PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Bài 5 hoàn chỉnh nhóm 3h1k (Trang 21 - 26)

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập đã tìm hiểu ở nhà; kết nối với phần tiếp theo của bài học.

b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp và kĩ thuật tổ chức trò chơi, đặt câu hỏi để bước đầu định hướng vào kiến thức tiếng Việt trọng tâm của bài học.

c. Sản phẩm: Kết quả tham gia trò chơi của HS.

d. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi “Tiếp sức” với luật chơi:

+ GV chia lớp thành 3 – 4 đội chơi (theo dãy).

+ Trong thời gian 3 phút, thành viên của các đội sẽ lần lượt viết các từ Hán Việt và nghĩa tương ứng lên bảng (VD: quốc – nước, giang – sông,…).

+ Kết thúc thời gian, đội nào viết đúng được nhiều từ nhất (không tính các từ viết sai lỗi chính tả) sẽ là đội thắng cuộc.

- HS thành lập đội chơi, lắng nghe hướng dẫn và thảo luận chiến lược tham gia trò chơi của đội mình.

- GV tổ chức cho các đội tham gia trò chơi, xử lí tình huống (nếu có).

- GV tổng hợp kết quả, tuyên dương đội chiến thắng, nhận xét quá trình tham gia trò chơi của HS và kết nối vào bài học.

(Ví dụ: Qua trò chơi tiếp sức, cô thấy các em đã biết được rất nhiều các từ Hán Việt được sử dụng trong cuộc sống và học tập hàng ngày. Đó là một phần không thể thiếu trong tiếng nói và ngôn ngữ của người Việt Nam. Vậy thì chúng ta cần có những kiến thức, hiểu biết và vận dụng từ Hán Việt trong đời sống hàng ngày như thế nào? Chúng ta sẽ cùng làm rõ trong bài học hôm nay nay nhé!)

2. Hoạt động 2: Thực hành a. Mục tiêu:

- Xác định được từ Hán Việt, giải thích được nghĩa mỗi từ Hán Việt đã cho và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ ngữ đó.

- Hiểu được nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ thông dụng.

- Sử dụng được từ Hán Việt trong tạo lập văn bản.

b. Nội dung: GV sử dụng PPDH dạy học theo nhóm, kĩ thuật dạy học đàm thoại gợi mở, động não hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập.

Cách thức tổ chức HĐ Dự kiến sản phẩm HĐ1: GV hướng dẫn HS thực

hiện bài tập 1

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập 1, yêu cầu HS làm việc

1. Bài tập 1

cặp đôi để hoàn thành PHT số 1 trong thời gian 5 phút.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Từ ghép

Hán Việt

Nghĩa của các yếu tố tạo

nên từ

Nghĩa của từ

- HS hình thành nhóm cặp, thảo luận hoàn thành PHT trong thời gian 5 phút; GV theo dõi, hỗ trợ.

- GV chiếu sản phẩm của 2 nhóm bất kì, chỉ định đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm và chốt đáp án, lưu ý HS căn cứ ngữ cảnh và sử dụng bảng tra cứu hoặc từ điển để giải nghĩa các yếu tố Hán Việt cho thật chính xác.

Từ ghép Hán Việt

Nghĩa của các yếu tố tạo nên

từ

Nghĩa của từ Trung

thần - trung: hết lòng ngay thẳng, một lòng 1 dạ

- thần: bề tôi nhà vua

Bề tôi trung thành với vua

Nghĩa sĩ - nghĩa: lẽ phải làm khuôn phép cho cách xử thế - : người – theo cách gọi tôn trọng, quý mến

Người có nghĩa khí, dám hi sinh vì nghĩa lớn

Lưu danh

- lưu: giữ lại, để lại về sau

- danh: tên

Để lại tên tuổi, tiếng thơm về sau Binh thư - binh: quân lính,

quân đội, quân sự

- thư: sách

Sách viết về pháp đánh trận thời cổ Yếu lược - yếu: quan trọng

- lược: cái đơn giản, khái quát, tóm tắt

Tóm tắt

những điều quan trọng, cần thiết nhất

* HĐ2: GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập 2

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập 2, yêu cầu HS làm việc nhóm 4 để hoàn thành các yêu cầu trên PHT số 2 trong thời gian 10 phút.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Thành

ngữ Hán Việt

Nghĩa của các yếu tố tạo nên

thành ngữ

Nghĩa của thành

ngữ

2. Bài tập 2

Thành ngữ Hán

Việt

Nghĩa của các yếu tố tạo nên thành ngữ

Nghĩa của thành ngữ

Bách niên giai

lão

Bách: trăm;

niên: năm;

giai: đều, cùng; lão:

già, yếu

Hai vợ chồng sống hòa thuân, hạnh phúc mãi đến già

Danh chính ngôn thuận

Danh: tên;

chính: ngay thẳng, đúng đắn; ngôn:

lời nói;

thuận: đồng tình

Có danh nghĩa chính đáng được pháp luật hoặc đông đảo mọi người thừa nhận thì lời nói dễ được nghe theo

- HS hình thành nhóm, phân chia công việc, thảo luận để hoàn thành các yêu cầu trên PHT số 2; GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ.

