CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan
2.3.2. Nghiên cứu trong nước
(i) Nghiên cứu của Võ Thành Nhân (2011), phân tích thu nhập hộ gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu áp dụng sử dụng phương pháp thống kê, mô tả và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến trên dữ liệu thứ cấp của Cục Thống kê Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về thu nhập hộ gia đình theo thành phần dân tộc và không có sự khác biệt về thu hập hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ; có sự khác nhau trong cơ cấu thu nhập giữa hộ thành thị và nông thôn, cũng như giữa các vùng địa lý.
(ii) Phạm Tấn Hòa (2014), phân tíchcác nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình khu vực Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An. Nghiên cứu áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biếntrên dữ liệu 525 hộ gia đình để phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập hộ gia đình khu vực Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An. Kết quả nghiên cứu cho thấy giới tính chủ hộ là nam, hộ tiếp cận được các chính sách hỗ trợ tín dụng của chính quyền địa phương, diện tích đất canh tác có tác động đồng biến với thu nhập của hộ.
(iii) Nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Đông Đức (2014), phân tích tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở Việt Nam; trong nghiên cứu cũng phân tích các yếu tố khác tác động đến thu nhập của nông hộ như: Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, diện tích đất đai... Nghiên cứu áp dụng phương pháp sai biệt kép, kết hợp với mô hình hồi quy POOL_OLS trên bộ dữ liệu VARHS (khảo sát nguồn lực hộ gia đình Việt Nam) từ 2006 đến 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tham gia tín dụng giúp cải thiện thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của nông hộ; ngoài ra kết quả nghiên cứu còn cho biết các nhân tố: Tuổi của chủ hộ, dân tộc Kinh, trình độ giáo dục, tỉ lệ tham gia hoạt động phi nông nghiệp, diện tích đất canh tác có tác động đồng biến
với thu nhập của hộ; đồng thời các nhân tố tỷ lệ người phụ thuộc, quy mô hộ tác động nghịch biến với thu nhập của hộ.
(iv)Nghiên cứu của Huỳnh Thanh Phương (2011), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân làm nghề phi nông nghiệp tại huyện Đức Hòa, Long An. Nghiên cứu áp dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để nghiên cứu trên 250 mẫu quan sát. Kết quả cho thấy học vấn trung bình của chủ hộ, số người làm việc trong hộ, quy mô hộ gia đình, được vay vốn tín dụng, số năm đi học của chủ hộ có ảnh hưởng đến thu nhập của người dân làm nghề phi nông nghiệp.
(v) Nghiên cứu của Trần Quang Tuyến (2014), nghiên cứu mối quan hệ giữa đất đai, việc làm phi nông nghiệp và mức sống hộ gia đình ven Hà Nội. Nghiên cứu áp dụng hồi quy đa biến với cỡ mẫu là 480 hộ gia đình được khảo sát ngẫu nhiên từ 6 xã thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội. Kết quả chỉ ra tầm quan trọng của đất đai và việc làm phi nông nghiệp trong việc nâng cao mức sống hộ gia đình. Đồng thời, tác giả phát hiện ra rằng giáo dục, tiếp cận vốn tín dụng chính thức tác động tích cực đến mức sống hộ gia đình.
(vi) Nghiên cứu của Nguyễn Kim Phước và Phạm Tấn Hòa (2015), nghiên cứu tác động từ Chương trình 135 của Chính phủ (là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ dành cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu sốvà miền núi)đến thu nhập hộ gia đình khu vực Đồng Tháp của tỉnh Long An. Nghiên cứu áp dụng hồi quy tuyến tính đa biến với cỡ mẫu 360 hộ được khảo sát tại 6 huyện, thị xã trong khu vực Đồng Tháp Mười, Long An. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, khoảng cách đến cửa khẩu gần nhất, diện tích đất sản xuất bình quân, tỷ lệ lao động trong hộ, nhận hỗ trợ từ chương trình, giới tính của chủ hộ và hộ có thành viên tham gia tổ chức chính trị xã hội có tác động đồng biến đến thu nhập hộ gia đình.
