- Vận tải than: Than sau khi được tuyến băng tải giếng chính đưa lên mặt bằng mức +40 được đổ lên trạm sàng song khe 300x300 (mm) để loại cấp quá cỡ.
Than và đá quá cỡ +300 mm qua bunke đá đổ xuống ô tô đưa đến sang mặt bằng +38 để xử lý. Đá +300 mm được ô tô chở đi bãi thải, tham +300 mm được chế biến theo nhu cầu hộ tiêu thụ. Than cấp 0-300 mm qua hệ thống bunke cấp liệu rót xuống hệ thống băng tải chuyển đến nhà máy tuyển Lép Mỹ để sàng tuyển.
Vận tải đất đá thải: Đất đá thải trong quá trình đào lò được đưa lên cửa lò giếng nghiêng phụ mức +40 bằng hệ thống vận tải đường ray kiểu KS- 900/63/100 sau đó được đưa xuống hệ thống đường goòng 900 mm và được tầu điện ắc quy đưa đến trạm lật goòng đá. Tại đây các goòng đất đá được đẩy vào trạm lật goòng cao, lật lên ô tô chở đi bãi thải. Sản lượng đất đá thải là 30.000 m3/năm tương đương với năng suất 14,5 tấn/giờ. Để chuyển tải đá từ goòng 3 tấn xuống ô tô đưa đi bãi thải chọn máy lật goòng cao 3 tấn rót lên ô tô để đưa đi đổ thải.
- Vận tải thiết bị và vật liệu:
+ Gỗ và vật liệu chống lò được đưa đến bãi gỗ và vật liệu chống lò tại các cửa lò bằng ô tô vận tải, bốc xếp gỗ và vật liệu chống xuống bãi thực hiện bằng thủ công. Từ các bãi gỗ và vật liệu chống lò ở mặt bằng cửa lò +38, gỗ và vật liệu chống lò được xếp lên các goòng gỗ vận chuyển vào lò bằng tầu điện ắc
quy. Một số gỗ và vật liệu chống lò được đưa đến mặt bằng cửa giếng +40 và được chuyển qua hệ thống vận tải giếng phụ xuống mức -100.
+ Dàn chống được đưa đến cửa giếng bằng goòng chuyên dụng, tại đây được cẩu lên goòng chịu tải của thiết bị kiểu KS-650/900/63/100. Sau đó đưa xuống sân ga đáy giếng và chuyển tới vị trí cần lắp đặt.
- Vận tải người: Người được đưa đến mặt bằng sân công nghiệp +40 bằng ô tô, sau đó đi bộ đến các cửa lò giếng và vị trí các phân xưởng làm việc trên mặt bằng.
1.6.2. Sơ đồ công nghệ khai thác
Do điều kiện địa chất của các vỉa than trong khai trường nên phải áp dụng đồng thời hai công nghệ khai thác:
- Công nghệ khai thác truyền thống: khấu than bằng khoan nổ mìn.
- Công nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ: Khấu than bằng combai và dàn tự hành.
* Lò chợ áp dụng công nghệ khai thác truyền thống:
Để khoan lỗ mìn trong lò chợ dùng máy khoan điện loại có mã hiệu tương đương C∋P-19M của Nga hoặc MZ-12 của Trung Quốc. Nổ mìn bằng thuốc và kíp điện an toàn nổ dùng cho các mỏ hầm lò, máy nổ mìn loại KBΠ1/100M của Nga hoặc MFB-100 của Trung Quốc. Chống giữ trong lò chợ bằng giá thủy lực XDY-1T2/LY hoặc giá khung loại ZH1600/16/24Z. Đối với các lò chợ chống cột thủy lực đơn DZ-22 kết hợp với xà khớp loại HDJB-1200, xà thép CBΠ. Chống giữ lò chợ bằng cột gỗ, áp dụng cho những khu vực vỉa không sử dụng được các loại vì chống trên.
* Lò chợ áp dụng công nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ
Đối với các lò chợ có áp dụng công nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ, khấu than được thực hiện bằng máy Combai. Qua xem xét tính chất cơ, lý của than và đất đá vách, trụ, điều kiện địa chất vỉa (chiều dày, góc dốc, chiều dày và số lượng lớp kẹp tại các khu vực dự kiến) đề án dự kiến dùng loại Combai có đặc tính kỹ thuật tương đương với loại có mã hiệu MXG-150/350D do Trung
Quốc sản xuất, kết hợp với giàn chống sử dụng loại có đặc tính kỹ thuật tương đương loại có mã hiệu ZY 3200/14/30 do Trung Quốc sản xuất.
