Hoạt động 2: Thực hành đọc hiểu

Một phần của tài liệu Bài 5 hoàn chỉnh nhóm 3h1k (Trang 26 - 32)

C. PHẦN THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

2. Hoạt động 2: Thực hành đọc hiểu

- HS vận dụng kiến thức về thể loại và kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội thời trung đại để thực hành đọc hiểu văn bản “Chiếu dời đô”.

- Phân tích được hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tác giả đã sử dụng để thuyết phục quần thần, người dân về quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

- Phân biệt được ý kiến chủ quan và bằng chứng khách quan trong văn bản.

- Nhận xét được những đặc sắc nghệ thuật nghị luận của tác giả; hiểu được giá trị nội dung, tư tưởng, lịch sử, văn hóa của văn bản.

b. Nội dung: GV sử dụng PPDH theo nhóm, kĩ thuật động não, thuyết trình, đặt câu hỏi để hướng dẫn HS thực hành đọc hiểu văn bản.

Tổ chức thực hiện Dự kiến sản phẩm

* HĐ1: Kiểm tra hoạt động trước khi đọc của HS

- GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu:

+ Nhắc lại những kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội thời trung đại. Em đã vận dụng kĩ năng đó để đọc hiểu văn bản

“Chiếu dời đô” như thế nào, hãy chia sẻ trước lớp.

+ Nêu những hiểu biết về Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn.

- HS dựa vào phần Kiến thức ngữ văn và phần Chuẩn bị (đã thực hiện ở nhà) độc lập chuẩn bị câu trả lời.

- GV gọi 2 - 3 HS trình bày, HS khác lắng nghe, đối chiếu với phần chuẩn bị của mình để nhận xét, bổ sung.

- GV dựa trên phần HS trình bày để nhận xét, khuyến khích, và mở rộng kiến thức về tác giả cũng như lưu ý khi đọc văn bản.

VD: Theo ghi chép tại Đại Việt sử ký toàn thư và Đại Việt sử lược, Lý Công Uẩn là người Cổ Pháp, Bắc Giang (nay là thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh). Thuở nhỏ thông minh, tuấn tú khác thường, theo học và được sư Vạn Hạnh rất yêu mến và tiên đoán ắt có thể trở thành bậc minh chủ thiên hạ. Năm 1009 ông nối ngôi vua Lê Long Đĩnh, mở ra triều đại nhà Lý, trấn áp các thế lực phản loạn và dời đô về Đại La, đổi tên là thành Thăng Long (T7/1010).

* HĐ2: Đọc văn bản và giải thích từ khó

I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Tác giả

- Lý Công Uẩn – Lý Thái Tổ (974 – 1028), quê ở Bắc Ninh.

- Ông là vị vua đầu tiên của triều hậu Lý, người đã dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Hà Nội ngày nay).

- GV kiểm tra việc đọc ở nhà của HS qua các câu hỏi:

+ Chúng ta cần đọc văn bản với giọng điệu như thế nào?

+ Em có gặp khó khăn nào trong quá trình đọc văn bản không? Còn những từ ngữ nào khiến em khó hiểu?

+ Hãy đọc một đoạn trong văn bản mà em yêu thích nhất, nêu nội dung của đoạn văn đó?

- HS độc lập thực hiện nhiệm vụ.

- GV tổ chức cho 2 - 3 HS thực hiện những nhiệm vụ trên; HS khác lắng nghe, nhận xét, khuyến khích HS trả lời những câu hỏi, băn khoăn, thắc mắc của các bạn.

- GV nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm chung về cách chuẩn bị nội dung của bài thực hành đọc hiểu và cách đọc văn bản nghị luận xã hội trung đại.

* HĐ3: Tìm hiểu chung về văn bản

- GV yêu cầu HS xác định mục đích, đối tượng, bố cục của văn bản.

- HS độc lập suy nghĩ, chuẩn bị câu trả lời.

- GV gọi 1-2 HS chia sẻ, HS khác lắng nghe, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt kiến thức chung về văn bản và cung cấp thêm một số thông tin về mục đích của các thể văn nghị luận xã hội trung đại (hịch, cáo, chiếu).

