Tình hình phát triển ngành thủy sản

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH AN GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Một số khái niệm

1.4 Tình hình phát triển ngành thủy sản

1.4.1 Hiện trạng phát triển ngành thủy sản

Ngành thủy sản đã và đang đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, phát huy được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên (sông ngòi, ...) và con ng ười. Đóng góp vào sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, phù hợp định hướng giảm bớt phát triển kinh tế ở khu vực nông nghiệp.

Từ nhiều năm qua, tỉnh An Giang luôn dẫn đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá nước ngọt, góp phần rất lớn cho kinh tế tỉnh. Đặc biệt, trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu thủy sản chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu trong toàn tỉnh, nuôi trồng thủy sản phát triển cũng tạo được công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động ở nông thôn, góp phần cải thiện đáng kể đời sống nhân dân. Hiện đã tạo công ăn việc làm cho hơn 60 ngàn người, góp phần vào sự phát triển hài hòa kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cơ cấu giá trị năm 2013 trong khu vực I đạt 24,28%, cao nhất từ trước đến nay.

Đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2013 là 2.070 ha tăng 855 ha so năm 2008 (tức tăng 0,7 lần); số lượng lồng bè là 2294 cái, giảm 792 cái so năm 2008 do qui mô sản lượng cá bè trong vài năm qua đã bão hoà. Do vậy, xu thế hiện nay là phát triển mạnh cá nuôi ao và đăng quầng để giảm thiểu chi phí đầu vào. Năm 2013 sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 315 ngàn tấn, gấp 3,94 lần so năm 2008.

Bảng 4: Hiện trạng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 – 2014

STT 2010 2011 2012 2013 2014

1

Số hộ nuôi thủy sản toàn tỉnh

(hộ) 13,464 23,345 28,247 23,801 19,128

2 Loại hình ao hầm

Số hộ nuôi (hộ) 9.351 15.005 20.004 15.552 11.983 Tổng diện tích ao nuôi (ha) 2.260.54 2.161.10 2.934.8 2.975.0 2.820.7 Tổng sản lượng 172.504 153.017 240.112 273.276 235.294 3 Loại hình nuôi bè

Số lượng bè nuôi(cái) 3.058 2.810 2.591 2.294 2.070 Tổng thể tích (m3) 521.916 406.108 336.207 290.891 281.159 Tổng sản lượng (tấn) 25.851 14.745 11.598 10.995 11.049 Tổng sản lượng (tấn) 172.504 153.017 240.112 273.276 235.294 4 Loại hình chân ruộng

Tổng diện tích (ha) 531.4 525.1 661 588.7 176.1

Tổng sản lượng 1.010.8 1.522 2.880 1.006 4.088

5 Loại hình nuôi đăng quầng

Tổng diện tích (ha) 142.70 149.2 145.6 48.1 176.1 Tổng sản lượng 4.286.7 4.946.0 2.334 2.922.0 4088

(Nguồn:Chi cục thủy sản An Giang) Sản lượng thủy sản qua các năm biến động theo số hộ nuôi. Chủ yếu các hộ sử dụng loại hình nuôi ao hầm và nuôi bè cho sản lượng cao với diện tích sử dụng lớn.

Tổng sản lượng năm 2013 đạt cao nhất và năm 2014 sản lượng có xu hướng giảm.

Thuỷ sản chân ruộng chủ yếu là nuôi tôm càng xanh đang được mở rộng quy mô diện tích do tính hiệu quả và tác động của mô hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, đến năm 2013 diện tích này đạt 598 ha.

Hiện đang có xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, nhằm hạn chế sự phụ thuộc giống nuôi vào một vài loài chính nhu cá tra, basa. Tăng sản xuất các loại giống như giống tôm càng xanh, cá thát lát, cá rô phi, lóc, rô phi, điêu hồng,…

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thuỷ sản còn chậm; vai trò quản lý của các cấp các ngành đạt hiệu quả chưa cao và còn chậm so với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới khi Việt Nam gia nhập vào WTO; khả năng điều tiết vĩ mô chưa đạt hiệu quả cao khi gặp khủng hoảng về sản lượng, về giá cả, về chất lượng sản phẩm và về môi trường, gây nhiều thiệt hại cho người nuôi; loại hình nuôi đăng quầng hiện nay vượt ngoài sự quản lý của nhà

nước, cùng với loại hình lồng bè, đăng quầng đang gây ảnh hưởng môi trường nước mặt trên các sông, kênh, rạch.

Phát triển sản xuất thủy sản trên quan điểm kết hợp hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn; đưa ngành thủy sản thành ngành mũi nhọn của tỉnh. Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản đạt trên 6.400 ha vào năm 2010 và trên 11.800 ha vào năm 2020.

1.4.2 Định hướng phát triển ngành thủy sản

-Phát triển sản xuất thuỷ sản trên quan điểm kết hợp hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, đưa ngành thuỷ sản thành ngành mũi nhọn của tỉnh. Khai thác thuỷ sản trên cơ sở cân đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái, sản xuất bền vững và đảm bảo quốc phòng - an ninh.

-Chuyển dịch cơ cấu theo hướng đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức bán thâm canh và thâm canh các loại thuỷ sản có giá trị cao, đồng thời hạn chế, không gia tăng khai thác thủy sản tự nhiên, nhằm giữ vững môi trường sinh thái và tạo ra giá trị lớn cho tỉnh. Dự báo diện tích nuôi thủy sản ao nuôi tiếp tục tăng từ 4.624 ha vào năm 2008 lên 6.400 ha vào năm 2010, và đạt 11.800 ha vào năm 2020.

-Kế hoạch phát triển thủy sản năm 2018 phát triển sản xuất thủy sản, chủ lực là cá tra duy trì ổn định mức phát triển bằng năm 2014, 2015 để tập trung tổ chức lại sản xuất nghề nuôi cá tra xuất khẩu ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH AN GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w