C. PHẦN THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
a. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố khắc sâu ý nghĩa của văn bản đối với lịch sử dân tộc và những liên hệ, suy nghĩ, đánh giá của người đọc.
b. Nội dung: GV sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề hướng dẫn HS viết đoạn văn.
c. Sản phẩm: Bài viết của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS thực hiện câu hỏi 5 (SGK/119): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 − 10 dòng) nêu ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô.
- HS độc lập thực hiện nhiệm vụ vào vở ghi.
- GV gọi một số HS chiếu và chia sẻ bài viết (tùy thuộc vào thời gian còn lại của bài học); HS khác theo dõi, nhận xét, góp ý cho bài viết của bạn.
- GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương những ưu điểm và rút kinh nghiệm những hạn chế trong bài viết của HS, yêu cầu HS về nhà chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết cá nhân. Có thể định hướng thêm cho HS một số gợi ý:
- Việc dời đô và lựa chọn kinh đô mới đã cho thấy tầm nhìn chiến lược, tư tưởng chính trị sáng suốt của Lý Công Uẩn, mở ra một thời kì huy hoàng trong lịch sử dân tộc kinh đô Thăng Long, đem lại cho đất nước một tương lai phát triển rực rỡ, tạo cơ sở cho Đại Việt trở thành một quốc gia hùng mạnh.
- Việc làm của Lý Công Uẩn chứng tỏ bản lĩnh và sự lớn mạnh, trưởng thành của dân tộc trên bước đường phát triển của mình.
Văn bản 4. Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
Dương Trung Quốc 1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Dẫn dắt HS tiếp cận và kích thích suy nghĩ, cảm xúc của HS về vấn đề nghị luận trong văn bản và kết nối bài học.
b. Nội dung: GV sử dụng PPDH nêu vấn đề để gợi dẫn suy nghĩ, cảm xúc của HS về vấn đề nghị luận.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV nêu yêu cầu: Xem video Bốn điểm yếu căn bản của người Việt – Đặng Lê Nguyên Vũ và cho biết 4 điểm yếu mà ông Vũ nhắc tới trong video là gì? Em ấn tượng nhất với ý kiến nào? Vì sao?
(Link: https://www.youtube.com/watch?v=47xcfvOBFsI) - HS theo dõi video và độc lập chuẩn bị câu trả lời.
- GV gọi 2-3 HS chia sẻ câu trả lời của mình (chú ý: GV, HS khác chỉ lắng nghe và tôn trọng mọi ý kiến của HS, không phân tích, đánh giá, bàn luận).
- GV lắng nghe, khích lệ, động viên, khen ngợi HS và kết nối vào bài học.
(Ví dụ: Chúng ta đã được nghe rất nhiều ý kiến chia sẻ của các bạn trong lớp về những điểm yếu của người Việt Nam. Và trong thực tế cuộc sống, các em cũng sẽ bắt gặp rất nhiều ý kiến chia sẻ của cả người Việt Nam cũng như người nước ngoài về những ưu điểm và hạn chế của người Việt Nam trong thời kì hội nhập thế giới. Bài thực hành đọc hiểu hôm nay, chúng sẽ sẽ cùng tìm hiểu một văn bản rất độc đáo, đã trở thành đề tài trao đổi của một diễn đàn rất thú vị trên báo Thanh niên vào năm 2006: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ - Dương Trung Quốc.)
2. Hoạt động 2: Thực hành đọc hiểu a. Mục tiêu:
- HS vận dụng những kiến thức và kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội đã được hình thành để thực hành đọc hiểu văn bản “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”.
- Phân tích được hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tác giả sử dụng để trao đổi quan điểm cá nhân về câu hỏi: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
- Hiểu được vai trò của các ý kiến chủ quan và bằng chứng khách quan trong văn bản.
- Nhận xét được những đặc sắc nghệ thuật nghị luận của tác giả; so sánh với văn bản nghị luận trung đại.
b. Nội dung: GV sử dụng PPDH theo nhóm, kĩ thuật bể cá, phỏng vấn, đặt câu hỏi để hướng dẫn HS thực hành đọc hiểu văn bản.
Tổ chức thực hiện Dự kiến sản phẩm
I. Đọc và tìm hiểu chung
* HĐ1: Kiểm tra hoạt động trước khi đọc của HS
- GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu:
+ Nêu những hiểu biết của em về tác giả Dương Trung Quốc.