2. Văn bản

a. Hướng dẫn đọc và giải thích từ khó

Hướng dẫn đọc: giọng đọc to, rõ ràng, chậm rãi, dõng dạc, hùng hồn; chú ý nhịp của câu văn biền ngẫu; lưu ý phát âm chính xác các danh từ riêng.

b. Tìm hiểu chung

- Mục đích: ban bố, thuyết phục bá quan văn võ triều đình về việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

- Đối tượng: trước hết là bá quan văn võ triều đình, sau đó là người dân Đại Việt.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (đoạn 1,2): Khẳng định việc cần thiết phải dời đô.

+ Phần 2 (đoạn 3): Lí do chọn thành Đại La là nơi đóng đô.

II. Đọc và tìm hiểu chi tiết

- GV yêu cầu HS nhắc lại nhiệm vụ đã giao cho các nhóm HS từ tiết học trước, đồng thời chiếu PHT và tổ chức cho các nhóm

bốc thăm nội dung trình bày trước lớp.

PHIẾU HỌC TẬP

Thực hành đọc hiểu văn bản “Chiếu dời đô”

– Lý Công Uẩn 1. Bài “Chiếu dời đô”

viết về sự kiện gì? Tại sao vua Lý Công Uẩn lại phải dùng thể chiếu?

2. Trong phần (1), (2) của bài chiếu, tác giả đã nêu những lí do cần phải dời đô nào?

3. Để thuyết phục triều đình về việc chọn thành Đại La làm kinh đô mới, tác giả đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng như thế nào?

4. Em có nhận xét gì về cách thuyết phục của tác giả trong bài chiếu?

(Gợi ý: Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, giọng điệu, lời lẽ, sự kết hợp giữa lí trí và tình cảm,...)

5. Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về vua Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn?

- Các nhóm HS bốc thăm, nhận nhiệm vụ và chuẩn bị trong thời gian 10 phút.

- GV tổ chức cho các nhóm HS lần lượt trình bày các nội dung của PHT theo kết quả bốc thăm; các nhóm khác cùng theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm; chốt kiến thức từng nội dung và liên hệ mở rộng.

* Dự kiến sản phẩm:

Thực hành đọc hiểu văn bản “Chiếu dời đô” – Lý Công Uẩn 1. Bài “Chiếu dời đô” viết về

sự kiện gì? Tại sao vua Lý Công Uẩn lại phải dùng thể

- Bài “Chiếu dời đô” viết về sự kiện vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La năm 1010.

chiếu? - Việc dời đô từ kinh đô Hoa Lư về thành Đại La là một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước và dân tộc nên vua Lý Công Uẩn dùng chiếu để truyền đạt mệnh lệnh của mình là đúng đắn, phù hợp.

2. Trong phần (1), (2) của bài chiếu, tác giả đã nêu những lí do cần phải dời đô nào?

- Trước hết, ông dẫn ra việc dời đô của các vị vua đời trước:

+ Mục đích: đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu.

+ Hành động: thuận theo mệnh trời và ý dân.

+ Kết quả: vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.

- Sau đó chỉ ra hiện trạng:

+ Hai nhà Đinh, Lê cát cứ, không chịu dời đô.

+ Hành động: theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo các vị vua đời trước.

+ Kết quả: triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, muôn vật không được thích nghi.

 Đây là những lí do khách quan, chủ quan của việc cần thiết phải dời đô, hơn nữa cũng là việc làm thuận theo ý trời và lòng dân của vị minh quân.

3. Trong phần (3), để thuyết phục triều đình về việc chọn thành Đại La làm kinh đô mới, tác giả đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng như thế nào?

Để thuyết phục triều đình về việc chọn thành Đại La làm kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã trình bày các bằng chứng khách quan và đưa ra ý kiến một cách thuyết phục:

* Các bằng chứng khách quan:

- Thành Đại La vốn được Cao Vương chọn làm kinh đô.

