PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Đánh giá chung về tình hình sản xuất cây Cam Sành tại xã Yên Thuận
4.3.4. Tình hình đầu tư trong sản xuất cam Sành tại xã Yên Thuận
Việc đầu tư KTCB nếu giao đoạn trước đầu tư còn thấp thì giai đoạn sau phải đầu tư cao hơn nếu không cây cam Sành phát triển sẽ kém và năng suất thấp.
Nhìn chung tình hình sản xuất cam ở xã đang có những chuyển biến tốt theo cơ chế thị trường, đặc biệt là chính sách giao đất giao rừng cho nông dân của Đảng và Nhà nước đã tạo ra môi trường thuận lợi cho người dân vươn lên chủ động trong sản xuất, sử dụng đất có hiệu quả hơn bằng cách thay thế cây trồng kém bằng các cây trồng có hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, với tiềm năng kinh tế của xã và kinh nghiệm sản xuất của hộ nông dân, thì sự biến đổi trên đứng trước một thưc tế là vốn đầu tư cho cây cam Sành chưa thỏa đáng, đời sống của người nông dân ở giai đoạn cây cam Sành trong thời kỳ KTCB rất khó khăn, cây cam Sành không phải là đối tượng được quan tâm chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.
Đa số các hộ còn thiếu lao động, làm nhiều công việc khác vì vậy họ sao nhãng trong việc chăm sóc vườn cam Sành của mình và chỉ tranh thủ lúc nhàn rỗi.
Không có người theo dõi thường xuyên cam Sành sát sao, đặc biệt cây cam Sành là loại cây tương đối khó tính và dễ bị sau bệnh phá hoại nặng mới phát hiện ra, không chữa được mà phải chặt để tiêu hủy mần bệnh. Nói chung việc thực hiện chăm sóc cây trồng trên thực tế chưa đúng quy trình kỹ thuật là phổ biến.
Vì vậy để tìm hiểu việc đầu tư thời kỳ KTCB ảnh hưởng ra sao đối với cây cam Sành ở xã tôi đã tiến hành phỏng vấn các hộ trồng cam Sành về chi phí sản xuất 1 sào cam thời KTCB và có kết quả như sau:
Bảng 4.7. Chi phí sản xuất 1ha cam Sành thời kì KTCB
ĐVT: 1.000 đồng/ha Chi tiêu Hộ giàu Hộ khá Hộ trung
bình Bình quân 1. Chi phí trung gian (IC)
-Cây giống 5.598,33 6.065,00 5.886,67 5850,00
-Đào hố 2.208,30 2.021,67 1.962,22 2.064,06
-Lân 1.087,50 854,67 626,67 856,28
-Thuốc trừ sâu 4.420,00 3.673,13 2.946,66 3.679,93
-Thuốc diệt cỏ 633.83 656,13 572,22 620,73
Năm 1 13.947,96 13.270,60 11.994,44 13.071,00
Năm 2+3 16.634,46 13.789,54 12.051,12 14.158,37 Tổng KTCB 30.582,42 27.060,14 24.045,56 27.229,37 2. Chi phí lao động
-Trồng cây 1.991,66 1.506,68 1200,00 1.566,11
-Phun thuốc sâu 2.700,00 2.693,33 2.266,66 2.533,33
-Phun thuốc cỏ 906,00 826,66 444,44 725,70
-Bón phân 300,00 280,00 266,66 282,22
-Vận chuyển phân 27,50 22,00 19,94 23,15
-Tỉa cành 566,65 436,66 366,66 456,66
Năm 1 6.491,81 5.765,33 4.564,36 5.587,17
Năm 2+3 10.310,30 9.725,30 7.839,58 9.291,73
Tổng chi phí LĐ 16.802,11 15.490,63 12.403,94 14.898,89 Tổng chi phí 47.384,53 42.550,77 36.449,50 42.128,26 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2016) Tình hình đầu tư thời kỳ KTCB của cây cam sành là tương đối cao, chính vì vậy để sản xuất cam Sành cần phải bỏ ra nguồn vốn ban đầu lớn điều
này sẽ là khó khăn đối với những hộ nghèo vì trong thời kỳ KTCB là 3 năm khi chưa có nguồn thu mà chỉ phải chi ra, do đó mô hình này khó khả thi đối với những hộ nghèo và những hộ thiếu vốn.
Theo số liệu tính toán được, trong chi phí sản xuất cam Sành ở thời kỳ KTCB gồm các hạng mục chủ yếu đó là chi phí về giống, chi phí về phân bón và quan trọng hơn cả là chi phí nhân công trong đó chi phí nhân công chiếm tỷ lệ cao vì giá ngày lao động hiện tại là rất cao.
Chi phí đầu tư cho 1 ha cam Sành đối với hộ giàu là 47.384,53, hộ khá là 42.550,77, của hộ trung bình là 36.449,50, trong đó chi phí cho giôn là lớn nhất.
