3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ gia đình trong cộng đồng xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1. Phạm vi không gian nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Nghiên cứu 5 xóm là : Xóm Hạ, xóm Trung, xóm Thượng, xóm Đá Mài và xóm Ao Then.
3.1.2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong vòng 3 năm: 2013 – 2014 – 2015, nguồn thông tin số liệu sơ cấp đầu năm 2016.
Đề tài được thực hiện từ ngày 18/02/2016 đến ngày 30/05/2016 3.1.2.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu nghèo theo không gian, thời gian và nghiên cứu theo 5 tiêu chí của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đề ra năm 2015 gồm 5 tiêu chí đánh giá nghèo đa chiều là: Y tế, giáo dục, điều kiện sống, tiếp cận thông tin, nhà ở.
3.2. Nộng dung nghiên cứu
Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới nghèo trong địa bàn xã Yên Đổ và nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm thoát nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại xã Yên Đổ.
3.3. Phương pháp thu thập số liệu 3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
* Số liệu thứ cấp
Thu thập từ các nguồn có sẵn. Thu thập các số liệu thứ cấp từ nguồn thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các số liệu và báo cáo đánh giá tổng kết của Sở NN & PTNT, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, của UBND xã Yên Đổ. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về tình hình SXNN, kinh tế nông thôn, kinh tế hộ nông dân và các tổ chức KT - XH, tình hình nghèo đói của xã Yên Đổ trong những năm 2013-2015, mạng internet, v.v…
Số liệu sơ cấp
Số liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, số liệu sơ cấp được thu thập từ các hộ điều tra trên địa bàn xã Yên Đổ. Để thu thập được số liệu phải tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ bằng bảng phiếu điều tra được lập sẵn.
Đến địa bàn nghiên cứu để quan sát thực tế, phỏng vấn các hộ gia đình để biết được tình hình nghèo đói của địa phương. Vai trò giảm nghèo bền vững đối với phát triển kinh tế của hộ. Từ đó nắm được một cách tương đối thông tin về tình hình cơ bản như thu nhập, nhân khẩu, lao động, đất đai, chi phí sản xuất, tài sản, nguồn vốn của hộ, những thuận lợi và khó khăn để giúp hộ gia đình thoát nghèo bền vững.
Phương pháp điều tra hộ Chọn mẫu điều tra:
Toàn xã có 17 xóm, để phản ánh một cách trung thực, chính xác nhất thực trạng nghèo của các hộ tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Tôi đã tiến hành điều tra 60 hộ trên 5 xóm đại diện cho xã từ đó có thể suy rộng ra toàn xã.
Chọn 5 xóm: xóm Hạ, xóm Trung, xóm Thượng, xóm Đá Mài và xóm Ao Then trong 17 xóm nghiên cứu trên cơ sở tìm hiểu tình hình xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Chọn 20 hộ nghèo đa chiều, 20 hộ cận nghèo đa chiều và 20 hộ không nghèo, sau khi nghiên cứu kết quả nghèo đa chiều có thể suy rộng ra toàn xã.
3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh
Sau khi các số liệu được tổng hợp và phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để so sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều so với hộ nghèo đơn chiều theo thu nhập để thấy được sự khác biệt giữa hai loại hình nghiên cứu và suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành thu thập thông tin trong một khoảng thời gian đề tài nghiên cứu. Từ các số liệu và các thông tin thu thập được tiến hành phân tích những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến đói nghèo, để thấy được xu hướng và đưa ra những giải pháp giảm nghèo bền vững.
3.4. Phương pháp đo lường nghèo đa chiều
Cách tiếp cận nghèo đa chiều đề xuất áp dụng ở nước ta thời gian tới là cách tiếp cận theo quyền nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người.
Các nhu cầu cơ bản này được coi là quan trọng ngang bằng nhau và con người có quyền được đáp ứng tất cả các nhu cầu này.
Đo lường nghèo đa chiều định kỳ sẽ đánh giá được mức độ thay đổi khả năng tiếp cận các nhu cầu xã hội cơ bản của người dân, đồng thời thông qua đó, giúp cho cơ quan quản lý nhìn nhận rõ hơn các khu vực có mức độ thiếu hụt cao, làm cơ sở xây dựng các chính sách vĩ mô, chính sách ngành để từng bước giảm dần mức độ thiểu hụt giữa các vùng, nhóm dân cư.
Theo phương pháp này, để đo lường nghèo đa chiều cần xác định được các chiều thiếu hụt, xác định các chỉ số đo lường và ngưỡng thiếu hụt trong từng chiều, xác định cách tính mức độ thiếu hụt và chuẩn nghèo đa chiều.
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo được áp dụng trong giai đoạn 2016- 2020 là:
1. Hộ nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là độ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
2. Hộ cận nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Phần 4