+ Văn bản này có điểm gì khác biệt so với 3 văn bản đã học trong bài 5? Em đã tiến hành đọc hiểu văn bản “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” như thế nào? Em có gặp khó khăn gì trong quá trình đọc văn bản không?
+ Hãy đọc một đoạn trong văn bản mà em yêu thích nhất, nêu nội dung của đoạn văn đó?
- HS độc lập thực hiện nhiệm vụ.
- GV gọi 3 – 4 HS lần lượt thực hiện một trong số các nhiệm vụ trên; HS khác lắng nghe, bổ sung, khuyến khích HS trả lời những câu hỏi, băn khoăn, thắc mắc của các bạn.
- GV nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm chung về cách chuẩn bị nội dung của bài thực hành đọc hiểu và cách đọc văn bản nghị luận xã hội.
1. Tác giả
- Dương Trung Quốc (1947), quê ở Bến Tre.
- Ông là một nhà sử học và là Đại biểu Quốc Hội; người nổi tiếng thẳng thắn, cương trực.
2. Văn bản
- Hướng dẫn đọc: từ tốn, chậm rãi, hài hòa, nêu vấn đề; lưu ý đọc diễn cảm đoạn trích trong
“Đại cáo bình Ngô”, các câu hỏi, câu khẳng định trong bài viết.
II. Đọc và tìm hiểu chi tiết
- GV chia lớp thành các nhóm 8, hướng dẫn HS tổ chức đọc hiểu theo kĩ thuật bể cá:
+ 2 HS chuẩn bị nội dung các yêu cầu, câu hỏi, câu trả lời trong PHT và tiến hành hỏi đáp, phỏng vấn lẫn nhau.
PHIẾU HỌC TẬP
Thực hành đọc hiểu văn bản “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” – Dương Trung Quốc Câu 1. Em hiểu nhan đề
văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
như thế nào? Hãy xác
định luận đề và các luận điểm của bài viết.
Câu 2. Phần (1) và (2) của bài viết nhắc lại lịch sử nhằm mục đích gì? Đâu là điều đã tạo nên sức mạnh dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng?
Câu 3. Theo tác giả bài nghị luận, những nguyên nhân nào dẫn tới sự tụt hậu của đất nước trong thời kì mới?
Dẫn ra ý kiến chủ quan của người viết và các lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) trong văn bản.
Câu 4. Vấn đề tác giả đặt ra trong bài viết có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ hiện nay?
Theo em, làm thế nào để có thể thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự ti của “một nước nhỏ”?
5. Văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? đã kế thừa được những ưu điểm nào của các văn bản nghị luận trung đại đã học? Nhận xét nghệ thuật nghị luận của tác giả.
+ 6 HS còn lại quan sát, lắng nghe nội dung cuộc phỏng vấn của các bạn và ghi chép, nhận xét theo các tiêu chí trong phiếu đánh giá sau:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Đọc hiểu văn bản “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” – Dương Trung Quốc (HS điền Đ hoặc CĐ vào các tiêu chí ở mục 1 và 2)
Nhận xét, đánh giá
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5 1. Nội dung
- Câu hỏi rõ ràng, cụ thể các yêu cầu - Câu trả lời đúng trọng tâm, đáp ứng được yêu cầu của người hỏi
2. Hình thức - Hỏi đáp tự nhiên, đúng trọng tâm các yêu cầu trong PHT - Có gợi ý, trao đổi, làm rõ những vấn đề còn băn khoăn, thắc mắc
3. Những câu hỏi, vấn đề muốn trao đổi thêm với các bạn
* Nhận xét chung:
(Gợi ý: Đánh giá ưu điểm, hạn chế của các bạn tham gia phỏng vấn; chia sẻ thêm những điều tâm đắc của bản thân sau khi thực hành đọc hiểu văn bản,...)
- HS chia nhóm, ổn định trật tự và chuẩn bị nhiệm vụ theo hướng dẫn.
- GV tổ chức cho các nhóm HS thực hành đọc hiểu theo hình thức bể cá; GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả đánh giá đọc hiểu văn bản; tuyên dương ưu điểm và chỉ ra những hạn chế cần khắc phục của HS trong quá trình thực hành đọc hiểu văn bản, chốt một số nội dung quan trọng của văn bản.
