Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững chương trình sản xuất cam sành tại xã yên thuận huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 27 - 30)

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Sản xuất VietGAP - hướng phát triển bền vững cho cam Sành Hà Giang

Việc áp dụng sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGAP sẽ giải quyết được những vấn đề trên và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm đó là:

Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng; Được hưởng những chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/1/2012; sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP là bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu; làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định; tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm;

tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà”: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý; góp phần thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của người nông dân cũng như doanh nghiệp về sản xuất bền vững.

Năm 2014, cam sành Hà Giang được người tiêu dùng bình chọn là một trong 10 sản phẩm dịch vụ người tiêu dùng tin cậy; được Hiệp hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam chứng nhận danh hiệu vàng

“Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt”.Để nâng cao chất lượng, vị thế cam Sành Hà Giang, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo đầu ra ổn. Để đứng vững trên thị trường thì xu thế tất yếu phải sản xuất theo GAP để tạo ra sản phẩm có chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Từ năm 2014, để tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ và đáp ứng nhu cầu về sản phẩm cam an toàn, Hà Giang đã tiến hành hỗ trợ thực hiện một số mô hình

sản xuất cam theo quy trình VietGAP. Mô hình này đang bước đầu đạt được thành công. Tính đến năm 2015, tổng diện tích cam của Hà Giang là 5.709,4 ha. Trong đó diện tích cho sản phẩm 1.587,6 ha. Năng suất bình quân đạt 82,9 tạ/ha. Các mô hình sản xuất cam theo quy trình VietGAP đang được thực hiện đạt 134,9 ha/1.587,6. Trong đó: Bắc Quang 93,1 ha, Quang Bình 31,6 ha, Vị Xuyên 10 ha đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện, chiếm 8,5% diện tích cho sản phẩm; năng suất các vườn cam VietGAP luôn ổn định do các hộ sản xuất quan tâm, chú trọng trong việc kiểm soát tốt hoạt động sản xuất theo quy trình, năng suất bình quân đạt 150 tạ/ha. Giá bán của cam VietGAP thường cao hơn cam sản xuất thông thường từ 3.000 - 5.000 đồng/kg. Đây được xác định là hướng đi bền vững cho cam Hà Giang, bước đầu tạo cơ hội tiếp cận thị trường các tỉnh trong nước.Như vậy, ngoài những hiệu quả kinh tế, về lâu dài sản xuất theo quy trình VietGAP góp phần tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tư tưởng, hành động của người nông dân, giúp bà con hiểu được rằng: Trong sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm là một trong những điều kiện tiên quyết và sống còn để duy trì và phát triển. [8]

2.2.2. Cao Bằng nỗ lực giúp người dân làm chủ kỹ thuật sản xuất các loại cây có múi

Từ năm 2000 đến nay, Sở KH&CN đã đề xuất và tuyển chọn, ký hợp đồng cho các đơn vị trong và ngoài tỉnh thực hiện đề tài, dự án về phát triển các loại cây cam, quýt đặc sản của tỉnh. Năm 2003, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN (thuộc Sở KH&CN) đã triển khai thực hiện dự án “Xây dựng vườn gen và vườn ươm giống của một số giống cây ăn quả có giá trị của Cao Bằng”, trong đó đã chọn và thu thập những cá thể (cây) quýt ưu tú Hà Trì (Hoà An) và Trà Lĩnh có giá trị kinh tế cao để xây dựng vườn gen cây mẹ tại Trung tâm và bảo tồn những cây tốt phục vụ nhân giống cây ăn quả chất

lượng cao để cung cấp cho người dân, hướng đến việc sản xuất hàng hóa đối với loại sản phẩm đặc sản này.

Trong hai giống cây có múi đặc sản của Cao Bằng là cam và quýt.

Nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ trồng quýt, điển hình như gia đình ông Hoàng Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Quang Hán, trồng 7.000 m2, trong đó có 5.000 m2 cho thu hoạch, năm 2015 thu về gần 500 triệu đồng; ông Bế Văn Thức, Bí thư xã Quang Hán, trồng 3.000 m2, thu nhập gần 300 triệu đồng/năm...

Nhằm nâng cao năng suất và thu nhập từ việc trồng quýt, một số hộ dân đã mạnh dạn phá bỏ những vườn quýt già, cằn cỗi và trồng mới. Tuy nhiên do chưa có kiến thức khoa học đầy đủ trong việc thâm canh như: việc xác định cành cây như thế nào sẽ cho nhiều quả và cành nào thì thường ít quả cần đốn bỏ để tiết kiệm dinh dưỡng cho cây… nên năng suất và trọng lượng của quả quýt không đồng đều giữa các cây và giữa các năm; nhiều cây bị bệnh hại và chết khi đang ở tuổi cho năng suất quả cao nhưng người dân không biết cách tiêu diệt mầm bệnh để tránh lây lan trên diện rộng, cũng như cách phòng bệnh cho các cây khác;…

Từ đề xuất của các hộ dân, năm 2015, Sở KH&CN đã ký hợp đồng thuê các chuyên gia của Viện Bảo vệ thực vật nghiên cứu xây dựng quy trình thâm canh, thu hoạch và bảo quản quýt và tổ chức tập huấn cho gần 90 hộ nông dân trồng quýt trên địa bàn huyện Trà Lĩnh. Nhờ vậy, nhiều hộ dân đã tự tin khẳng định có thể vận dụng ngay vào thực tế thâm canh, thu hái và bảo quản quýt trong thời gian tới.[9]

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững chương trình sản xuất cam sành tại xã yên thuận huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)