Giải pháp phát triển sản xuất bền vững cây cam Sành ở xã Yên Thuận

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững chương trình sản xuất cam sành tại xã yên thuận huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 56 - 62)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.6. Giải pháp phát triển bền vững chương trình sản xuất cam Sành tại xã Yên Thuận

4.6.2. Giải pháp phát triển sản xuất bền vững cây cam Sành ở xã Yên Thuận

4.6.2.1. Giải pháp quản lý chặt chẽ thương hiệu

Năm 2007 cam Sành Hàm Yên được cục sở hữu trí tuệ chứng nhận thương hiệu “Cam Sành Hàm Yên”, để có được thương hiệu là một nỗ lực rất lớn của chính quyền địa phương và hội cam Sành Hàm Yên.

Có thương hiệu đã khó, giữ vững thương hiệu con khó hơn. Nhận thức rõ điều này chính quyền địa phương, hội cam Sành và người nông dân rất có ý thức trong việc xây dưng thương hiệu, việc làm chủ yếu là nâng cao mẫu mã , hàm lượng dinh dưỡng và tính an toàn của sản phẩm. Phòng nông nghiệp và kết hợp với hội cam Sành tích cực vận động nhân dân trồng cam theo tiêu chuẩn VIETGAP để sản xuất ra sản phẩm cam đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường vùng cam.

Tích cực kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón, BVTV, các chủ hộ sản xuất, kinh doanh cam trên địa bàn huyện nhằm hạn chế mức thấp

nhất việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV độc hại không có trong danh mục, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

4.6.2.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ cây cam Sành

Hình thành các tổ chức hợp tác tiêu thụ sản phẩm quả theo nguyên tắc tự nguyện, phát triển các hệ thống nông dân làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, coi trọng vai trò chợ đặc thù, tụ điểm, trung tâm thương mại.

Có chính sách mở khuyến khích các thôn thi đua sản suất. Xã cần có chiến lược marketing cụ thể, các tổ chức HTX, hộ nông dân sản xuất cần tìm hiểu thị trường để có giải pháp cụ thể xúc tiến, quảng bá cho sản phẩm cam Sành của xã.

Qua điều tra thực trạng cho thấy chủ yếu sản phẩm quả được tiêu thụ qua kênh gián tiếp, do đó cần tổ chức cho người nông dân trong xã không có điều kiện tiếp cận thị trường tiêu thụ. Thông qua việc giới thiệu sản phẩm mà ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quả. Thị trường tiêu thụ sản phẩm quả tươi của xã đã hình thành những kiến thức về thị trường của người dân còn hạn chế. Vì vậy, cần phải nghiên cứu thị trường đầy đủ, dự báo chính xác, mở rộng các hình thức thông tin kinh tế để tăng khả năng tiếp thị cảu các hộ sản xuất cây cam,. Trên cơ sở hiểu biết thị trường các hộ tự điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và chính sách khuyến khích quy hoạch vùng dự án của địa phương.

Thực hiên đồng bộ các khâu tiếp thị, quảng cáo thiết lập mạng lưới phân phối. Tăng cường các hình thức liên kết, liên doanh với các đối tác có kinh nghiệm và truyền thống để nâng cao vị thế sản phẩm.

Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để có chiến lược tiếp cận thị trường, từ đó có kế hoạch sản xuất phù hợp, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt trong khi chưa có nền tảng về thị trương tiêu thụ. Theo dõ giá cả kịp thời để đề xuất những chiến lược phát triển.

4.6.2.3. Giải pháp mở rộng diện tích, thâm canh và tăng năng suất

* Giải pháp quy hoạch vùng cây cam Sành

Quy hoạch, cải tạo diện tích đất vườn tạp hiện hộ gia đình đang quản lý.

Đồng thời chuyển mục đích sử dụng đất từ một phần đất lâm nghiệp (ven đồi có độ dốc 30˚), từ đất trồng cây chè kém hiệu quả, chuyển từ đất màu cao hạn kém hiệu quả sang trồng cây cam Sành. Khuyến khích nông dân dồn đổi, chuyển nhượng để tập trung ruộng đất tạo vùng sản xuất hàng hóa về cây cam Sành.

Địa phương cần có kế hoạch quy hoạch vùng sản xuất trên thực tế diện tích cam tập chung phần lớn ở 4 thôn: Hoa Bó, Cuổm, Lục Khang, An Thịnh nên việc quy hoạch khá thuận lợi. Khi có sự quy hoạch hợp lý sẽ thuận lợi hơn trong quá trình quản lý, chăm sóc và thu hoạch.