* Dự kiến sản phẩm:
Thực hành đọc hiểu văn bản “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”
– Dương Trung Quốc Câu 1. Em hiểu
nhan đề văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
như thế nào? Hãy xác định luận đề và các luận điểm của bài viết.
- Nhan đề văn bản: bàn về vị thế của nước ta có phải là một quốc gia nhỏ bé, nghèo nàn, kém cỏi so với các quốc gia khác trên thế giới hay không?
- Xác định luận đề và các luận điểm của bài viết:
+ Luận đề: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
+ Các luận điểm:
+ Luận điểm 1: Trong thời kì phong kiến, chính sự phấn đấu để tồn tại và phát triển đã làm nên niềm tự hào rằng đất nước ta không thua kém bất cứ một quốc gia lớn mạnh nào trên thế giới.
+ Luận điểm 2: Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, chính sức mạnh của nỗi nhục mất nước đã giúp chúng ta giành chiến thắng trước mọi kẻ thù hùng mạnh nhất trên thế giới, công khai tuyên bố quyền tự chủ.
+ Luận điểm 3: Trong hiện tại, chính cách hành xử và nếp nghĩ mặc cảm rằng Việt Nam là một nước nhỏ đã dẫn đến sự tụt hậu.
+ Luận điểm 4: Tâm thế tự hào dân tộc và ước vọng lớn sẽ quyết định tầm vóc dân tộc.
Câu 2. Phần (1) và (2) của bài viết nhắc lại lịch sử nhằm mục đích gì? Đâu là điều đã tạo nên sức mạnh dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng?
- Ở cả phần (1) và (2) của bài viết, tác giả đều nhắc lại lịch sử nhằm khích lệ tinh thần tự hào dân tộc. Đây chính là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, giúp cha ông ta vượt qua nỗi nhục mất nước để tập hợp nhau lại trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
- Chính lòng yêu nước, tự hào về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông và nỗi nhục mất nước đã tạo nên sức mạnh dân tộc.
Câu 3. Theo tác giả bài nghị luận, những nguyên nhân nào dẫn tới sự tụt hậu của đất nước trong thời kì mới? Dẫn ra ý kiến chủ quan của người viết và các lí lẽ, bằng chứng khách quan trong văn bản.
- Những nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu của đất nước trong thời kì mới theo tác giả bài nghị luận:
+ Do hậu quả của chiến tranh.
+ Do nếp nghĩ và hành xử của chúng ta: tâm lí nước nhỏ dẫn đến tự ti, ỷ lại.
- Ý kiến chủ quan của người viết trong văn bản:
+ “Mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa vời” dù chúng ta vẫn biểu dương những thành tựu to lớn đạt được, dù mức tăng trưởng GDP vẫn nhất nhì khu vực.
+ Sự tụt hậu đến từ hậu quả của chiến tranh.
+ Sự tụt hậu đến từ tâm lí và cách hành xử của “một nước nhỏ”.
- Bằng chứng khách quan trong văn bản:
+ Chiến tranh kéo dài tàn phá của cải vật chất, để lại hậu quả nặng nề trên mọi phương diện: mất mát, hi sinh, di chứng tinh thần,…
+ “Không ít những phát biểu của các quan chức” khiến ta nghĩ rằng nước ta nhỏ bé, thuộc diện nghèo, cần được hưởng trợ giúp của thế giới, mà “không thấy nỗi hèn nhục của một nước nghèo và
tụt hậu”.
Câu 4. Vấn đề tác giả đặt ra trong bài viết có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ hiện nay?
Theo em, làm thế nào để có thể thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự ti của
“một nước nhỏ”?
- Các vấn đề được tác giả Dương Trung Quốc đặt ra trong bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? có ý nghĩa lớn lao với thế hệ trẻ hiện nay bởi tính thời sự của vấn đề.
+ Rất nhiều bạn trẻ do không nắm bắt được các vấn đề của xã hội, của thời đại, ít có sự hiểu biết sâu sắc về tình hình thế giới, có ý thức tự ti dân tộc, hoặc thái độ bàng quan trước vận mệnh dân tộc, không hiểu gì về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, hoặc lạc quan tếu cho rằng nước ta đã phát triển ngang bằng với các nước phát triển trên thế giới. Do vậy, việc xác định cho mình một cách hiểu đúng đắn về tình hình của đất nước và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là một điều quan trọng.