(vii)Nghiên cứu của Nguyễn Lan Duyên (2014), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang.Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng mô hình hồi quy nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang trên cơ sở hệ thống dữ liệu sơ cấp thu thập từ 598 nông hộ được chọn ngẫu nhiên. Kết quả ước lượng cho thấy các yếu tố như trình độ học vấn, diện tích đất, thời gian cư trú tại địa phương, khoảng cách từ nơi
ở đến trung tâm, lượng vốn vay, lãi suất và số lao động có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang.
Bảng 2.1.Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan
Vấn đề nghiên cứu Các yếu tố có tác động đến thu nhập hộ gia đình
Tác giả nghiên cứu
Các yếu tố quyết định đến thu nhập của nông hộ tại lưu vực sông Sakae Krang củaThái Lan.
- Trình độ học vấn của chủ hộ.
-Diện tích đất sản xuất.
- Số thành viên trong độ tuổi lao động.
- Nguồn thu từ nông nghiệp.
- Nguồn thu từ phi nông nghiệp.
Shrestha và Eiumnoh (2000)
Các yếu tố quyết định đến thu nhập nông thôn ở Tanzania
- Trình độ học vấn của chủ hộ.
- Quy mô hộ gia đình.
- Diện tích đất sản xuất.
- Giới tính chủ hộ.
Aikaeli (2010)
Phân tích thu nhập hộ gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi.
- Thành phần dân tộc.
- Khu vực và vùng sinh sống.
Võ Thành Nhân (2011)
Phân tíchcác nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình khu vực Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An.
- Giới tính của chủ hộ.
- Hỗ trợ tín dụng.
- Diện tích đất.
Phạm Tấn Hòa (2014)
Tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở Việt Nam.
- Tuổi của chủ hộ.
- Thành phần dân tộc.
- Trình độ học vấn chủ hộ.
- Diện tích đất canh tác.
- Quy mô hộ.
- Tỉ lệ tham gia hoạt động phi nông nghiệp.
Đinh Phi Hổ và Đông Đức (2014)
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân làm nghề phi nông nghiệp tại huyện Đức Hòa, Long An.
- Trình độ học vấncủa chủ hộ, - Quy mô hộ gia đình.
-Vay vốn tín dụng.
- Số người làm việc trong hộ.
Huỳnh Thanh Phương (2011)
Mối quan hệ giữa đất đai, việc làm phi nông nghiệp và mức sống hộ gia đình ven Hà Nội.
- Diện tích đất đai
- Ngành nghề phi nông nghiệp.
- Trình độ học vấn của chủ hộ.
-Vay vốn tín dụng.
Trần Quang Tuyến (2014)
Nghiên cứu tác động từ Chương trình 135 của Chính phủ đến thu nhập hộ gia đình khu vực Đồng Tháp của tỉnh Long An
- Trình độ học vấn của chủ hộ.
- Tuổi của chủ hộ.
- Diện tích đất sản xuất.
- Khoảng cách đến cửa khẩu gần nhất.
- Tỷ lệ lao động trong hộ.
- Nhận hỗ trợ từ chương trình.
- Giới tính của chủ hộ
Nguyễn Kim Phước và Phạm Tấn Hòa (2015)
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang
- Trình độ học vấn.
- Diện tích đất.
- Thời gian cư trú tại địa phương.
- Khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm.
- Lượng vốn vay.
- Lãi suất.
- Số lao động của hộ.
Nguyễn Lan Duyên (2014)
(Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước có liên quan của tác giả)
Điểm khác trong nghiên cứu này là tác giả tìm hiểu một số yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình có sự thay đổi như thế nào giữa năm 2010 và năm 2015. Ngoài ra, khác biệt nữa là tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tương tác dùng biến giả làm
biến tương tác (interactive variable) để đánh giá sự tác động của các yếu tố làm thay đổi thu nhập của hộ gia đình giữa năm 2010 và năm 2015