CHUYÊN ĐỀ KIỂM SOÁT VÀ ĐẢM BẢO ĐỘ ỔN ĐỊNH

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập sản xuất thực tập tốt nghiệp công ty than Dương Huy (Trang 49 - 52)

3.1 Thực trạng mất ổn định của các đường lò dọc vỉa tại khu Nam Khe Tam Trong những năm gần đây, mỏ Khe Tam đang vào giai đoạn tiến hành khai thác xuống sâu, do đó hệ thống các đường lò dọc vỉa, xuyên vỉa được xây dựng với số lượng lớn để tiếp cận tới các vỉa nằm sâu. Các đường lò này ngoài việc phải chịu ảnh hưởng của độ sâu đặt đường lò còn chịu ảnh hưởng của sự phân lớp của khối đá một cách rõ rệt. Sự phân lớp của đất đá ảnh hưởng lớn tới sự ổn định của kết cấu chống cũng như ảnh hưởng tới độ ổn định của cả đường lò. Do các vỉa than mỏ Khe Tam nằm khá dốc nên các đường lò dọc vỉa chịu ảnh hưởng lớn do sự phân lớp nghiêng này gây ra. Cụ thể, tại các đường lò dọc vỉa khu Nam như N-6-8 , các vì chống tại đây bị biến dạng rất lớn tại vị trí pháp tuyến với mặt phân lớp theo phương hướng kính. Kết quả đo chuyển vị tại đây bằng trạm chỉ thị màu do các thầy trong Bộ môn, cùng một số thành viên trong nhóm tiến hành lắp đặt cho thấy đất đá dịch chuyển gần 10cm.

Thực tế thi công đường hầm trong những năm qua tại mỏ Khe Tam cho thấy, trong quá trình đào đã xảy ra nhiều sự cố sụt lở do giải pháp đào, chống lựa chọn chưa phù hợp, đặc biệt là thi công đường lò trong vùng đá phân lớp nghiêng. Nguyên nhân của các sự cố sụt lở là do trong khe phân lớp lực liên kết của chất lấp nhét và các lớp bề mặt tiếp giáp của các lớp đá phân lớp yếu, ngay sau khi đào do ma sát giữa các lớp đá rất nhỏ và do thế nằm dốc nên chuyển dịch của khối đá xung quanh đường hầm không đồng đều, hình thành nên một vùng phá hủy xung quanh đường hầm có hình dạng lệch về phía đối diện hướng dốc, mức độ lệch nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như góc dốc của khe phân lớp, mật độ khe phân lớp, độ mở khe phân lớp, tính chất cơ lý của các lớp đá và chất lấp nhét trong khe phân lớp.

3.2 Các giải pháp kiểm soát và đảm bảo ổn định cho các đường lò dọc vỉa Hiện nay kết cấu chống bằng vì thép SVP chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số các dạng kết cấu chống đường lò tại mỏ Khe Tam có khẩu độ trung bình và nhỏ đào trong đá phân lớp nghiêng, các khớp trên vòm được bố trí đối xứng nên xảy ra

hiện tượng xô nghiêng toàn bộ kết cấu chống, phá hủy tại vị trí khớp ở phía đối diện hướng dốc, nguyên nhân của hiện tượng này là do áp lực đá tác dụng lên kết cấu là áp lực lệch, phương pháp tính toán kết cấu chống chưa phù hợp và vị trí liên kết giữa cột và vòm chưa hợp lý. Sự xô nghiêng của khung chống xảy ra làm cho không gian lưu thông trong đường lò bị méo mó, tiết diện sử dụng đường hầm bị thu hẹp, cản trở giao thông, làm giảm tiến độ thi công, không đảm bảo mặt cắt theo thiết kế ban đầu gây mất an toàn và hầu như không thu hồi được để tái sử dụng, gây lãng phí, làm tăng giá thành công trình.