1.6.3. Công nghệ đào, chống lò chuẩn bị
* Công nghệ đào lò:
Để nâng cao tiến độ đào lò đáp ứng kế hoạch khai thác, giảm các công việc nặng nhọc cho công nhân. Đào các đường lò chuẩn bị được cơ giới bằng các tổ hợp thiết bị đào lò như sau:
- Đối với gương lò bằng trong đá tiết diện nhỏ dùng tổ hợp thiết bị đào lò gồm: 2 4 máy khoan khí nén có đặc tính kỹ thuật tương đương loại có mã hiệu SXPL 241K hoặc 4L-20/8, 2 búa chèn MO-6Π hoặc G10, 1 máy xúc 1ΠΠH-5, 1 2 quạt gió cục bộ CBM-6M hoặc YBT-62-2, 1 máy nổ mìn quay tay MFB hoặc KBΠ1/100M.
- Đối với gương lò bằng trong đá tiết diện lớn dự kiến dùng tổ hợp thiết bị đào lò đá (Combai đào lò đá).
- Đối với gương lò bằng, nghiêng trong than tiết diện và dùng tổ hợp thiết bị đào lò gồm: 02 máy khoan điện cầm tay loại NYD-19M hoặc MZ-12, 1 máy xúc 1ΠΠH-5, 1 2 quạt gió cục bộ CBM-6M hoặc YBT-62-2, 1 máy nổ mìn quay tay MFB hoặc KBΠ1/100M.
- Đối với các gương lò bằng hoặc lò nghiêng có góc dốc <160 trong than có tiết diện lớn và cần tiến độ cao áp dụng tổ hơp đào lò có đặc tính kỹ thuật tương đương mã hiệu AM-45ex do Ba Lan sản xuất và các quạt gió cục bộ tương đương mã hiệu CBM-6M hoặc YBT-62-2 (đối với đường lò có chiều dài nhỏ) và quạt WLE-604B do Ba Lan sản xuất (đối với các đường lò có chiều dài lớn).
* Công nghệ chống lò:
Tùy thuộc vào điều kiện địa chất công trình, tiết diện đường lò, thời gian tồn tại của đường lò mà chọn loại vì chống cho thích hợp: Vì chống thép, bê tông, vì neo hoặc chống gỗ.
1.6.4. Phương pháp tính toán đào lò bằng khoan nổ mìn 1.5.4.1. Công tác khoan lỗ mìn
Công tác khoan lỗ mìn dùng máy khoan cầm tay hoặc xe khoan.
Mật độ máy khoan: với máy khoan cầm tay bố trí 1 máy / (3÷4) m2 lò hoặc 1 xe khoan cho 1 gương lò.
1.5.4.2. Công tác nạp nổ mìn
Công tác nạp nổ mìn được thực hiện bởi đội thợ toàn năng nằm trong biên chế đội thợ đào lò.
Đối với các đường lò trong đá, do mỏ có khí nổ CH4 và các đường lò đá là đào bổ sung nên phải dùng thuốc nổ đá an toàn, khi sử dụng thuốc nổ trong lò đá cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cũng như quy phạm an toàn.
Đối với các đường lò đào trong tan, dùng thuốc nổ an toàn AH-1 (do Công ty Vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam sản xuất).
Chỉ tiêu thuốc nổ tính cho 1m3 đất đá và than được tính theo công thức:
; (kg/m3)
Trong đó: q1 - Chỉ tiêu thuốc nổ tiêu chuẩn, kg/m3; q1 = 0,1.f ( với f là hệ số kiên cố của than hoặc đất đá gương lò theo phân loại của M.M.
Protodiaconov);
- Hệ số cấu trúc của than, đất đá, = 1,2 ÷ 1,4;
v - Hệ số sức cản của than, đất đá; v = 1,2 ÷ 1,4 (tùy thuộc vào tiết diện của từng đường lò);
e - Hệ số kể tới sức công nổ của thuốc nổ;
- Hệ số kể tới ảnh hưởng của đường kính thỏi thuốc nổ.
1.5.4.3. Kíp nổ
Để tăng hiệu quả nổ mìn, sử dụng kíp nổ vi sai an toàn hầm lò (do Trung Quốc sản xuất) có số hiệu từ 1 ÷ 5.
+ Nhóm I ( lỗ khoan đột phá): dùng kíp nổ MS-1;
+ Nhóm II (lỗ khoan phá): dùng kíp nổ MS-2,3,4 (tùy thuộc số vòng lỗ khoan);
+ Nhóm III ( lỗ khoan biên): dùng kíp nổ MS-5.
