ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững chương trình sản xuất cam sành tại xã yên thuận huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 30 - 33)

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Chương trình sản xuất và kinh doanh cam tại xã Yên Thuận 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài được tập trung nghiên cứu tại xã Yên Thuận huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang

- Về thời gian: Từ tháng 1 – 5 năm 2016 thu thập các số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài từ các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê của xã từ năm 2013-2015.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng sản xuất cây Cam Sành trên địa bàn xã Yên Thuận những năm từ năm 2013 - 2015

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và rủi ro trong sản xuất Cam Sành tại xã Yên Thuận

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất Cam Sành

- Đề xuất giải pháp phát triển bền vững cây Cam Sành tại xã Yên Thuận

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu - Thu thập thông tin và tài liệu thứ cấp

Sử dụng phương pháp kề thừa và cập nhật từ Ủy ban nhân dân (UBNN), thống kê xã, hộ sản xuất cam Sành. Trên cơ sở các số liệu thu thập tiến hành phân tích, đánh giá và tìm ra những yếu tố tác động, xu hướng phát triển sản xuất cam Sành.

- Thu thập thông tin và tài liệu sơ cấp

Những tài liệu mới về sản xuất Cam Sành, tổ chức, bố trí cây trồng được tổ chức điều tra, phỏng vấn có thể nhìn nhận về tình hình sản xuất cây Cam Sành tại xã một cách tổng quát.

Để thu thập thông tin có hiệu quả tôi sử dụng sẵn nội dung tìm hiểu, hệ thống biểu mẫu và sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, các chuyên gia, phỏng vấn câu hỏi được chuẩn bị sẵn. Các thông tin sơ cấp được thu thập tại các hộ bằng phương pháp quan sát trực tiếp và hệ thống phiếu điều tra.

- Phương pháp điều tra hộ Chọn hộ điều tra

Trước tiên căn cứ vào đặc thù cũng như tình hình phát triển kinh tế và diện tích trồng Cam Sành của từng thôn trong xã, tiến hành chọn ra 3 thôn, thôn có diện tích trồng cam lớn nhất, thôn có diện tích trồng cam trung bình, thôn có diện tích thấp nhất để đại diện cho xã Yên Thuận. Dựa vào số liệu phân loại gia đình của thôn ở mỗi nhóm hộ khác nhau đó là; trồng ít từ 0,1 – 1ha, trồng trung bình từ 1 – 2ha, trồng nhiều lớn hơn 2ha. Sau đó phân tổ các hộ giàu, hộ khá và hộ trung bình theo cơ sở đánh giá mức sống dân cư năm 2015 của địa phương mỗi thôn chọn 10 hộ trong đó 2 hộ giàu, 5 hộ khá và 3 hộ trung bình như vây tổng số mẫu điều tra là 30 hộ/3 thôn.

Từ kết quả thu được phân tích, xử lý số liệu từ đó phân tích thông tin, đánh giá hiện trạng lao động, tình hình sản xuất chính của các hộ nông dân, cơ cấu cây cam Sành trong hoạt động sản xuất kinh tế của gia đình. Từ đó đánh giá được hiên trạng sản xuất cây cam Sành của xã Yên Thuận.

Công cụ dùng để xử lý số liệu: Sau khi thu thập đầy đủ phiếu điều tra của các hộ, tôi tiến hành kiểm tra, xử lý thông tin cơ bản trên hệ thống biểu, loại bỏ những biểu thiếu hoặc thông tin không rõ ràng, sau đó mã hóa thông tin vào máy tính và sử dụng chương trình Excel để xử lý.

3.3.2. Phương pháp phân tích

Các phương pháp được vận dụng trong phân tích nội dung nghiên cứu đề tài được thực hiện như nhau:

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để phân tích các hộ, nhóm sản xuất cây cam Sành của xã. Trên cơ sở số liệu điều tra, tổng hợp phân tích theo từng thời gian và không gian, sau đó tổng hợp khái quát để thấy được xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng.

- Phương pháp phân tổ thống kê: Phân tổ các nhóm hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình theo cơ sở đánh giá mức sống dân cư năm 2015 của địa phương.

Từ đó so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành giữa các nhóm hộ và các loại cây trồng với nhau, đồng thời rút ra những nhận xét và kết luận.

- Phương pháp chuyên gia: Dựa vào thực tiễn, các chuyên gia như chủ hộ gia đình, người lao động, cán bộ nông nghiệp, hội làm vườn, chủ mua thu gom để tính toán các chỉ tiêu về các loại cây trồng thông qua hỏi phỏng vấn.

PHẦN 4

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững chương trình sản xuất cam sành tại xã yên thuận huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)