CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Các nguồn tài nguyên
Nước mưa
Mùa mưa ở An Giang tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm với tổng lượng mưa bình quân năm khoảng 1.200mm. Nước mưa là nguồn nước quan trọng tại các vùng gặp khó khăn nguồn nước mặt, nước ngầm như các vùng nông thôn xa, hẻo lánh và vùng đồi núi. Đầu mùa mưa cũng là thời điểm vào vụ canh tác của đất ruộng trên và nương rẫy thuộc vùng đồi núi là các vùng không có nguồn nước tưới.
theo các kênh rạch đến tận các vùng xa, đủ sức cung cấp nước kể cả trong mùa kiệt.
Nguồn nước mặt hiện phục vụ tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng; đồng thời với việc sử dụng nguồn nước mặt cho sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực sản xuất khác, nguồn nước mặt còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho các đô thị và khu dân cư tập trung, có tác dụng tích cực cho cải tạo đất đai, khai hoang - phục hoá, tháo chua rửa phèn ở vùng tứ giác Long Xuyên. Tuy nhiên, nhiều năm qua tại một số khu vực, sông rạch đã bị ô nhiễm do hoạt động của các nhà máy công nghiệp;
nuôi trồng thuỷ sản ao hầm, lồng bè, đăng quầng; một số khu vực cuối nguồn nước các kênh rạch bị cạn kiệt vào mùa khô do tình trạng bồi lắng, cần có giải pháp trước mắt và lâu dài để xử lý nhằm đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt. Mỗi năm An Giang có mùa nước nổi do nước các sông, rạch tràn bờ và làm ngập 70% diện tích của tỉnh trong nhiều tháng, mùa nước nổi hiện nay đã được xem là một nguồn tài nguyên để khai thác mặt lợi và hạn chế tối đa mặt hại với phương châm sống chung và sản xuất an toàn trong mùa nước nổi.
Nhìn chung, lưu lượng và trữ lượng nước mặt ở An Giang khá dồi dào, là tiền đề để tỉnh phát triển kinh tế nông nghiệp. Nguồn nước mặt trong tỉnh ngọt quanh năm, tuy nhiên do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng, có khoảng 1/4 diện tích phía Tây Nam của tỉnh nguồn nước mặt bị nhiễm phèn trong một vài tháng đầu mùa mưa.
Nước ngầm
Theo đánh giá của các tài liệu địa chất - thuỷ văn, nước ngầm ở An Giang có trữ lượng khá dồi dào nhưng việc quản lý khai thác trong các năm qua chưa được chặt chẽ do chưa xây dựng quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên nước ngầm.
Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có trên 7.100 giếng khoan, phục vụ sinh hoạt 92,14%, phục vụ sản xuất 7,86% và qua khảo sát sơ bộ có khoảng 240 giếng bị ô nhiễm (nhiều nhất là nhiễm Asen) hoặc có nguy cơ nhiễm bẩn các loại cần phải xử lý trám lấp để bảo vệ nguồn nước.
2.2.2 Tài nguyên đất
An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%; nhóm đất phù sa có phèn trên 93.800 ha, chiếm 27,5%; nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ gần 24.724 ha, chiếm 7,3% diện tích đất tự nhiên, còn lại là đất phèn và các nhóm khác. Đất đai của An Giang phần lớn rất màu mỡ vì 72% diện tích là đất phù sa hoặc có nguồn gốc phù sa, địa hình bằng phẳng, độ thích nghi đối với các loại cây trồng khá rộng.
2.2.3 Tài nguyên rừng
Quỹ đất lâm nghiệp có trên 20.000 ha, đã khoanh ranh giới đất rừng 18.000 ha (trong đó đã có rừng 14.700 ha) và còn lại là quỹ đất đồi núi có khả năng phát triển rừng.
Rừng ở An Giang chủ yếu là rừng trồng, trong đó chỉ có trên 4,2% là rừng tự nhiên (khoảng 580 ha). Rừng trồng chủ yếu là các loại cây mọc nhanh bạch đàn, keo lá tràm, tai tượng kết hợp với cây gỗ quý như sao, dầu, giáng hương, cây dó bầu (để tạo trầm hương) và các loại cây ăn quả lâu năm. Rừng tự nhiên hiện còn giữ được các cây gỗ quý như giáng hương, thao lao, dầu, căm xe. Rừng đất ngập nước chủ yếu là cây tràm.
Hiện nay tỉnh đã khoanh ranh giới cho 25 khu rừng để phấn đấu nâng độ che phủ đạt 5% (hiện độ che phủ đạt 4,1%). Tốc độ che phủ rừng tăng nhanh đã giúp phục hồi hệ động vật rừng đa dạng (gồm các loài thú, các loài bò sát, thủy sản và các loài chim).
Tài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và an ninh quốc phòng. Hơn nữa việc khai thác hợp lý rừng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế khá lớn cho nhân dân vùng đồi núi và vùng dân tộc. Vì vậy trong những năm tới cần phủ xanh hết đất quy hoạch trồng rừng kết hợp với chăm sóc, bảo vệ rừng.