- GV yêu cầu các nhóm trao đổi chéo PHT để nhận xét, bổ sung cho nhau. Gọi đại diện một nhóm HS trình bày sản phẩm; các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt đáp án, lưu ý HS kĩ năng xác định và giải nghĩa các thành ngữ Hán Việt.

* HĐ3: GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập 3

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập 3, yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện bài tập trong thời gian 3 phút.

- HS độc lập thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV gọi 1 HS lên thực hiện bài tập trên bảng tương tác; HS khác theo dõi, nhận xét bài của bạn.

- GV nhận xét, chốt đáp án và khảo sát mức độ hoàn thành bài tập của HS bằng cách thống kê nhanh (bao nhiêu HS làm đúng được 3,4,5 thành ngữ).

Chiêu binh mãi

Chiêu: thu nạp, tuyển mộ; binh:

binh lính, quân đôi;

mãi: mua;

: ngựa

Tuyển mộ binh lính, mua ngựa chiến để chuẩn bị chiến tranh

Trung quân ái

quốc

Trung: ngay thẳng, một lòng một dạ;

quân: vua;

ái: yêu;

quốc: nước

Một lòng, một dạ trung thành với nhà vua, yêu nước

3. Bài tập 3:

Đáp án: a-5, b-4, c-2, d-3, e-1

3. Hoạt động 3: Vận dụng

a. Mục tiêu: Kết hợp kiến thức về từ Hán Việt và kết quả đọc hiểu văn bản Hịch tướng sĩ để thực hành viết đoạn văn.

b. Nội dung: GV sử dụng PP nêu vấn đề yêu cầu HS thực hành viết đoạn văn nêu cảm nghĩ sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, trong đó có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt, chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn đã viết.

Tổ chức thực hiện Dự kiến sản phẩm

* GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập 4 Ví dụ minh họa:

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập và gợi ý, định hướng viết như sau:

1. Đảm bảo hình thức đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) 2. Phương thức: Biểu cảm.

3. Nội dung: Cảm xúc, suy nghĩ sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ (có thể trình bày cảm xúc về Trần Quốc Tuấn, về các tướng sĩ, về tinh thần yêu nước thời đại nhà Trần, về tội ác của quân Mông – Nguyên, về bài hịch,…).

4. Sử dụng ít nhất 2 từ Hán Việt, chỉ rõ và giải thích nghĩa của 2 từ Hán Việt đó.

5. Đảm bảo các yêu cầu về chính tả, ngữ pháp diễn đạt.

- HS làm việc cá nhân, tạo lập đoạn văn theo định hướng, gợi ý của GV.

- GV gọi 2 – 3 HS chiếu và trình bày đoạn văn; HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá theo bảng kiểm:

BẢNG KIỂM

Đoạn văn nêu cảm nghĩ sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

Yêu cầu Đạt Chưa

đạt Góp ý 1. Đảm bảo hình thức đoạn văn

2. Đúng phương thức biểu cảm 3. Nội dung: Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về một đối tượng/

sự việc/bài hịch

4. Sử dụng và giải nghĩa đúng ít nhất 2 từ Hán Việt trong đoạn văn

4. Không mắc quá 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp trong đoạn văn

- GV nhận xét, nhấn mạnh cách viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học, trong đó có sử dụng trợ từ Hán Việt.

“Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là một trong những văn bản nghị luận có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, văn bản này đã thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của tác giả; có tác dụng động viên, khích lệ mạnh mẽ tinh thần, ý chí chiến đấu của các tướng sĩ. Về nghệ thuật, với cách lập luận chặt chẽ, đầy sức thuyết phục (lí lẽ sắc bén, bằng chứng rõ ràng) và lời văn giàu cảm xúc, Hịch tướng sĩ thật sự là một trong những văn bản mẫu mực của văn nghị luận trung đại.”.

(SGV Cánh Diều) - Xác định và chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.

+ khích lệ: tác động đến tinh thần, làm hăng hái, hưng phấn thêm lên;

+ trung đại: thời đại giữa cổ đại và cận đại (về cơ bản, tương ứng với thời phong kiến).

Một phần của tài liệu Bài 5 hoàn chỉnh nhóm 3h1k (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w