Giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH AN GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2 Giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu

Qua quá trình nghiên cứu và tham vấn ý kiến tại địa phương, các đề xuất giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản đã được xác định như sau:

Việc dịch chuyển vùng nuôi và tính tới các giải pháp xây dựng công trình và giải pháp phi công trình (con giống, kỹ thuật đào ao, thả nuôi…) để ứng phó với biến đổi khí hậu phải xem là ưu tiên hàng đầu của ngành thủy sản.

3.2.1. Các giải pháp kỹ thuật

a) Gia cố (tăng chiều cao) của đầm nuôi tôm tại khu vực ven biển trong giới hạn có thể. Đây là khu vực bị tác động nặng khi nước biển dâng và biến đổi khí hậu.

b) Đa dạng sản xuất, cải tiến kỹ thuật và công nghệ nuôi trồng thủy sản (các loài giống có khả năng chịu mặn và hạn) phù hợp giới hạn chịu mặn, nhiệt độ của cá tra và tôm sú.

- Việc xác định vị trí nuôi phù hợp cũng có thể tránh được hiện tượng hạn hán kéo dài, mưa lũ, nước biển dâng, nồng độ muối trong ao nuôi tăng hoặc giảm quá mức.

- Cần phải phát triển công nghệ sinh học có thể tạo ra mới số loài nuôi có khả năng thích ứng tốt đổi với một số yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn).

Tạo ra các giống cá nước lợ phù hợp với tình hình nước biển dâng và biến đổi khí hậu:

Hiện nay, nhiều loại thủy sản có thể sống được cả trong môi trường nước ngọt và nước lợ (cá rô phi, cá phi đen…), hoặc sống trong nước ngọt nhưng thường di cư sang nước lợ (cá bông lau, cá kèo, cá dứa…) sẽ được các nhà khoa học nghiên cứu để tạo con giống sống hoàn toàn trong nước lợ. Khoa Thủy sản của trường đại học Cần Thơ đã sản xuất thành công con giống của các loài cá sống trong môi trường nước lợ như cá ngát, cá chốt, cá đối, cá nâu... và đang nghiên cứu sản xuất giống cá nước mặn (cá bóp, cá mú…). Sự thành công của việc tạo ra các giống cá nước lợ là giải pháp thích ứng trong sản xuất thủy sản hiện nay và trong thời gian tới tại tỉnh An Giang, đặc biệt là tại các khu vực lợ - mặn.

- Đổi mới công nghệ phát triển nuôi lồng bè, như có thiết kế bè có khả năng chống chịu được sóng lớn, đặc biệt bảo vệ được diện tích nuôi cá tra. Xác định thời gian phù hợp cho các đối tượng cho mỗi vùng có thể tránh được sự thay đổi của thời tiết.

- Phát triển những giống, loài cá có khả năng chống chịu với biến đổi môi trường.

- Du nhập và phát triển giống thủy sản có giá trị cao, thích nghi với nhiệt độ tăng, tăng độ sâu của ao hồ để tạo nhiệt độ thích hợp và giảm tổn hại do quá trình tăng nhiệt độ và bốc hơi nhanh của mặt nước.

- Phát triển năng lực nhân giống thủy sản, đa dạng đối tượng nuôi và nuôi cá thương phẩm.

c) Đầu tư cơ sở hạ tầng

- Rà soát, bổ sung nâng cấp hệ thống đê

- Nâng cấp các công trình thủy lợi: có thể đưa nước ngọt vào khu vực đầm nuôi tôm trong những khu vực bị nhiễm mặn và nuôi tôm. Điều này cần được thực hiện

d) Hỗ trợ tăng cường năng lực thích ứng và giảm thiểu thông qua mô hình quản lý và phòng chống thiên tai có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan.

e) Thiết lập các khu bảo tồn thủy sản như Rừng tràm Trà Sư ( Tịnh Biên ), Búng Bình Thiên (Quốc Thái, Nhơn Hội - An Phú ).

- Tăng cường nghiên cứu dự báo sự di chuyển của đàn cá, những thay đổi của ngư trường.

