Tổng quan về điều kiện tự nhiên, khí hậu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH AN GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, khí hậu

2.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh An Giang có toạ độ địa lý từ 10010’30” đến 10037’50” vĩ độ Bắc và từ 104047’20” đến 105035’10” kinh độ Đông. Ranh giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia.

- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

- Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang.

- Phía Đông Nam giáp Thành phố Cần Thơ.

Nguồn: Trung tâm thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ Hình 9: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.535 km2, bằng 1,07% diện tích cả nước và đứng thứ 4 ở ĐBSCL. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Long Xuyên (tỉnh lỵ), thị xã Châu Đốc và 9 huyện là An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri Tôn. Đơn vị hành chính cấp xã có 154 đơn vị gồm 15 phường, 17 thị trấn và 122 xã.

Về liên hệ vùng, An Giang cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách trung tâm thành phố Cần Thơ 60 km, có đường biên giới với Vương quốc Campuchia dài khoảng 90 km được thông thương bằng các cửa khẩu quốc tế và quốc gia như Vĩnh Xương (Tân Châu), Xuân Tô (Tịnh Biên) và Long Bình (An Phú).

Về đường bộ, hiện An Giang chỉ có một trục Quốc lộ 91 đi ngang; đường thuỷ có sông Tiền, sông Hậu. Đây là những trục giao thương chủ yếu và cần thiết nhưng chưa đủ để tỉnh phát huy các lợi thế về kinh tế cửa khẩu, du lịch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

2.1.2 Đặc điểm địa hình

Với sông Tiền và sông Hậu ở phía Đông và chuỗi đồi núi thấp ở phía Tây đã hình thành 2 dạng địa hình chính:

- Địa hình đồng bằng:

Có cao độ thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ chênh cao 0,5 - 1 cm/km. Cao trình của toàn đồng bằng biến thiên từ 0,8 m đến 3 m và được chia thành 2 vùng:

+ Vùng cù lao gồm 4 huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới có cao trình biến thiên từ 1,3 - 3 m và thấp dần từ ven sông vào nội đồng.

+ Vùng hữu ngạn sông Hậu thuộc tứ giác Long Xuyên gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, Châu Thành và Thoại Sơn có cao trình biến thiên từ 0,8 - 3 m và thấp dần về phía Tây.

- Địa hình đồi núi:

Tập trung và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với nhiều núi có độ cao từ 300 - 700 m, cao nhất là núi Cấm 710 m. Bao bọc chung quanh núi là đồng bằng chân núi, dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng, có cao trình từ 4 - 40 m và độ dốc từ 30 - 80.

Nhìn chung, địa hình của An Giang ít phức tạp, tương đối thuận lợi để phát triển nông - lâm nghiệp - thuỷ sản và du lịch.

2.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình năm 28,70C.

- Nhiệt độ cao nhất 37,30C ( tháng 2 ).

- Nhiệt độ thấp nhất 26,50C ( tháng 1).

Tổng tích ôn trên 10.0000C. Khu vực đồi núi thường có nhiệt độ thấp so hơn đồng bằng 20C.

Mưa

Chế độ mưa bị phân hóa thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và lượng mưa tập trung từ tháng 7 – 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không vượt quá 100mm/năm.

Tổng lượng mưa hàng năm bình quân khoảng 1200mm/năm, giá trị cao nhất đạt 2.100 mm/năm và thấp nhất 900mm/năm.

Số ngày mưa bình quân là 132 ngày/năm. Cả số ngày mưa và tổng số lượng mưa đều tập trung vào bảy tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 với tỷ trọng khoảng 88%. Trong mùa mưa, sự phân bố lượng mưa trung bình tháng tương đối đều nên cường độ mưa không lớn lắm, trong khi sự phân bố mưa theo lãnh thổ thì không đáng kể. Vào mùa mưa, nước sông Mêkông đổ về gây mùa nước nổi hàng năm ở vùng đồng bằng từ tháng 8 đến tháng 11 và gây rửa trôi xói mòn mạnh tại khu vực đồi núi. Vào 5 tháng mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, xảy ra tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, nhất là vùng đồi núi.

Bảng 5 - Một số đặc tính khí tượng thủy văn của tỉnh An Giang

Tháng

Nhiệt độ bình quân (0C)

Nhiệt độ tối thấp

(0C)

Nhiệt độ tối cao (0C)

Tổng số giờ nắng

(giờ)

Lượng mưa bình

quân (mm)

Lượng mưa cao

nhất (mm)

Lượng mưa thấp

nhất (mm)

Số ngày mưa bình

quân (ngày)

01 25,5 17,0 39,1 257,0 6,3 53,0 1,3 1,5

02 25,9 18,5 26,4 255,0 0,9 2,9 – 0,5

03 26,0 17,5 37,2 282,0 11,4 21,0 2,4 2,7

04 28,3 21,8 39,3 246,0 85,6 89,5 3,5 8,0

05 28,1 21,1 36,5 205,0 143,6 176,5 100,8 14,6

06 27,5 20,0 36,2 174,0 108,0 139,7 84,0 17,7

07 28,2 21,1 39,1 171,0 115,4 170,8 81,6 16,4

08 27,3 21,0 36,4 164,0 168,8 172,3 108,0 17,4

09 27,5 21,3 33,9 153,0 117,3 139,7 60,7 17,5

10 27,5 21,1 33,4 171,0 207,2 423,5 195,6 20,1

11 26,8 19,8 32,7 207,0 128,3 215,6 95,3 12,4

12 25,8 17,0 33,0 236,0 39,8 237,5 9,4 3,7

Tổng

cộng 2.521,0 1.132,6 132,5

(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ.)

Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí

Lượng bốc hơi hàng năm lớn, từ 1.200–1.300 mm. Lượng bốc hơi cao xảy ra trong 5 tháng mùa khô với ẩm độ không khí trung bình của các tháng này khoảng 76%. Bốc hơi mạnh xảy ra trong thời gian này làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước ở khu vực đồi núi. Lượng bốc hơi trong 7 tháng mùa mưa xấp xỉ lượng bốc hơi trong 5 tháng mùa khô. Ẩm độ không khí của các tháng mùa mưa khoảng 80–85%.

Nắng

- Tổng số giờ nắng 2.346 giờ,

- Tổng số giờ nắng thấp nhất 123,8 giờ / tháng 7 - Tổng số giờ nắng cao nhất 234,2 giờ / tháng 12.

Số giờ nắng bình quân mỗi ngày ở các tháng mùa khô thường cao hơn khoảng 2 giờ so với các tháng mùa mưa.

Gió

Chế độ gió khá đồng nhất. Từ tháng 5–10 phổ biến gió mùa Tây Nam mang hơi nước về tạo mưa; từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau phổ biến gió mùa Đông Bắc có đặc điểm lạnh và khô. Tốc độ gió trung bình trong năm khoảng 3 m/giây.

Ở An Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, các hiện tượng lốc xoáy có xảy ra trong mùa mưa nhưng tần suất thấp nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể.

Tóm lại, với nền nhiệt độ cao đều trong năm, giàu nắng mưa theo mùa và không có bão, điều kiện khí hậu ở An Giang khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp như thâm canh, tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.

2.1.4 Đặc điểm thủy văn, thủy triều và nguồn nước

Chế độ thuỷ văn ở An Giang phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật triều biển Đông và chịu ảnh hưởng của các yếu tố dòng chảy sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hậu), chế độ mưa, đặc điểm địa hình và hình thái kênh rạch.

Sông Cửu Long chảy qua An Giang theo 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu. Lưu lượng trung bình năm là 13.500 m3/s, vào mùa lũ 24.000 m3/s và mùa kiệt là 5.020 m3/s. Hệ thống sông nhánh, kênh rạch tự nhiên và kênh thuỷ lợi trong tỉnh có tổng chiều dài hơn 5.500 km (mật độ 1,6 km/km2 ), đủ sức chuyển tải nguồn nước mặt phục vụ sản xuất, sinh hoạt và vận tải thuỷ.

Hàng năm trùng vào mùa mưa, An Giang đón nhận con nước lũ và hình thành mùa nước nổi với khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập từ 1 mét đến 2,5 mét, thời gian ngập từ 2,5 đến 5 tháng, thông thường từ 15/8 đến 20/12.

Đánh giá về mùa nước nổi, quan điểm hiện nay của tỉnh không xem đó là thiên tai mà là một hiện tượng thuỷ văn bình thường theo chu kỳ mỗi năm, từ lâu đời đã gắn liền với cuộc sống và sản xuất của cư dân ĐBSCL. Do vậy cần phải biết khai thác những mặt lợi, hạn chế mặt hại và cùng sống chung an toàn với mùa nước nổi.

Về mặt lợi, mùa nước đã mang lại nguồn phù sa màu mỡ và vệ sinh đồng ruộng; cải thiện chất lượng đất, chất lượng nước, bổ sung nguồn nước ngầm; mang lại nguồn lợi thuỷ sản và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân trong mùa nước nổi.

Về mặt hại, mùa nước đã làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội; tốn kém chi phí đầu tư và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; gây ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng, thu hoạch và sản lượng nông - thuỷ sản; cản ngại cho việc phát triển các mô hình sản

xuất nhằm công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; Ngoài ra mức nước ngập sâu còn gây thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân.

Với tính hai mặt của mùa lũ - mùa nước nổi, 5 năm qua An Giang đã bố trí nhiều quỹ đất để đầu tư nhiều công trình như đê bao bảo vệ sản xuất nông nghiệp, cụm - tuyến dân cư cho dân vùng bị ngập và hàng loạt công trình phúc lợi có cao trình an toàn.

Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch

Tỉnh An Giang có hệ thống sông và kênh rạch rất phát triển. Mạng lưới giao thông thủy của tỉnh gồm hệ thống sông, rạch tự nhiên và các tuyến kênh cấp 1, cấp 2 phục vụ cho công tác tưới tiêu trong nông nghiệp và vận tải. Trên địa bàn tỉnh có hai tuyến sông Tiền, sông Hậu có điều kiện khá thuận lợi cho giao thông thủy, chiều rộng phổ biến từ 300m – 400m, có độ sâu từ 5m – 15m, hai tuyến sông này được liên kết với nhau bởi các sông, rạch cắt ngang, tạo nên một mạng liên thông về vận tải thủy khá thuận lợi. Hệ thống sông, rạch tự nhiên có 10 tuyến với chiều dài 233,2 km (sông Tiền, sông Hậu, sông Cái Vừng, sông Vàm Nao, sông Châu Đốc, sông Bình Di, Rạch Ông Chưởng, Xép Năng Gù và Xép Vĩnh Trường, rạch Long Xuyên), Kênh cấp I có 19 tuyến với chiều dài 469,8 km, Kênh cấp II có 290 tuyến với chiều dài 1.721,3 km, kênh cấp III và kênh mương nội đồng có 1.654 tuyến với chiều dài 3.333,1 km.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH AN GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w