PHẦN NÓI VÀ NGHE Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề của đời sống

Một phần của tài liệu Bài 5 hoàn chỉnh nhóm 3h1k (Trang 47 - 51)

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức nền, những kĩ năng đã có của HS về kiểu bài nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề của đời sống.

b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tổ chức trò chơi để kích hoạt kiến thức nền và kĩ năng nói, nghe, tóm tắt của HS.

c. Sản phẩm: Kết quả tham gia trò chơi của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm theo bàn và hướng dẫn HS tham gia trò chơi 20 giây:

+ GV sẽ lần lượt chiếu từng câu hỏi ngắn (dạng trắc nghiệm, dạng điền từ vào chỗ trống, dạng lựa chọn)

+ Mỗi câu hỏi các nhóm sẽ có tgian 20s để ghi câu trả lời vào tờ giấy note.

+ Kết thúc trò chơi, các nhóm trao đổi và kiểm tra chéo kết quả theo dãy.

+ Nhóm nào trả lời đúng 5/5 câu hỏi sẽ là nhóm giành chiến thắng.

- HS thành lập nhóm, chuẩn bị bút và giấy note để tham gia trò chơi.

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi và xử lí tình huống (nếu có).

- GV tổng hợp kết quả, tuyên dương các nhóm giành chiến thắng; nhận xét, quá trình tham gia trò chơi của HS và kết nối vào bài học.

(Ví dụ: Qua việc tham gia trò chơi 20s, chúng ta đã cùng nhau nhắc lại một số yếu tố quan trọng, cần chú ý khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình kiểu nghị luận xã hội. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn những yêu cầu cần đạt và thực hành kĩ năng nghe – tóm tắt nội dung trao đổi, thảo luận về một vấn đề của đời sống.)

HỆ THỐNG CÂU HỎI 20S

Câu 1: Nội dung chính của cuộc thảo luận, trao đổi thường thể hiện qua đề tài,

……… của buổi thảo luận.

Đáp án: chủ đề.

Câu 2: Tóm tắt nội dung chính của cuộc thảo luận, trao đổi về một vấn đề của đời sống cần ghi chép lại hệ thống luận đề, …………, lí lẽ, bằng chứng.

Đáp án: luận điểm.

Câu 3: Các luận điểm được triển khai trong bài nói mang tính khách quan hay chủ quan?

Đáp án: Chủ quan.

Câu 4: Các bằng chứng được triển khai trong bài nói mang tính khách quan hay chủ quan?

Đáp án: Khách quan.

Câu 5: Chúng ta có thể trình bày bản tóm tắt bằng cách nào?

Đáp án: Sơ đồ tư duy/ sketnote/ bảng biểu.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức a. Mục tiêu:

- HS nhớ lại và nhận biết thêm các yêu cầu về nội dung, cách thức, thái độ trong thực hành nói, nghe và tóm tắt nội dung trao đổi, thảo luận về một vấn đề của đời sống.

- Biết cách ghi chép bản tóm tắt khoa học, đầy đủ, chính xác, thú vị.

b. Nội dung: HS đọc phần Định hướng, Thực hành (SGK/126, 127) liệt kê được các yêu cầu về nội dung, cách thức, thái độ trong thực hành nói, nghe và tóm tắt nội dung trao đổi, thảo luận về một vấn đề của đời sống.

Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến

* HĐ1: Tìm hiểu Định hướng

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp, đọc phần Định hướng, Thực hành (SGK/126, 127) trả lời các câu hỏi sau:

(1) Hoạt động thực hành nói, nghe và tóm tắt nội dung trao đổi, thảo luận về một vấn đề của đời sống gồm những bước nào? Nêu nhiệm vụ của mỗi bước đó.

I. Định hướng

1. Quy trình nói – nghe Bước 1: Chuẩn bị

+ Đọc và tìm hiểu yêu cầu: vấn đề thảo luận, kiểu văn bản, bối cảnh, đối tượng, mục đích nói – nghe,…

+ Tìm hiểu, thu thập thông tin, tư liệu cần thiết cho nội dung thảo luận: khái niệm, biểu hiện, những tấm gương, câu chuyện, những con số, kết quả thống kê, nghiên cứu khoa học, những câu nói nổi tiếng, những ý kiến, bài viết, quan điểm,

… xoay quanh vấn đề nghị luận.

(2) Muốn tóm tắt được ý chính của cuộc trao đổi, thảo luận, chúng ta cần lưu ý những gì?

- HS thảo luận nhóm, tìm hiểu SGK và chuẩn bị câu trả lời.

- GV gọi 2 nhóm HS lần lượt trả lời từng câu hỏi;

các nhóm khác khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV tổng hợp, chốt kiến thức và những điều cần lưu ý HS khi thực hành nói, nghe và tóm tắt nội dung trao đổi, thảo luận về một vấn đề của đời sống.