- Về vị trí: Trung tâm đất trời;

- Về phong thủy: thế rồng cuộn hổ ngồi; đúng ngôi nam, bắc, đông, tây; tiện hướng nhìn sông, dựa núi;

- Về địa thế: Rộng mà bằng, cao mà thoáng.

- Về đời sống: người dân không phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật phong phú, tốt tươi.

* Các lí lẽ, ý kiến chủ quan:

- Lí lẽ: Là nơi thắng địa, hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, chốn kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

- Ý kiến: Quyết định chọn thành Đại La là nơi đóng đô.

 Các bằng chứng khách quan giúp cho lí lẽ, ý kiến chủ quan trở nên đúng đắn, thuyết phục.

4. Văn bản thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm như thế nào? Qua đó, em có cảm nhận gì về vua Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn?

Văn bản có sự kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm thể hiện quan hệ gắn bó, tương hỗ. Điều đó có thể thấy rõ qua những lí lẽ, lập luận của Lý Công Uẩn:

- Thay vì đưa ra mệnh lệnh, Lý Công Uẩn đã viết bài chiếu với một thái độ nhã nhặn, tình cảm, cùng quần thần thảo luận để đi đến quyết định hợp tình, hợp lí nhất, với

mục đích cao cả là mong muốn đưa đất nước phát triển phồn thịnh.

+ Ông đã phân tích mọi lẽ thiệt hơn về việc dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, thấy rõ việc cát cứ không chịu dời đô của các triều đại trước là một việc làm đem lại nhiều thiệt hại cho đất nước. Nhà vua thể hiện quan điểm dứt khoát của mình: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đô.”.

+ Sau khi phân tích cho mọi người thấy rõ lợi ích của việc dời đô về thành Đại La, nhà vua hỏi ý kiến mọi người với một thái độ tin tưởng vào sự sáng suốt của họ:

Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”.

- Thái độ cầu thị, dân chủ của bậc quân vương đã thuyết phục được mọi người về cả lí, cả tình.

- Qua văn bản có thể thấy Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, tài trí, dám nghĩ, dám làm, mọi hành động và suy nghĩ của ông đều là vì đất nước, vì cuộc sống của muôn dân.

III. Tổng kết

* HĐ1: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Chiếu dời đô.

- HS ghi nhanh các ý khái quát về nội dung và nghệ thuật của văn bản ra tờ giấy note.

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày; HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

* HĐ2: Chia sẻ kinh nghiệm đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội thời trung đại - GV nêu nhiệm vụ: Qua việc hình thành và thực hành kĩ năng đọc hiểu các văn bản

“Hịch tướng sĩ”, “Nước Đại Việt ta”,

“Chiếu dời đô”, hãy chia sẻ những kinh nghiệm đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội thời trung đại mà em đã tích lũy được bằng một bài nói trong thời gian tối đa là 1 phút.

1. Nội dung

Văn bản Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, phồn thịnh; đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

2. Nghệ thuật

Bài chiếu triển khai hệ thống luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng chặt chẽ, logic, thuyết phục cùng với cách lập luận thấu tình, đạt lí, có sự kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm.

3. Chia sẻ kinh nghiệm đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội thời trung đại

- Xác định luận đề qua nhan đề, phần mở đầu hoặc kết thúc văn bản.

- Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được triển khai trong văn bản; phân tích mối quan hệ giữa các ý kiến chủ quan và bằng

- HS độc lập suy nghĩ, chuẩn bị nội dung chia sẻ trong thời gian 5 phút.

- GV gọi 2 – 3 HS thực hiện bài nói; HS còn lại lắng nghe, bổ sung thêm những kinh nghiệm của bản thân.

- GV tổng hợp ý kiến, khen ngợi HS; chia sẻ thêm cho HS những kinh nghiệm của chính bản thân trong việc đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội.

chứng khách quan.

- Nhận diện và đánh giá vai trò của các yếu tố biểu cảm được kết hợp sử dụng trong văn bản.

- Thể hiện quan điểm, suy nghĩ của mình về vấn đề nghị luận hoặc ý kiến của tác giả.

Một phần của tài liệu Bài 5 hoàn chỉnh nhóm 3h1k (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w