Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Thực trạng nghèo đa chiều của các hộ nghiên cứu tại xã Yên Đổ
4.4.1. Thực trạng nghèo đa chiều – Giáo dục
Bảng 4.8. Bằng cấp cao nhất của các thành viên trong hộ điều tra
Bằng Cấp
Nghèo Cận Nghèo Không Nghèo Tổng Số Số
hộ
Tỷ lệ (%)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Số hộ
Tỷ lệ (%) THPT 13 21,67 15 25,00 18 30,00 46 76,67 Trung Cấp Nghề 1 1,67 3 5,00 7 11,66 11 18,33 Cao Đẳng trở lên 0 0,00 1 1,67 2 3,33 3 5,00
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng cho ta thấy rằng bằng cấp thấp nhất là bằng THPT chiếm tỷ lệ cao nhất là 76,67%. Bằng cấp cao nhất là bằng từ cấp Cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ là 5,00% và bằng Trung cấp nghề chiếm 18,33%. Như vậy ta thấy rõ ràng bằng cấp cao nhất là bằng cao đẳng trờ lên tỷ lệ cao nhất rơi vào các hộ không nghèo. Các hộ không nghèo cũng có tỉ lệ người có bằng cấp Trung cấp nghề cao nhất là 11,66% và bằng Cao đẳng trở lên cũng cao nhất thuộc về các hộ không nghèo là 5,00%. Còn bằng THPT chủ yếu rơi vào các hộ nghèo và cận nghèo. Vì các hộ trên họ không đủ điều kiện để đi học cao hơn do vậy khoảng cách giàu nghèo lại càng tăng lên. Nhưng bên cạnh đó ta cũng thấy hộ không nghèo cũng có hộ chỉ có bằng cấp THPT là cao nhất trong gia đình là do các hộ gia đình này đã có nghề nghiệp truyền thống có sẵn của hộ gia đình, nghề nghiệp truyền thống này đã giúp họ có thu nhập ổn định và lợi nhuận cho gia đình nên do vậy họ không cần đi học để lấy bằng cấp cao mà họ tập trung vào phát triển kinh tế hộ gia đình làm ăn. Hiện nay một số người dân đã nhận thức được rõ được việc đi học là việc rất quan trọng đối với con em của họ có một tương lai không nghèo khó nữa, mặc dù điều này cũng rất khó khăn khi cung cấp cho con em họ đi học về kinh phí học tập ta cũng có thể thấy hộ cận nghèo bằng cấp từ Cao đẳng trở lên của họ là 1,67% .Tuy vậy nhưng hầu hết hộ nghèo hộ nghèo, thu nhập thấp tiền trang trải sinh hoạt trong gia đình còn khó khăn nên không có khả năng lo cho con cái đi học, nhiều gia đình vẫn có suy nghĩ chỉ cần cho con đi học để không mù chữ không cần phải học cao.
Đây chính là nguyên nhân tạo nên cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói ở khu vực nông thôn hiện nay.
Bảng 4.9. Ngƣỡng thiếu hụt giáo dục của hộ điều tra
STT Chỉ số đo
lường Ngưỡng thiếu hụt
Nghèo Cận nghèo Không Nghèo Tổng
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
1
Trình độ giáo dục của người lớn
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ 15 tuổi sinh từ năm 1986 trở lại không tốt nghiệp Trung học cơ sở và hiện không đi học
14 23,33 6 10,00 3 5,00 23 38,33
2
Tình trạng đi học của trẻ em
Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học (5- dưới 15 tuổi) hiện không đi học
7 11,67 5 8,33 2 3,33 14 23,33
Tổng 21 35,00 11 18,33 5 8,33 37 61,66
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng dưới 4.9 cho ta thấy giáo dục là vấn đề quan trọng giúp các hộ thoát nghèo nhưng qua điều tra 60 hộ dân vẫn có 14 hộ thuộc nhóm hộ nghèo, 6 hộ thuộc nhóm cận nghèo, 3 hộ không nghèo có thành viên trong gia đình không đi học. Không có bằng cấp, kiến thức và tư duy hạn chế khó tiếp thu những cái mới, cái thay đổi mà chỉ biết làm theo những kinh nghiệm bản địa. Đây thực sự là vấn đề khó giải quyết đối với việc giúp họ thoát nghèo. Không chỉ những hộ muốn thoát nghèo thậm chí ngay cả khi những hộ trung bình và khá giàu làm thay đổi tư duy cách nghĩ của họ về giáo dục đây là vấn đề khó khăn khi họ chỉ nghĩ đơn giản gia đình họ đã có nghề sẵn nghề đó giúp họ thu nhập ổn định nên họ quyết nghỉ học ở nhà theo nghề con truyền thống gia đình mình để kiếm tiền chứ không cần phải đi học chứ họ không nghĩ tới đi học tiếp thu nhiều kiến thức mới, những khoa học kĩ thuật mới có thể sẽ giúp họ làm ra những sản phẩm tốt hơn…. Số gia đình có tình trạng trẻ em trong độ tuổi 5 đến 14 không được đi học là 14 hộ chiếm 23,3%.
Trong đó hộ Không nghèo 2 hộ (3,33%), cận nghèo có 5 hộ (8,33%), nghèo có 7 hộ (11,67%)
Như vậy, ta có thể thấy việc tiếp cận nền giáo dục có ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng nghèo đa chiều, giáo dục là một trong các chỉ số quan trọng để đánh giá nghèo đa chiều cho hộ gia đình. Con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển nhưng với trình độ văn hóa quá thấp sẽ là rào cản lớn nhất trong việc giảm nghèo. Muốn giảm nghèo bền vững thì việc đầu tư vào con người là nhân tố quan trọng cho sự thành công. Cần phải thay đổi cách tiếp cận nền giáo dục của người dân giúp họ thấy được tầm quan trọng của tri thức.