Theo thiết kế và thực tế đã thi công, nguồn cung cấp nước cho mỏ được lấy từ suối Khe Rửa tại đập nông nghiệp xã Dương Huy. Nguồn nước này cũng đang là nguồn chính của hệ thống cấp nước Khe Rửa công suất Q = 5000 m3/ng.đ cấp về cho nhà máy tuyển Cửa Ông, hiện tại hệ thống này hầu như không hoạt động.
Tổng nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của toàn mỏ khi đạt công suất khai thác 2,5 triệu tấn/năm được thống kê theo bảng sau:
Bảng 1. 8. Nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của toàn mỏ.
TT Tên hộ dùng nước Khối lượng (m3/ng.đ) Ghi chú Sinh hoạt Sản xuất
1 Nước sinh hoạt, ăn uống 120
2 Nước tắm rửa 240
3 Nước giặt quần áo 200
4 Nước sản xuất, tưới bụi trong lò 114
5 Nước cấp cho máy khoan tay 36
6 Nước cấp cho Kombai đào lò 43
7 Nước cấp cho Kombai khai thác 348
8 Nước cho nhũ hóa, cột chống... 10
9 Nước sản xuất, tưới bụi trong mặt
bằng 30
Cộng 560 581
Nước rò rỉ, dự phòng ∼ 10% 50 59
Cộng 610 640
Tổng cộng 1250 m3/ng.đ
Nước cứu hỏa trong lò q = 10 l/s. Dự trữ 3h trong bể chứa
Theo TKKT đã lập cho mỏ có công suất 1,2 triệu tấn/năm, hệ thống có công suất Q=38 m3/giờ, trên tuyến ống dẫn từ trạm bơm cấp I về bể 200 m3 mức +100 và
lên cụm bể 200 m3 mức +170 có đoạn ống Φ150 đã lắp đặt được sử dụng lại và đoạn ống Φ100 sẽ được thay thế bằng ống Φ150.
Các giải pháp thay đổi bổ sung theo TKKT được giữ nguyên, riêng máy bơm trong tạm bơm cấp I và trạm bơm tăng áp mức +100 sẽ được xem xét để hệ thống đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng trong giai đoạn này khi mỏ nâng công suất lên 2,5 triệu tấn/năm.
Về lâu dài, khi hệ thống cấp nước Khe Rửa (Q=5000 m3/ng.đ) hoạt động, nguồn nước Khe Rửa lúc đó chỉ đáp ứng được 1 phần như cầu dùng nước mỏ. Do vậy, để cấp nước ổn định cho mỏ về lâu dài, ngoài nguồn nước lấy từ Khe Rửa, dự kiến sẽ bổ sung nguồn nước lấy từ hệ thống cấp nước Diễn Vọng cấp về. Toàn bộ hệ thống cấp nước từ nguồn khu vực về mỏ sẽ được xem xét, xác định trong đề án riêng, phù hợp với quy hoạch chung cấp nước khu vực Ngã Hai - Khe Tam và nhà máy tuyển Lép Mỹ đã lập.
1.6.2. Vấn đề về môi trường
Hiện nay cũng như trong tương lai các vùng mỏ khai thác than và khoáng sản ở nước ta sẽ phải tiến hành xây dựng hoặc mở rộng nhiều mỏ khai thác hầm lò, việc tiến hành xây dựng các công trình ngầm và mỏ cũng như quá trình khai thác mỏ đều gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường như: bụi, tiếng ồn, các chất thải, chất độc hại xây dựng… trong quá trình khoan nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển. Để đảm bảo an toàn cho người lao động trong xây dựng công trình ngầm và bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe cho người lao động là 2 lĩnh vực luôn đối nghịch với nhau vì đã khai thác khoáng sản thì không thể tránh khỏi huỷ hoại môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe người công nhân.
1.6.2.1. Quản lý tiếng ổn
- Sử dụng các thiết bị, xe, máy tiên tiến, có độ ồn, rung nhỏ. Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng máy công tác.
- Lắp đầy đủ các thiết bị giảm thanh đối với các xe, máy có động cơ nổ.
- Bố trí lịch nổ mìn và vận tải hợp lý tránh tập trung vào các giờ cao điểm.
1.6.2.2. Quản lý, giảm thiểu ô nhiễm bụi
- Lắp đặt hệ thống phun sương cao áp tại các lò chợ, các luồng gió thải tránh phát tán bụi.
- Tưới ẩm bề mặt than bằng phun nước thủ công.
- Trồng cây xanh xung quanh kho, khu công nghiệp, bãi thải.
- Bê tông hóa mặt bằng kho than và sân công nghiệp - Bao kín các thiết bị rót than.
- Phủ bạt che chắn các đống than.