* Giải xây dựng các mô hình trang trại trồng trọt

- Gắn với du lịch dịch vụ: Lựa chọn một số trang trại trồng và thâm canh cây cam sành điển hình (có năng suất, chất lượng, giá trị lợi nhuận cao áp dụng sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP), xây dựng thành mô hình điểm tổ chức cho hộ nông dân đến học tập, thực hành và kết hợp phát triển du lịch sinh thái nhà vườn, tạo thêm thu nhập từ dịch vụ du lịch sinh thái.

- Gắn với chăn nuôi và xen canh cây trồng khác: Xây dựng mô hình trồng cam gắn với chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, thuỷ sản, tuyên truyền nhân rộng những mô hình sản xuất hiệu quả, thu nhập cao.

4.6.2.4. Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất

* Giống

Khuyến khích nông dân sử dụng giống sạch bệnh.

Áp dụng công nghệ sản xuất giống mới cam sạch bệnh, sản xuất cây giống đảm bảo chất lượng, thay thế dần diện tích cam thoái hóa nhiễm bệnh

bằng các giống cam Sạch bệnh dưa vào sản xuất nhằm đạt được hiệu quả cao và bền vưỡng.

Chính quyền xã phải có sự quản lí chặt chẽ khâu nhân giống của người dân, để tránh tình trạng nhân giống không đạt tiêu chuẩn dẫn đến lây lan bệnh hại.

* Kỹ thuật

Tổ chức sản xuất theo quy trình sạch (VIETGAP) tâp chung vào các vườn lớn làm nòng cốt từ đó nhân rộng ra toàn xã.

Những diện tích cam hiện có đang phát triển tốt: Hướng dân người dân dầu tư thâm canh áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới một cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng, mẫu mã và chu kỳ kinh tế.

Đối với diện tích trồng mới kiến thiết (1 – 3 năm) cần tập trung chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật mới, cắt tỉa tạo khung tán vườn cam để cây cho thu hoạch đúng thời hạn.

Đối với cam kinh doanh cần có biện pháp chăm sóc đặc biệt nhằm duy trì và nâng cao năng suất, chất lượng.

Đối với thời kỳ cam cho thu hoạch cần có các biện pháp kỹ thuật làm giảm hiện tượng cam rụng.

Đối với thu hoạch nên áp dụng kỹ thuật tải Na từ trên đồi cao xuống bằng ròng rọc của hyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn để tránh làm dập nát quả, tránh làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng cam Sành của các hộ nông dân.

* Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho người cho người dân

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh. Nâng cao năng lực cho người dân là một điều kiện để phát triển nguồn nhân lực. Có nguồn nhân lực chất lượng sẽ giúp cho việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

và thâm canh phát triển cây cam Sành. Để phát triển nguồn nhân lực cần nghiên cứu và tổ chức một số giải pháp như sau:

Điều tra, khảo sát mặt bằng trình độ, năng lực của người dân trong vùng quy hoạch sản xuất. Từ đó đưa ra những nhận định, kết luận về năng lực, sở thích, những yêu cầu thực tế của người dân, tổng hợp thành các nhóm hộ để xây dựng kế hoạch đào tạo tập huấn cho các đối tượng.

Thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường, các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao ở các địa phương khác, tổ chức cho nông dan đi thăm quan học hỏi trao đổi kinh nghiệm ở ngoài địa phương.

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản cam Sành bằng phương pháp khuyến nông có sự tham gia của người dân.

Các chương trình đào tạo tập huấn chủ yếu gồm: Các khóa đào tạo về quy trình sản xuất cam Sành an toàn. Chương trình chăm sóc, phòng trừ dịch hịa tổng hợp đối với các loại cây trồng. Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sản phẩm quả trước và sau thu hoạch.

4.6.2.5. Giải pháp tăng cường vốn đầu từ sản xuất cây cam Sành

- Trên cơ sở vốn đầu tư đã khảo nghiệm trong thực tế của nông hộ, nên khuyến khích việc đầu tư vốn vào sản xuất của hộ nông dân kết hợp với sự hỗ trợ vốn cho vay của nhà nước sẽ đạt được lượng vố đầu tư phù hợp cho mục tiêu phát triển bền vững cây cam Sành.

- Đối với việc hỗ trợ vốn đầu tư cho quá trình sản xuất của hộ nông dân thì nhà nước cần phải xem xét các phương thức cho vay, cần tạo điều kiện cho các nông hộ tiếp cận được nguồn tín dụng của ngân hàng hơn bằng cách thực hiện chính sách vay thông thoáng, kéo dài thời gian cho vay với lãi suất thích

hợp,.... để người dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất cây cam Sành có quy mô hơn để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và theo hướng bề vững.

- Tiếp cận các nhà đầu tư lớn đang đầu tư vào nông nghiệp.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững chương trình sản xuất cam sành tại xã yên thuận huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)