh xếp Năng lực toàn trường đạt: 424/426 đạt tỷ lệ 99,5%.

+ Tỷ lệ học sinh xếp Phẩm chất toàn trường đạt: 02/426 đạt tỷ lệ 0,5%.

• Đối với Mầm non:

- Về số lượng: Số cháu đến trường có 389/470, đạt 82,8% KH, trong đó nhà trẻ: 182 cháu, mẫu giáo 300 cháu. Trẻ tham gia bán trú đạt 100%.

măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”

- Về chất lượng: Thường xuyên chỉ đạo thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ cho trẻ trong trường mầm non. Quản lý việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ trong nhà trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn. Duy trì tỷ lệ trẻ được ăn bán trú tại trường.

Về y tế, dân số

• Về y tế:

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là khám chữa bệnh cho người nghèo, đối tượng chính sách và khám miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi. Dự ước trong 06 tháng đầu năm 2016 đã có 3.655 lượt người đến khám và chữa bệnh, trong đó: Đông y: 167 lượt, Tây y: 3.488 lượt, tổng số lần khám phụ khoa: 322 lượt, tổng số lần khám thai: 65 lượt.

Tổng số trẻ tiêm chủng đầy đủ là 45 cháu, đạt 50%. Tổng số trẻ em suy dinh dưỡng: 35 cháu, đạt 10,05%. Tổng số bệnh nhân điều trị tâm thần: 18 bệnh nhân. Tổng số bệnh nhân điều trị lao: 7 người. Tổng số trẻ em điều trị tiêu chảy: 52 trẻ.

• Về dân số, kế hoạch hóa gia đình

- Xây dựng kế hoạch và triển khai mô hình lồng ghép đưa chính sách dân số vào hương ước, quy ước ở thôn, xã năm 2016 và tổ chức ký cam kết xây dựng mô hình “ Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên”.

- Tổng biện pháp tránh thai mới dự ước 06 tháng đầu năm là 334 trường hợp. Dự ước 6 tháng đầu năm tổng số người sinh: 45 người, trong đó số lượng sinh con thứ 3 trở lên có 09 người, chiếm tỷ lệ 20%.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi măngnăm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc” (Trang 21 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w