Hiệu quả kinh tế cây cam Sành nói chung ở các hộ gia đình cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào khâu đầu tư cả hai thời kỳ là KTCB và TKKD.
4.3.4.2. Thời kỳ kinh doanh
Thời kỳ đầu tư KTCB hết sức quan trọng quyết định đến sự phát triển của cây cam Sành của xã ở các giai đoạn tiếp theo, nếu giai đoạn trước đầu tư còn thấp thì giai đoạn sau phải đầu tư cao hơn nên không cây cam Sành sẽ bị phát triển kém, còi cọc. Sau khi cây cho thu hoạch cây rất cần các chất dinh dưỡng để bổ sung phần mất đi do con người thu hoach sản phẩm. Vì vậy, các hộ dân cần phải biết đầu tư thâm canh hợp lý cả thời kỳ KTCB và TKKD.
Bảng 4.8. Tình hình đầu tƣ chi phí thâm canh cho sản xuất cam Sành trong các hộ điều tra (cam từ 4 -10 năm tuổi)
ĐVT: 1.000 đồng/ha Chi tiêu Hộ giàu Hộ khá Hộ trung
bình Bình quân 1. Chi phí trung gian
-Phân bón 4.847,66 4.687,97 4.154,31 4563,31
-Thuốc trừ sâu 24.000,00 20.283,80 17.216,89 20.500,23
-Thuốc trừ cỏ 643,33 612,40 586,78 614,17
-Lãi phải trả 4.993,00 4.844,00 4.977,33 4.938,11
-Vật tư 670,00 663,00 496,67 609,89
Tổng IC 35.153,99 31.091,17 27.431,98 31.225,71 2. Chi phí lao động
-Bón phân 1.333,33 1.466,67 1.111,11 1.303,70
-Tỉa cành 500,00 480,00 300,00 426,66
-Phun thuốc cỏ 733,33 686,67 511,11 643,70
-Vận chuyển 90,50 90,63 79,44 86,86
-Thuê thu hoạch 10.033,33 8.815,00 7.731,11 8.859,81 -Phun thuốc sâu 3.066,66 2.933,33 2.200,00 2.733,33 Tổng CP LĐ 15.023,82 14.040,30 11.932,77 13.665,63 Tổng 50.177,81 45.131,47 39.364,75 44.891,34 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2016) Qua bảng trên ta thấy chi phí thâm canh 1 ha cam Sành bình quân là 44.891,34 nghìn đồng. Trong đó chi phí trung gian là 31.225,71 nghìn đồng, chi phí lao động là 13.665,63 nghìn đồng, chi phí thuốc trừ sâu là 20.500,23 chiếm 65,65% tổng chi phí trung gian.
Ngoài ra sản xuất cam Sành cần đầu tư về vốn lớn, ngoài ra còn đầu tư lớn về máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Ngoài các yếu tố khí hậu, thời tiết, năng suất cây cam Sành còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phân bón, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh chính là mức độ đầu tư thâm canh cho cây trồng.
Việc thay đổi mức đầu tư ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả do cây trồng mang lại, vì đầu tư cao hay thấp cho cây trồng đều có năng suất thấp.
Mặt khác, cây cam Sành là loại cây lâu năm nên giữa các tuổi cây cho năng suất và chất lượng khác nhau. Tiến hành nghiên cứu trên các hộ điều tra được nhận trên cùng một lo đất và tiến hành điều tra trên cây trồng có độ tuổi 6 - 8 tuổi. Chi phí sản xuất của các nhóm hộ có sự chênh lệch nhau rõ rệt.
nhóm hộ giàu đầu tư sản xuất cam Sành là 50.177,81 nghìn đồng/ha, đối với hộ khá là 45.131,47 nghìn đồng/ha, nhóm hộ trung bình là 39.346,75 nghìn đồng/ha. Nếu đem so sánh với các loại cây trồng ngắn ngày khác như: lúa, ngô, khoai, sắn, ... thì chi phí sản xuất cam Sành lớn hơn rất nhiều.
Trong khi chi phí trung gian của cam Sành kinh doanh của nhóm hộ trung bình là 27.431,98 nghìn đồng/ha, chi phí lao động là 11.932,77 nghìn đồng/ha, chi phí cho thuốc trừ sâu là 17.216,89 nghìn đồng/ha. Chi phí trung gian của nhóm hộ giàu và hộ khá lần lượt là 35.153,99 và 31.091,17 nghìn đồng/ha, chênh lệch nhau 4.062,82 nghìn đồng/ha. Chi phí lao động của nhóm hộ giàu và khá là 15.023,82 nghìn đồng/ha và 14.040,30 nghìn đồng/ha. Như vậy, ta có thể nhận thẩy rõ một điều tổng chi phí đầu tư của hộ giàu là lớn nhất về cả chi phí trung gian và chi phí lao động.