Từ những nhận định trên, em xin đề xuất các giải pháp để ngăn ngừa và giảm thiểu vấn đề mất ổn định cho các đường lò dọc vỉa tại mỏ Khe Tam như sau:

• Trước khi tiến hành công tác khai đào cần khảo sát kỹ lưỡng điều kiện địa chất của đường lò đào qua, chú trọng tập trung sâu vào tính chất, trạng thái bề mặt khe nứt, góc nghiêng mặt phân lớp…

• Trong quá trình thiết kế hộ chiếu cũng như thi công khoan nổ mìn cần chú ý đến tính chất bề mặt phân lớp để lựa chọn được vùng rạch phá, phá, biên cho phù hợp, tránh đào lẹm quá nhiều.

• Sau khi khoan nổ mìn, tiến hành lắp dựng kết cấu chống, theo những nhận định đã nên thì kết cấu chống mất ổn định nhiều nhất tại vị trí pháp tuyến với bề mặt phân lớp theo phương hướng kính do momen trong kết cấu chống tại vị trí này là lớn nhất, do đó tại vị trí này cần lắp khớp trên vì chống để giảm momen uốn tại đây.

• Lắp đặt các trạm đo dịch chuyển của khối đá trên biên đường lò dọc vỉa.

Tại mỗi vị trí lắp 03 trạm đo tại các điểm nóc, pháp tuyến và tiếp tuyến với bề mặt phân lớp theo phương hướng kính. Thường xuyên kiểm tra, đo đạc và ghi lại nhật ký chuyển vị của đất đá để kiểm soát được độ ổn định của đường lò cũng như có thể đưa ra được các dự báo kịp thời.

NHẬT KÝ THỰC TẬP I.THÔNG TIN SINH VIÊN

Họ và tên : Đinh Văn Điệp

Ngày, tháng, năm sinh : 28/02/1994

Sinh viên lớp : Xây dựng công trình Ngầm và Mỏ - K57 Chuyên ngành : Xây dựng công trình Ngầm và Mỏ Chuyên sâu: Xây dựng công trình Ngầm và Mỏ Nơi thực tập : Công ty than Dương Huy - TKV II.CHẾ ĐỘ VÀ THỰC TẬP

1.Thời gian thực tập:

Thời gian thực tập từ ngày 20 tháng 02 năm 2017 tới ngày 02 tháng 04 năm 2017.

2. Nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên tại cơ quan thực tập:

Tham gia Đào tạo An toàn Mỏ và khám sức khỏe.

Tham gia Học hỏi tại phòng Kĩ thuật của Công ty.

Đi tham quan các Phòng ban liên quan trong Công ty để nắm bắt các công việc của một công ty mỏ.

Được cung cấp một số tài liệu phục vụ cho việc làm đồ án tốt nghiệp sau kỳ thực tập.

III.TIẾN TRÌNH THỰC TẬP

Thời gian Nội dung thực tập

20/02/2017 Xuất phát từ Hà Nội về Cẩm Phả

21/02/2017

+Sáng: Có măt tại Công ty than Dương Huy theo giờ hành chính, nộp công văn – Giấy giới thiệu, Quyết định cho phòng Tổ chức, và chờ giấy Quyết định ra vào Cơ quan.

+Chiều: Nhận Quyết định từ phòng Tổ chức, làm việc với Phòng Thường trực để làm thủ tục Tạm trú, liên hệ với phòng được cử về tham gia thực tập.

Từ 22/02/2017 đến 29/02/2017

+Tham gia học An toàn lao động trong mỏ, tìm hiểu các quy chuẩn quy phạm về an toàn mỏ tại phòng An toàn – qua bài kiểm tra sát hạch về kiến thức an toàn.

+Khám sức khỏe tại phòng Y tế để xét điều kiện xuống mỏ

Từ: 29/02/2017 +Về tại phòng Kĩ thuật – CN mỏ, tham quan các phòng ban liên

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập sản xuất thực tập tốt nghiệp công ty than Dương Huy (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w