- Hoạt động giao thông vận tải thường tạo bụi tức thời, bụi do chở than rơi vãi xuống hoặc các phương tiện vận tải cuốn bụi ở trên đường vào không khí.
Các giải pháp nhằm hạn chế bụi trên các đường vận chuyển là:
+ Giảm sự rơi vãi mất mát do tràn và bay tạt bằng cách bốc xúc cẩn thận, không chất quá tải. Có thể giảm được 20-30% lượng bụi phát tán.
+ Che kín khi vận chuyển. phương pháp này bắt buộc phải áp dụng khi vận chuyển than trên đường giao thông có thể giảm được 70-80% lượng bụi, sử dụng hợp lý có thể đạt tới 95%.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ khi vận hành xe.
+ Dọn sạch lượng than rơi vãi trên đường, loại bỏ các lỗ thủng trên xe, rửa sạch xe khi ra khỏi khai trường.
+ Dùng xe téc tưới nước khu vực thường xuyên đi lại, thời gian giữ ẩm bão hoà từ 15 ÷ 20 phút. Lưu lượng nước trung bình 0,3 ÷ 1 lít/m2 phụ thuộc vào thời tiết và chất lượng đường
1.6.2.3. Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm nước
- Nước mưa ở mặt bằng sân công nghiệp +38: Xung quanh mặt bằng sân công nghiệp, bãi chứa than xây dựng hệ thống cống rãnh và xây dựng các hố lắng để thu gom và lắng cặn, hạn chế than, đất, cát bị nước mưa cuốn trôi gây ô nhiễm nguồn nước. Cặn lắng được nạo vét thường xuyên và được vận chuyển tới nơi xử lý quy định.
- Nước thải sinh hoạt, nhà vệ sinh tại các mặt bằng dùng biện pháp xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn.
- Đối với nước thải chứa dầu mỡ, kim loại nặng và các tạp chất khác từ xưởng sửa chữa cơ khí, bảo dưỡng ô tô, trạm rửa xe, nhà đèn sẽ được dẫn qua hố ga lắng cặn và tách dầu mỡ sau đó mới được thải vào môi trường.
- Xử lý nước thải hầm lò, trên mặt bằng +38 chọn giải pháp xây dựng một hệ thống bể lắng xử lý nước thải có dung tích 790m3 (kích thước 32,4 x 12,2 x 2m).
Hệ thống bể lắng sẽ được thiết kế phù hợp với lưu lượng nước thải cực đại về mùa mưa và tiến hành xử lý (cơ học) về mùa khô, xử lý (axit và cơ học) về mùa khô. Bùn than và các vật liệu lơ lửng trong nước thải sau xử lý sẽ được giữ lại trong bể, lượng bùn thải này sẽ được nạo vét định kỳ và vận chuyển tới nơi chôn cất quy định.
1.6.2.4. Quản lý chất thải rắn
Để ngăn chặn và nâng cao hiệu quả công tác chống trôi lấp đất đá thải, toàn bộ lượng đất đá thải phát sinh từ dự án sẽ được chuyên chở và đổ thải tại bãi thải Bao Gia đã được TKV quy hoạch là bãi thải sử dụng để đổ thải trong quá trình khai thác mỏ của Công ty than Dương Huy. Quá trình đổ thải tại bãi thải cần áp dụng đổ thải kiểu bậc thang phân tán kết hợp với đầm nèn, tạo lớp đất mầu trồng cây phủ xanh bề mặt. Tất cả nhằm quản lý xói mòn và trôi lấp đất đá ra khu vực xung quanh.
Trước khi san gạt mặt bằng tiến hành dọn bãi và thu gom đất mầu ở trong phạm vi xây dựng nhằm tạo quỹ đất mầu cho công tác phục hồi đất đai sau này, hạn chế quá trình xói mòn rửa trôi do nước mưa.
1.6.2.4. Hoàn thổ và sử dụng đất (khôi phục thảm thực vật)
Mục đích khôi phục lại hệ thực vật tại những khu vực, diện tích đất đã ngừng khai thác. Đầu tiên là tiến hành quá trình xử lý móng và san nền, sau đó có thể trải lên trên một lớp đất mầu để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thực vật. Bước tiếp theo là lựa chọn các loại cây bản địa có khả năng sinh trưởng mạnh trong điều kiện dinh dưỡng nghèo (keo, bạch đàn ..…) để trồng mới hoặc tạo điều kiện cho thực vật tự nhiên phát triển theo thời gian.
Các lớp phủ thực vật này sẽ dần tạo ra độ ổn định để có thể quản lý xói mòn và tạo ra các quá trình tự kiểm soát các chất ô nhiễm hoá học một cách hiệu quả trong thời gian dài.