2.2.4 Tài nguyên khoáng sản
An Giang tuy là tỉnh ở ĐBSCL nhưng lại có nguồn tài nguyên khoáng sản khá
Hoạt động khoáng sản ở An Giang trong thời gian qua đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như đóng góp cho ngân sách, tạo việc làm cho lao động người dân tộc, cung cấp nguồn nguyên liệu xây dựng cho các công trình xây dựng trong tỉnh, ngoài ra đá xây dựng còn cung ứng cho khoảng 30% - 50% thị phần vùng ĐBSCL.
Theo các tài liệu thăm dò được phê duyệt, trữ lượng một số loại khoáng sản ở An Giang gồm: Đá xây dựng 2.100 triệu m3, đá ốp lát 139 triệu m3, kaolin 2,2 triệu m3, đá áplit 200 nghìn tấn, than bùn 16 triệu tấn, cát sông Hậu 67 triệu m3, sông Tiền 50 triệu m3 và sét gạch ngói 39 triệu m3. Ngoài ra An Giang còn có mỏ nước khoáng chuẩn bị đưa vào khai thác công nghiệp.
2.2.5 Tài nguyên nhân văn
Tỉnh An giang có nguồn tài nguyên nhân văn khá phong phú và đặc sắc. Di chỉ Óc Eo là một địa danh nổi tiếng điển hình, là cái nôi của nền văn hoá Óc Eo, có từ thế kỷ thứ IV, hiện nay thuộc địa bàn huyện Thoại Sơn đã chứng minh được lịch sử lâu đời của con người gắn bó với mảnh đất An Giang. Tuy nhiên đến nay, dấu vết và những công trình mà người xưa để lại chủ yếu bắt đầu từ thời nhà Nguyễn. Các bậc tiền nhân như Chưởng binh Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh và sau đó là Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại đã tiến hành khai khẩn đất đai, đào kinh, đắp đường, lập ấp,…
Đến nay ở khắp nơi có những công trình mang tên người xưa đã có công khởi xướng, xây dựng lên chúng như: Kinh Vĩnh Tế, Kinh Thoại Hà, Rạch ông Chưởng,… Hơn thế nữa, để tôn kính người đã có công tạo dựng cơ đồ, nhân dân An Giang xây dựng những đền, chùa, miếu mạo thờ cúng họ như: Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, Đền Quản Cơ Trần Văn Thành, Đình Thoại Sơn ( thờ Nguyễn Văn Thoại ), các Đình ở Châu Phú, Long Xuyên, Châu Đốc và các huyện ( thờ Nguyễn Hữu Cảnh )…
Đến nay trên địa bàn tỉnh có 68 công trình di tích lịch sử được Nhà nước công nhận xếp hạng gồm 26 di tích cấp quốc gia và 42 di tích cấp tỉnh. Cùng với cảnh quan thiên nhiên đẹp như núi Sam, Lâm viên núi Cấm, cảnh sông nước sông Tiền, sông Hậu,… có sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Sự phân bố tự nhiên của công trình di tích và cảnh quan cũng đã hình thành lên 9 cụm di tích và 5 khu du lịch lớn trong tỉnh.
Trong những năm qua, bình quân mỗi năm tỉnh An giang đón tiếp được từ 3,5 – 4 triệu lượt khách du lịch, tham quan gồm cả khách trong và ngoài nước. Vào dịp lễ hội bà Chúa Xứ (tháng Tư âm lịch), khu vực núi Sam thuộc thị xã Châu Đốc và tuyến Long Xuyên - Châu Đốc, tuyến Châu Đốc - Tịnh Biên – Tri Tôn có khách du lịch tham quan, đi lại, lễ bái kết hợp du lịch suốt tháng.
Về dân tộc: dân tộc Kinh chiếm đa số trong tỉnh với 94,21%, người Khơme chiếm 4,31%, người Hoa chiếm 0,86%, người Chăm chiếm 0,61%, còn lại là các dân tộc khác. Các dân tộc nói chung đã hoà nhập thành cộng đồng dân cư, đoàn kết, gắn bó, đã có được các công trình sáng tạo mang tính lịch sử nghệ thuật đến độ đặc sắc của mình như chùa Chăm ở các huyện Phú Tân, Tân Châu, An Phú; chùa Tây An và Miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam, chùa Ông Bắc ở Long Xuyên, các chùa Khơme ở Tri Tôn, Tịnh Biên,…
Người dân An Giang sống chủ yếu bằng nghề nông, người dân vùng núi làm nương, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, người dân vùng đồng bằng làm lúa nước, nuôi thả tôm cá, đặc biệt là nuôi cá lồng bè trên sông. Ở Châu Đốc, An Phú nghề nuôi cá bè nổi tiếng không những về kinh tế chăn nuôi mà còn là điểm thu hút khách tham quan từ khắp nơi.
Các lễ, tết truyền thống của cộng đồng dân tộc trong tỉnh gồm có:
- Người Kinh có lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ( lễ hội cấp quốc gia ), lễ hội Đức Thoại Ngọc Hầu, lễ hội Đức Quản Cơ Trần Văn Thành, lễ hội Bia Thoại Sơn, lễ hội chùa Giồng Thành và các lễ hội Kỳ yên của các Đình Thần.
- Người Hoa có các lễ chùa Quan Thánh Đế, chùa Ông Bắc.
- Người Khơme có tết Dolta, tết CholchnamThmay và lễ Tisad Bochia.
- Người Chăm có lễ Hatgi, tết Ramadol.