3.1.1. Ảnh hưởng nguồn nguyên liệu tới khả năng chiết xuất Diterpenoid và β-glucan từ nấm Đầu khỉ.
Nghiên cứu của Mizuno và cộng sự (1999) về thành phần dinh dƣỡng của nấm Đầu khỉ trồng tại Trung Quốc và Nhật Bản cho thấy ở các điều kiện nuôi trồng khác nhau hàm lƣợng thành phần dinh dƣỡng nấm Đầu khỉ là khác nhau [31][32]. Do đó, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nguồn nguyên liệu tới khả năng chiết xuất Diterpenoid và β-glucan từ nấm Đầu khỉ nhằm lựa chọn đƣợc đƣợc nguồn nguyên liệu thích hợp nhất cho nghiên cứu.
Ghi chỳ: àg/g là àg hoạt chất trờn 1 g nguyờn liệu.
Hình 3.1. Ảnh hưởng nguồn nguyên liệu nấm Đầu khỉ đến hàm lượng Diterpenoid và β-glucan.
Sau khi tiến hành chiết xuất các hoạt chất từ mẫu nấm Hƣng Yên (Hà Nội), Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Đơn Dương (Lâm Đồng) và Đà Lạt (Lâm Đồng).
Mỗi mẫu 3kg bột nấm Đầu khỉ đƣợc tiến hành chiết xuất cùng điều kiện: Dung môi ethanol 50% /bột nấm là 5 l/kg, kích thước nguyên liệu là 0,8 < d ≤ 2 mm, chiết xuất ở 60ºC trong 5 phút, tần số siêu âm 20kHz, năng lƣợng siêu âm 3kW, cường độ sóng siêu âm 8W/cm2, bể siêu âm 20 lít. Sau đó xác định hàm lượng
HV: Nguyễn Thị Lan Anh_CB130691 39 Diterpenoid và β-glucan nhƣ đã nêu mục 2.2.6.1. Kết quả thực nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng phụ lục P.2 và hình 3.1
Kết quả cho thấy hàm lƣợng Diterpenoid thô và β-glucan ở các mẫu nấm gần như tương đương nhau. Mẫu nấm Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) cho hàm lượng Diterpenoid thụ và β-glucan thấp nhất là 2,82 àg/g và 30,51 àg/g. Mẫu nấm Hƣng Yên (Hà Nội) cho hàm lƣợng Diterpenoid thô và β-glucan cao nhất là 3,14 àg/g và 31,16 àg/g. Hai mẫu nấm Đơn Dương và Đà Lạt (Lõm Đồng) cho hàm lượng cao tương đương với mẫu nấm Hưng Yên. Điều này cho thấy nấm Đầu khỉ nuôi trồng ở một số vùng khác nhau trên Việt Nam cho hàm lƣợng thành phần dinh dƣỡng không khác biệt nhau nhiều. Do điều kiện nghiên cứu tại Hà Nội, chúng tôi quyết định lựa chọn nguyên liệu nấm Hƣng Yên (Hà Nội) để tiến hành cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển.
3.1.2. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu tới khả năng chiết xuất Diterpenoid và β-glucan từ nấm Đầu khỉ.
Kích thước nguyên liệu là một trong những yếu quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chiết xuất các hoạt chất trong nấm Đầu khỉ. Bình thường các hoạt chất đƣợc giữ trong tế bào, chúng rất khó đƣợc tách ra nếu không có các yếu tố tác động bên ngoài. Việc nghiền nhỏ nguyên liệu có tác dụng giúp các hoạt chất dễ dàng khuếch tán ra ngoài môi trường. Tạo điều kiện cho quá trình chiết xuất dễ dàng và triệt để hơn.
Nghiên cứu này xác định ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu tới khả năng chiết xuất Diterpenoid và β-glucan trong nấm Đầu khỉ nhƣ đã nêu trong mục 2.2.6.2. Kết quả thực nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng phụ lục P.3, hình 3.2 và hình 3.3.
Qua kết quả ta thấy nguyên liệu có kích thước d > 5 mm cho lượng Diterpenoid thụ, β-glucan và phần trăm chất khụ hũa tan thấp nhất là 0,68 àg/g, 11,63 àg/g và 5,24 %, Nguyờn liệu cú kớch thước 0,8 < d ≤ 2 mm cho hàm lượng Diterpenoid thụ, β-glucan và phần trăm chất khụ hũa tan khỏ cao là 3,14 àg/g, 31,16 àg/g và 12,83 %. Với kớch thước d ≤ 0,8 mm, hàm lượng Diterpenoid thụ,
HV: Nguyễn Thị Lan Anh_CB130691 40 β-glucan và phần trăm chất khụ hũa tan thu đƣợc cao nhất là 4,85 àg/g, 36,21 àg/g và 15,43%, gần gấp đụi mẫu kớch thước 2 < d ≤ 5 mm và gấp hơn ba lần mẫu d >5 mm. Điều này cho thấy nguyên liệu có kích thước khác nhau sẽ thu đƣợc hàm lƣợng Diterpenoid thô và β-glucan khác nhau. Nguyên liệu càng mịn thì hàm lƣợng Diterpenoid thô và β-glucan thu đƣợc càng cao, khả năng thu hồi hoạt chất càng cao.
Ghi chỳ: àg/g là àg hoạt chất trờn 1 g nguyờn liệu
Hình 3.2. Ảnh hưởng kích thước nguyên liệu nấm Đầu khỉ đến hàm lượng Diterpenoid và phần trăm chất khô hòa tan trong dịch chiết
Ghi chỳ: àg/g là àg hoạt chất trờn 1 g nguyờn liệu
Hình 3.3. Ảnh hưởng kích thước nguyên liệu nấm Đầu khỉ đến hàm lượng β- glucan và phần trăm chất khô hòa tan trong dịch chiết.
HV: Nguyễn Thị Lan Anh_CB130691 41 Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Cheung và cộng sự khi sử dụng chiết xuất có hỗ trợ siêu âm (Ultrasound – assisted extraction: UAE) các hoạt chất sinh học từ một số loài nấm. Ông khảo sát hai kích thước nguyên liệu là 156,5 àm và 750 àm, kết quả cho thấy kớch thước nguyờn liệu càng nhỏ, khả năng chiết xuất Polysaccharide càng cao thu 0,05 – 0,1 g/g Polysaccharide ( g/g:
1g khối lƣợng Polysaccharide trên 1g nguyên liệu nấm) [14].
Nguyên nhân là do nguyên liệu ở kích thước lớn thì diện tích bề mặt tiếp xúc của nguyên liệu với dung môi nhỏ dẫn tới dung môi khó thấm sâu vào trong nguyên liệu, khả năng phá vỡ tế bào thấp, dẫn đến hiệu quả chiết xuất thấp.
Nguyên liệu có kích thước nhỏ, diện tích bề mặt tiếp xúc của nguyên liệu với dung môi tăng lên dẫn tới dung môi dễ dàng thấm sâu vào trong nguyên liệu, khả năng phá vỡ tế bào lớn giúp giải phóng các chất tan trong tế bào ra ngoài môi trường dễ dàng, dẫn đến hiểu quả chiết xuất cao.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn kích thước nấm Đầu khỉ thích hợp nhất là d ≤ 0,8 mm và sử dụng kết quả này cho các nghiên cứu sau.