1.5.4.4. Số lỗ mìn trên gương
Số lỗ mìn trên gương lò được tính theo công thức:
; (lỗ)
Trong đó: q - Lượng thuốc nổ đơn vị tính cho 1m3 đất đá, than;
kg/m3
S - Diện tích tiết diện theo từng loại đường lò, m2 γ - Lượng thuốc nổ nạp cho 1 m chiều dài lỗ khoan, tính theo công thức:
; (kg/m)
Trong đó: ∆ - Mật độ thuốc nổ; kg/m3
- Thể tích thuốc nổ trên 1 đơn vị mét dài lỗ khoan:
0,785 . dth; m3
dth - Đường kính thỏi thuốc sử dụng; m K - Hệ số nén phụ thuộc vào loại thuốc nổ.
Trên cơ sở kết quả tính toán kết hợp với kinh nghiệm thực tế thi công của mỏ để xác định số lượng lỗ mìn bố trí trên gương phù hợp với từng loại gương lò.
1.5.4.5. Tính toán số lỗ mìn biên
Số lỗ mìn biên được tính theo công thức:
; (lỗ)
Trong đó: P - Chu vi tiết diện lò khi đào, m;
a - Khoảng cách giữa các lỗ mìn biên; m
Khoảng cách từ miệng lỗ khoan biên đến biên chu vi đường lò khi đào 0,1
÷ 0,25 m đối với lò đá; 0,25 ÷ 0,3 m đối với lò than.
1.5.4.6. Bố trí lỗ mìn trên gương lò
Bố trí lỗ mìn trên gương lò phụ thuộc vào tiết diện khi đào của lò. Lò có diện tích tiết diện khi đào đến 9 m2, bố trí theo tỉ lệ 1,0 : 0,6 : 1,6.
Trong đó: 1,0 - Tỉ lệ số lỗ mìn tạo rạch;
0,6 - Tỉ lệ số lỗ mìn công phá;
1,6 - Tỉ lệ số lỗ mìn biên.
Lò có diện tích tiết diện khi đào đến 16 m2, bố trí theo tỉ lệ 1,0 : 1,3 : 1,5.
1.5.4.7. Chiều sâu lỗ khoan
Chiều sâu lỗ khoan được xác định trên cơ sở tiến độ đào lò một chu kỳ, khả năng của thiết bị khoan, tay nghề của công nhân và kinh nghiệm thực tế.
1.6.5. Thông gió
Thông gió khi đào lò sử dụng thông gió cục bộ, tại các gương đào lò dùng quạt gió cục bộ CBM-6M, CBM-5M hiện có hoặc WLE-604B (mua mới). Sau khi xây dựng xong trạm quạt chính, gió sạch cung cấp cho các gương đào lò mức -100 được lấy từ luồng gió sạch cấp từ trên xuống.
1.6.6. Cung cấp khí nén
Cung cấp khí nén cho các đường lò mức -100, khu vực sân ga -100, lò xuyên vỉa -100 được thực hiện bằng đường ống cung cấp khí nén lấy từ trạm khí nén được xây dựng trên sân công nghiệp xuống, được nối dài theo tiến độ đào lò. Sử dụng các máy nén khí di động kiểu ЭИФШBKC-5 (SNG) hoặc của Trung Quốc, các nước khác tương đương.
1.6.7. Cung cấp nước
Cấp nước thi công đào lò chủ yếu cho máy khoan và tưới bụi trong lò. Cấp nước cho máy khoan dùng bơm theo máy khoan. Nguồn cấp nước từ đường ống thép đường kính 108 mm đặt dọc theo lò nối dài từ mặt bằng sân công nghiệp giếng xuống.
1.6.8. Cung cấp điện
Sử dụng nguồn điện lấy từ trạm biến áp 35/6 KV trên mặt bằng sân công nghiệp mỏ.
1.6.9. Vận tải đất đá và thải đá
Vận tải đất đá, than trong quá trình đào lò ở trung lò dùng tầu điện ắc quy AM-8 (SNG) hoặc CDXB8 (Trung Quốc) cỡ đường 900 mm, xe goòng 3T, sau đó được máy trục giếng phụ kéo lên mặt đất. Than và đất đá thải sau khi ra khỏi cửa lò được chở về nơi đổ và bãi thải quy định.
Là 1 mỏ vừa sản xuất, vừa xây dựng mở rộng, các khâu công nghệ phục vụ cho thi công đào lò như: Cung cấp khí nén, cấp nước thi công, vận tải đất đá và thải đá, các công việc phụ trợ khác vẫn theo công nghệ mỏ đang vận hành, chỉ bổ sung thêm thiết bị theo tiến độ thi công theo yêu cầu.