+ Các phương tiện hỗ trợ (nếu có).

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

* Tìm ý: Bằng cách đặt câu hỏi - Vấn đề cần trao đổi thảo luận là gì?

- Cần hiểu vấn đề như thế nào?

- Ý kiến, quan điểm của em về vấn đề là gì?

- Em sẽ triển khai những luận điểm nào để làm sáng tỏ, thuyết phục cho ý kiến của mình?

- Đối với mỗi luận điểm đó em dự kiến sẽ sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào?

* Lập dàn ý:

- Mở đầu: Giới thiệu bản thân, dẫn dắt vấn đề và khái quát quan điểm của bản thân về vấn đề.

- Nội dung: Triển khai hệ thống luận điểm theo trình tự hợp lí.

- Kết thúc: Khẳng định ý kiến, liên hệ, rút ra bài học, gửi gắm thông điệp, cảm ơn.

Bước 3: Nói, nghe và tóm tắt

- Thực hành trao đổi, thảo luận theo dàn ý chuẩn bị.

- Lắng nghe và ghi chép, tóm tắt nội dung chính của buổi thảo luận.

Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa

HS đánh giá và tự rút kinh nghiệm, bài học sau khi thực hành nói, nghe và tóm tắt.

2. Yêu cầu tóm tắt

- Lắng nghe kĩ các nội dung trình bày.

- Ghi lại nội dung chính, quan trọng của buổi thảo luận: luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.

- Có thể lựa chọn các hình thức trình bày phù hợp: Sơ đồ tư duy, sketnote, bảng biểu,…

3. Hoạt động 3: Thực hành, vận dụng

* Mục tiêu:

- HS thực hành trao đổi, thảo luận về một vấn đề của đời sống.

- Nghe và tóm tắt được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, thảo luận về một vấn đề của đời sống.

* Nội dung: GV sử dụng PPDH đóng vai thực hành quy trình 4 bước để nghe và tóm tắt nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, thảo luận về một vấn đề của đời sống.

Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến

* HĐ1: Chuẩn bị

- GV yêu cầu HS thực hiện các nội dung định hướng như mục 2.a SGK/127.

- HS độc lập thực hiện nhiệm vụ.

- GV gọi 2 – 3 HS báo cáo kết quả chuẩn bị.

- GV nhận xét, định hướng các nội dung chuẩn bị cho HS.

* HĐ2: Tìm ý và lập dàn ý

GV hướng dẫn HS sử dụng dàn ý của phần Viết.

* HĐ3,4: Thực hành nghe và kiểm tra, chỉnh sửa

- GV tổ chức cho HS thực hành nghe và tóm tắt nội dung chính của cuộc thảo luận.

+ GV cử 1 nhóm 3 – 4 HS tổ chức một buổi phỏng vấn trao đổi và thảo luận về vấn đề

“Những sắc màu của tình yêu Tổ quốc”.

+ HS còn lại thực hành nghe và tóm tắt nội dung chính của cuộc trao đổi, thảo luận theo PHT.

PHIẾU THỰC HÀNH

Nghe và tóm tắt nội dung chính của cuộc thảo luận, trao đổi về vấn đề “Những sắc màu của

tình yêu Tổ quốc”

1. Vấn đề trao đổi, thảo

II. Thực hành

Bài tập: Nghe và ghi lại nội dung chính của cuộc thảo luận, trao đổi về vấn đề “Những sắc màu của tình yêu Tổ quốc”.

* HĐ1: Chuẩn bị

- HS xem lại dàn ý và bài viết trình bày suy nghĩ về “Những sắc màu của tình yêu Tổ quốc”.

- Vấn đề: Các biểu hiện của tình yêu Tổ quốc.

- Mục đích: Lắng nghe những nội dung trao đổi, thảo luận của nhóm và ghi chép lại các ý chính theo hệ thống (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng).

* HĐ2: Tìm ý và lập dàn ý

* HĐ3,4: Thực hành nghe và kiểm tra, chỉnh sửa

luận

2. Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng Luận

điểm Lí lẽ Bằng

chứng

Nhận xét, trao đổi

3. Đánh giá mức độ thuyết phục của cuộc trao đổi, thảo luận và những điều em đã học được từ nội dung trình bày của các bạn.

- HS thực hành nói và nghe theo hướng dẫn của GV.

- GV gọi một số HS chiếu và chia sẻ bản tóm tắt của bản thân; HS khác theo dõi, nhận xét ưu điểm, hạn chế và bổ sung, góp ý cho bản tóm tắt của bạn (nếu có).

- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế của HS và định hướng kĩ năng nghe và tóm tắt; yêu cầu HS chỉnh sửa, hoàn thiện bản tóm tắt và nộp lại cho GV.

Một phần của tài liệu Bài 5 hoàn chỉnh nhóm 3h1k (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w