CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn thi công xây dựng dự án
3.1.1. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Tác động của tiếng ồn
Trong quá trình thi công xây dựng trạm phát điện tận dụng nhiệt khí thải, ngoài các nguồn gây ô nhiễm không khí kể trên, tiếng ồn cũng là một yếu tố mang bản chất vật lý và ảnh hưởng tới môi trường không khí. Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các phương tiện giao thông vận tải, các máy móc xây dựng, các hoạt động cơ điện, máy bơm nước, máy nổ…
Theo báo cáo quan trắc định kỳ tháng 12 năm 2016, độ ồn tại hầu hết các điểm chung quanh khu vực Dự án thấp hơn khá nhiều so với mức quy định về độ ồn tại khu thông thường (QCVN 26:2010/BTNMT, 70dBA trong khoảng thời gian từ 6h00 – 21h00).
Theo tài liệu của Cơ quan Môi trường Hoa Kỳ (US EPA), độ ồn gây ra bởi các máy móc xây dựng như trong bảng sau.
Bảng 3.1. Mức ồn từ các thiết bị thi công và theo khoảng cách ảnh hưởng TT Máy móc, thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn 15 m
1 Máy ủi 80,0 - 93,0
2 Máy đầm nén (xe lu) 72,0 - 74,0
3 Máy xúc gầu trước 72,0 - 74,0
4 Gầu ngược 72,0 - 93,0
5 Máy kéo 77,0 - 96,0
6 Máy san 80,0 - 93,0
7 Máy trộn vữa 75,0 - 88,0
8 Bơm bêtông 80,0 - 83,0
9 Máy đầm bêtông -
10 Máy phát điện 72,0 - 82,5
11 Máy đóng cọc 95,0 - 106,0
12 Cần trục di động 76,0 – 87,0
13 Cần cẩu 86,5 – 88,5
(Nguồn: U.S. Environmental Protection Agency, Noise from Construction Equipment and Operations, Building Equipment and Home Appliances, prepared by Bolt, Beranek, and Newman, 1971) Kết quả trong bảng trên cho thấy hầu hết các máy móc thiết bị xây dựng đều gây độ ồn cao trong khoảng cách 15m, vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT đối với khu vực thông thường vào ban ngày (70 dBA).
Phạm vi chịu ảnh hưởng của độ ồn khu vực Dự án tới các khu vực xung quanh được dự báo theo mô hình lan truyền tiếng ồn tại một điểm có khoảng cách d (m) so với nguồn phát ra tiếng ồn dựa trên công thức tính toán:
Li = Lp – ΔLd – ΔLc – ΔLcx (dB) Trong đó:
Li: Mức ồn tại điểm tính toán cách nguồn gây ồn khoảng cách d (m).
Lp: Mức ồn đo được tại nguồn gây ồn (cách 15 m).
ΔLd: Mức ồn giảm theo khoảng cách d ở tần số i.
ΔLd = 20lg[(r2/r1)1+a] (dB) Với: r1 là khoảng cách tới nguồn gây ồn ứng với Lp, m;
r2 là khoảng cách tính độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li, m;
a là hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thu tiếng ồn của địa hình.
ΔLc: Độ giảm mức ồn qua vật cản.
ΔLcx: Độ giảm mức ồn sau các dải cây xanh.
ΔLcx = ΔLd + 1,5Z + βƩBi (dB) Với: ΔLd là độ giảm mức độ ồn do khoảng cách, dB;
1,5Z là độ giảm mức độ ồn do tác dụng phản xạ của cây xanh;
βƩBi là mức ồn hạ thấp do âm thanh bị hút và khuếch tán.
β là trị số hạ thấp trung bình theo tần số (β = 0,1 ÷ 0,2 dB/m)
Bảng 3.2. Lan truyền tiếng ồn do máy móc, thiết bị xây dựng
TT Thiết bị Mức gây ồn ở
khoảng cách 15m (dBA)
Mức gây ồn ở khoảng cách
100m 200m
1 Máy san gạt 80 63,5 58
2 Máy lu, đầm 74 57,5 52
3 Máy xúc đào 85 68,5 62.5
4 Máy cẩu 85 38,5 32,5
5 Xe tải 88,5 72 66,5
QCVN 24/2016/TT-BYT 85 -
(làm việc trong 8h)
QCVN 26:2010/BTNMT - 70
(Nguồn: Trung tâm tư vấn và công nghệ môi trường)
Nhận xét: Kết quả tính toán cho thấy, tiếng ồn sinh ra do các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị thi công trên công trường là khác nhau và tùy thuộc vào từng khu vực. Đối với khu vực dân cư do nằm cách xa hơn 200m thì tiếng ồn tác động ở mức thấp và nằm trong quy chuẩn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT.
Tác động của độ rung
Nguồn gây rung động trong quá trình thi công xây dựng của dự án là từ các máy móc thi công, các phương tiện vận tải trên công trường… Mức rung có thể biến thiên lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và trong đó các yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất là tính chất của đất và tốc độ của xe, máy khi chuyển động. Mức rung của các phương tiện thi công được trình bày trong Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Mức rung của các phương tiện thi công (dB)
STT Thiết bị thi công Mức rung cách máy 25 feet (7,62 m)
1 Máy xúc đào 74
2 Máy cẩu 70
3 Máy trộn bê tông 76
4 Xe tải 86
(Nguồn: U.S Environmental Protection Agency, Noise from Construction Equipment and Operations, Building Equipment and Home Appliances, prepared by Bolt, Beranek, and Newman, 1971) Mức rung của các phương tiện thi công ở khoảng cách 30 m và 60 m tới môi trường xung quanh được xác định trong bảng sau.
Bảng 3.4. Mức rung theo khoảng cách của các phương tiện thi công
STT Thiết bị thi công
Mức rung cách máy 25 feet (7,62 m)
Mức rung cách máy
30 m
Mức rung cách máy
60 m
1 Máy xúc đào 74 62 56
2 Máy cẩu 70 58 52
3 Máy trộn bê tông 76 64 58
4 Xe tải 86 74 68
QCVN 27:2010/BTNMT 75
(Nguồn: Trung tâm tư vấn và công nghệ môi trường)
Nhận xét: Từ kết quả tính toán cho thấy, mức rung từ các phương tiện thi công phần lớn không đảm bảo giới hạn cho phép đối với khu vực thi công trong khoảng 7,62 m đổ lại, còn từ khoảng cách 30m trở ra thì hầu hết nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 27:2010/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung khu vực thông thường từ 6 -21 h đối với hoạt động xây dựng).