- Chuyển đổi cơ cấu canh tác ở một số vùng ngập nước từ thuần lúa sang nuôi trồng thủy sản.

- Phát triển nuôi cá nước ngọt trong các đập, hồ, ao theo mô hình nông - lâm - ngư kết hợp.

- VD: Hiệp hội thủy sản An Giang đã nghiên cứu sử dụng hệ thống đất ngập nước để xử lý nước thải trong nuôi cá tra cho hiệu quả. Thử nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ sử dụng cách lọc nước thải qua đất ngập nước chảy ngầm kiến tạo cho hiệu quả cao. Hiệu quả xử lý trong hệ thống này là khả quan: BOD5 đạt 84%. Một số bà con ở ấp Khánh Hoà, xã Khánh Bình (Châu Phú, An Giang) dùng nước thải ao nuôi cá tra để nuôi trứng nước.

Với đặc tính lượng chất thải lớn, thành phần chủ yếu là các chất dễ phân hủy sinh học, các khu nuôi nằm gần các vùng sản xuất nông nghiệp nên giải pháp thủy lợi là dẫn nước thải từ khu nuôi sử dụng cho các khu sản xuất nông nghiệp sẽ khả thi và phù hợp với điều kiện về đất đai, cơ sở hạ tầng và trình độ quản lý của địa phương. Đầu tư nghiên cứu và xây dựng thử nghiệm mô hình xử lý chất thải phát sinh từ nuôi cá tra. Chú trọng đến giải pháp hồ sinh học kết hợp với cánh đồng tưới nông nghiệp, trong đó phải làm rõ điều kiện áp dụng, cách thức, tỷ lệ diện tích, thời gian lưu, các vấn đề nước thải phú dưỡng, cân bằng dinh dưỡng trong nước thải khi sử dụng cánh đồng tưới nông nghiệp.

Dự án “Xây dựng mô hình và sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” do trường Đại học Cần Thơ thực hiện: Dự án đã ứng dụng tốt các giải pháp công nghệ tác động nhằm cải thiện chất lượng nước và sức sản xuất sinh học từ hệ thống nuôi, góp phần nâng cao tỷ lệ sống, tăng trưởng, năng suất và hiệu quả lợi nhuận cho người nông dân. Đến nay giải pháp công nghệ này đã được nhiều hộ dân áp dụng vào sản xuất.

3.2.2. Các giải pháp chính sách

a) Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản

- Lập kế hoạch thích ứng BĐKH (liên ngành) trong đó có nông nghiệp, thủy sản, giao thông, thủy lợi v.v. sẽ có tác dụng giảm chi phí đồng thời hỗ trợ giảm thiểu và thích ứng BĐKH.

- Đối với tôm sú là các loài nuôi trồng thủy sản có giá trị xuất khẩu, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy tác động và chi phí trong điều kiện của BĐKH, nên có chính sách hỗ trợ gia tăng giá trị sản phẩm (thay vì gia tăng sản lượng).

- Tăng khả năng thích ứng thông qua các mô hình đồng quản lý nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, xây dựng năng lực và quy chế quản lý có sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững (mô hình Bến Tre là ví dụ điển hình).

- Thực hiện kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm thủy sản, lâm nghiệp, trồng trọt, thủy lợi v.v. và xây dựng các chiến lược nuôi trồng thủy sản thích ứng cho từng khu vực/vùng trong đó ưu tiên vùng tổn thương cao (khu vực ven biển).

b) Đối với hoạt động nghề cá

- Xây dựng hệ thống thông tin nghề cá;

- Xây dựng chính sách hỗ trợ ngư dân, xác định ngư trường mới. Đẩy mạnh thực hiện chính sách tài chính tín dụng cho người nghèo;

- Tăng tính thích ứng và phục hồi cho người dân địa phương;

- Khai thác và tận dụng kiến thức và kinh nghiệm bản địa;

- Nâng cao nhận thức cho các cấp, đào tạo nguồn nhân lực;

- Xây dựng các khu bảo tồn, tạo giống mới, tái tạo nguồn lợi, hệ thống phòng trừ dịch bệnh.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH AN GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w