+ Nguy cơ tụt hậu sẽ kéo dài nếu chúng ta không thấy và khắc phục được những tồn tại, vướng mắc, nhất là trong nhận thức của lớp trẻ.
- Giải pháp để thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự ti của “một nước nhỏ”:
+ Chính niềm tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc, sức mạnh của lòng yêu nước sẽ giúp chúng ta vượt qua sự tự ti, nỗi nhục của một đất nước tụt hậu sống bằng việc chờ mong sự trợ giúp của nước ngoài, để vươn lên độc lập, tự chủ về mọi mặt, tiến tới xây dựng Việt Nam thành một quốc gia hùng cường.
+ Thế hệ trẻ phải chăm lo việc học tập, rèn luyện bản thân để có thể làm chủ đất nước, đưa đất nước trở thành một quốc gia phát triển, giàu mạnh.
5. Theo em, văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
đã kế thừa được những ưu điểm nào của các văn bản nghị luận trung đại đã học? Nhận xét nghệ thuật nghị luận của tác giả.
- Văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? đã kế thừa được những ưu điểm của các văn bản nghị luận trung đại:
+ Xây dựng hệ thống luận điểm chặt chẽ, logic, thuyết phục;
+ Sử dụng các lí lẽ và bằng chứng khách quan tiêu biểu, phong phú, xác thực giúp làm sáng tỏ và thuyết phục các ý kiến chủ quan của người viết.
- Ngoài ra, tác giả cũng đã rất thành công trong nghệ thuật nghị luận:
+ Thể hiện quan điểm cá nhân một cách khách quan, toàn diện (đưa bằng chứng khách quan để làm rõ ý kiến chủ quan).
+ Bài viết được đặt trong tâm thế một cuộc đối thoại bình đẳng, tích cực với người nghe, người đọc khơi gợi suy nghĩ, trăn trở, đã thu hút sự quan tâm, trao đổi của người đọc (Diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”).
III. Tổng kết
* HĐ1: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân: Khái quát nội dung, nghệ thuật của văn bản
1. Nội dung
Văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? thể hiện tinh thần dân tộc và yêu nước sâu sắc
Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
- HS độc lập chuẩn bị thực hiện yêu cầu - GV gọi 2 HS tổng kết giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản; HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức khái quát về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
* HĐ2: Chia sẻ kinh nghiệm đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội thời hiện đại - GV nêu nhiệm vụ: Văn bản nghị luận hiện đại có điểm nào khác với nghị luận trung đại đã học? Khi đọc hiểu văn bản nghị luận hiện đại, cần phải chú ý đến những phương diện nào?
- HS trao đổi nhóm cặp trong 3 phút
- GV gọi 2-3 đại diện nhóm trả lời; nhóm HS lắng nghe, bổ sung.
- GV tổng hợp ý kiến, chốt lại những kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội nói chung.
của tác giả cũng như mối trăn trở về sự phát triển, phồn thịnh của đất nước ta trong thời kì hội nhập với thế giới.
2. Nghệ thuật
Bài viết triển khai hệ thống luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng chặt chẽ, logic, thuyết phục cùng với cách lập luận khách quan, nêu vấn đề để người đọc cùng thảo luận và suy ngẫm.
3. Chia sẻ kinh nghiệm đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội thời hiện đại
- Xác định luận đề qua nhan đề, phần mở đầu hoặc kết thúc văn bản.
- Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được triển khai trong văn bản; phân tích mối quan hệ giữa các ý kiến chủ quan và bằng chứng khách quan.
- Đánh giá sức thuyết phục của các ý kiến tác giả đưa ra bàn luận trong văn bản.
- Thể hiện quan điểm, suy nghĩ của mình về vấn đề nghị luận hoặc ý kiến của tác giả.
3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
a. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố khắc sâu ý nghĩa của văn bản đối với lịch sử dân tộc và những liên hệ, suy nghĩ, đánh giá của người đọc.
b. Nội dung: GV sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề hướng dẫn HS viết đoạn văn.
c. Sản phẩm: Bài viết của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Nếu là một người đọc tham gia vào diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”, em sẽ đưa ra quan điểm, ý kiến của mình như thế nào? Hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng.