Kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập hộ gia đình ở tỉnh bình thuận (Trang 57 - 64)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu

Bảng 4.16: Kết quả hồi quy robust trên Stata

Tên biến Ký hiệu Hệ số β P-value

Năm 1.Nam 236.35*** 0.009

Tuổi tuoi 5.86*** 0.000

Năm # Tuổi Nam#c.tuoi

1 6.80** 0.005

Giới tính 1.gioitinh -56.09 0.295

Năm # Giới tính Nam#gioitinh

1 1 106.29 0.155

Dân tộc 1.dantoc 14.22 0.865

Năm # Dân tộc Nam#dantoc

1 1 419.09*** 0.000

Trình độ học vấn trinhdohv 37.44*** 0.000

Năm # Trình độ học vấn Nam#c.trinhdohv

1 23.49** 0.013

Số nhân khẩu sonhankhau -60.45*** 0.000

Năm # Số nhân khẩu Nam#c.sonhankhau

1 -113.66*** 0.000

Khu vục 1.khuvuc 65.25 0.167

Năm # Khu vực Nam#khuvuc

1 1 37.76 0.572

Ngành nghề nganhnghe

Thủy sản 2 641.53*** 0.000

CN& Xây dựng 3 433.51*** 0.000

Thương nghiệp 4 457,56*** 0.000

Dịch vụ 5 438,59*** 0.000

CBCC, làm công 6 310.75 0.168

Năm # Ngành nghề Nam#nganhnghe

Năm #Thủy sản 1 2 462.29*** 0.000

Năm # CN& Xây dựng 1 3 225.42** 0.033

Năm #Thương nghiệp 1 4 345.03*** 0.000

Năm #Dịch vụ 1 5 202.12** 0.037

Năm #CBCC, làm công 1 6 148.26* 0.058

Hộ nghèo 1.hongheo 393.06*** 0.00

Năm # Hộ nghèo Nam#hongheo

1 1 374.75* 0.010

Diện tích đất dientichdat 0.003** 0.008

Năm # Diện tích đất Nam#c.dientichdat

1 0.006*** 0.001

Vay vốn sản xuất kinh doanh 1.vayvonsxkd -19.93 0.649

Năm # Vay vốn kd Nam#vayvonsxkd

1 1 -104.94* 0.083

Hằng số _cons 313.75 0.040

Ghi chú: (#) ký hiệu cho tương tác.

Với giá trị thống kê F được tính từ tổng bình phương phần dư của mô hình (SSM) và tổng bình phương phần dư chưa được giải thích (SSR) bằng 126.08và hệ số ý nghĩa (Prob > F = 0.000) cho thấy mô hình đảm bảo được độ tin cậy.

Thảo luận kết quả hồi quy

(i) Các yếu tố làm biến đổi thu nhập hộ gia đình giữa năm 2010 và năm 2015 Tuổi của chủ hộ:

Từ các kết quả kiểm định trên và mô hình nghiên cứu tổng quát ta có phương trình thể hiện tuổi của chủ hộ ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình giữa năm 2010 và năm 2015 như sau:

Yi = α1 + α2Di1Xi + β2(Di *Xi) + ui

Yi = 313.75 + 236.35 Di + 5.86tuoi + 6.80(Di *tuoi)

Thời kỳ 2010: E(Yi | Di = 0, Xi) = α1+β1Xi

nên ta có Yi = 313.75 + 5.86tuoi

Thời kỳ 2015: E(Yi | Di = 1, Xi) = (α1+α2) + (β1+β2)Xi

nên ta có Yi’’ = 550.1 +12.64tuoi

Với độ tin cậy 99%, kết quả hồi quy cho thấy tuổi của chủ hộ tác động cùng chiều với thu nhập bình quân của hộ gia đình và làm biến đổi thu nhập hộ gia đình ở 2 thời kỳ, tuổi chủ hộ càng cao thì thu nhập càng nhiều.Ở cùng một độ tuổi của chủ hộ thì năm 2015 thu nhập sẽ cao hơn năm 2010; đồng thời kết quả trên cho chúng ta thấy ở năm 2015 tuổi của chủ hộ càng tăng thêm thì thu nhập bình quân của hộ gia đình càng tăng và tăng nhanh hơn so với năm 2010. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu Trần Quang Tuyến (2014), nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Đông Đức (2014)là biến tuổi chủ hộ có tác động đồng biến với thu nhập hộ gia đình.

Thành phần dân tộc:

Tương tự như trên ta có các phương trình:

Yi = 313.75 + 236.35 Di+ 419.09(Di *dantoc)

(Do biến dantoc không có ý nghĩa thống kê khi chưa tương tác với Di nên β1 của biến dantoc bằng 0)

Thời kỳ 2015: Yi’’ = 550.1 + 419.09dantoc

Với độ tin cậy 99%, kết quả hồi quy cho thấy so với năm 2010 thì ở năm 2015 có sự chênh lệch là khá nhiều về thu nhập hộ gia đình giữa chủ hộ là người Kinh và chủ hộ là ngườicác dân tộc khác. Mặc dù người dân tộc có nguồn lực tự nhiên và nguồn lực xã hộikhá dồi dào nhưng chất lượng nguồn nhân lực, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và nguồn vốn còn hạn chế nên thu nhập bình quân còn chênh lệch với người Kinh.Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Võ Thành Nhân (2011) cho thấy có sự khác biệt về thu nhập hộ gia đình theo thành phần dân tộc.

Trình độ học vấn của chủ hộ:

Tương tự như trên ta có các phương trình:

Yi = 313.75 + 236.35 Di + 37.44trinhdohv + 23.49(Di *trinhdohv)

Thời kỳ 2010: Yi = 313.75 + 37.44trinhdohv

Thời kỳ 2015: Yi’’ = 550.1 +60.93trinhdohv

Trình độ học vấn của chủ hộ cùng chiều với thu nhập hộ gia đình và tạo ra sự khác biệt thu nhập hộ gia đình giữa năm 2010 và năm 2015. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bùi Quang Bình (2008) và Nguyễn Đức Thắng (2002) đều kết luận rằng những người có trình độ học vấn cao hơn sẽ có mức thu nhập cao hơn.

Từ các phương trình trên cho thấy, ở năm 2010 chủ hộ cứ thêm 1 năm đi học thì thu nhập bình quân của hộ gia đình tăng hơn khoảng 350,000 đồng (các điều kiện khác không đội). Tuy nhiên, đến năm 2015 thì chủ hộ có thêm 1 năm đi họcthìthu nhậphộ tăng thêmkhoảng 610,000(gần gấp đôi so với năm 2010).Đồng thời kết quả trên cũng cho chúng ta thấy ở năm 2015 trình độ học vấn của chủ hộ càng tăng thêm thì thu nhập bình quân của hộ gia đình càng tăng và tăng nhanh hơn so với năm 2010.Với kết quả như trên thì có thể thấy trình độ học vấn của chủ hộ tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi thu nhập hộ gia đình giữa năm 2010 và năm 2015ở tỉnh Bình Thuận.

Tổng số nhân khẩu của hộ gia đình:

Tương tự như trên ta có các phương trình:

Yi = 313.75 + 236.35 Di–60.45sonhankhau– 113.66(Di *sonhankhau)

Thời kỳ 2010: Yi = 313.75 -60.45sonhankhau

Thời kỳ 2015: Yi’’ = 550.1 - 174.11sonhankhau

Cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Đông Đức (2014) thìquy mô hộ gia đình có tác động nghịch biết đến thu nhập của hộ gia đình. Với độ tin cậy 99%, kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình có tác động làm giảm thu nhập hộ gia đình giữa hai thời kỳ 2010 và 2015. Đối với năm 2015 thì tốc độ giảm thu nhập của hộ gia đình có đông nhân khẩu còn nhanh hơn năm 2010.Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, vì chi phí sinh hoạt ngày càng tiêu tốn nhiều hơn so với trước đây.

Theo kết quả thống kê của Cục Thống kê Bình Thuận, số người trong độ tuổi lao động bình quân/hộ có 2.86 người, trong đó khu vực thành thị 2.8 người; nông thôn 2.9 người. Số người ngoài tuổi lao động bình quân/hộ toàn tỉnh là 1.36 người; trong đó ở khu vực thành thị là 1.28 người; nông thôn là 1.40 người. Qua đó cho thấy tỷ lệ người sống phụ thuộc trong từng hộ (số người ngoài tuổi lao động/số người trong tuổi lao động) toàn tỉnh là 0.47; trong đó ở thành thị là 0.46; nông thôn là 0,48.

Chỉ tiêu này năm 2009 (qua kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở của Cục Thống kê Bình Thuận) là 0,60. Như vậy đến nay tỷ lệ người sống phụ thuộc của hộ đã giảm xuống. Điều này sẽ bớt đi gánh nặng cho người lao động gia đình, tạo thuận lợi cho hộ gia đình có cuộc sống khá, có tích luỹ. Đây là cơ hội lý tưởng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn bởi nhu cầu việc làm, đào tạo sẽ tăng cao đối với địa phương. Bởi nếu không có công việc thì chính những người này rất dễ rơi vào các tệ nạn xã hội.

Ngành nghề của hộ:

Từ kết quả hồi quy ta thấy một cách tổng quan thì các ngành thủy sản, công nghiệp và xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ và ngành nghề khác của hộ gia đình đều có thu nhập cao hơn ngành nghề nông lâm nghiệp; trong đó các hộ gia đình làm ngành nghề thủy sản có thu nhập cao nhất. Đến thời điểm năm 2015, các ngành ngành thủy

sản, công nghiệp và xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ tiếp tục tác động làm tăng thu nhập hộ gia đình; trong đó hộ gia đình làm ngành nghề thủy sản tiếp tục làm tăng thu nhập cao nhất, tiếp theo là hộ gia đình làm ngành nghề công nghiệp và xây dựng. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp nghiên cứu của Trần Quang Tuyến (2014),nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Đông Đức (2014) cho thấy việc làm phi nông nghiệp có tác động tích cực đến thu nhập hộ gia đình

Qua kết quả hồi quy cho thấy các hộ làm ở các ngành nghề thủy sản, công nghiệp và xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ, CBCC và làm côngđềulàm tăng thêm thu nhập hộ gia đình giữa năm 2010 và năm 2015. Trong đó, hộ làm ở các ngành nghề thủy sản, công nghiệp và xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ, CBCC và làm công đều có mức tăng thu nhập cao hơn so với hộ làm ở ngành nông nghiệp, trong đó cao nhất là ngành thủy sản. Trên thực tế, Bình Thuận có 192km đường bờ biển, thủy hải sản luôn là sản phẩm lợi thế có giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua, Bình Thuận đã quan tâm thực hiện những chính sách nhằm thay đổicơ cấu thuyền nghề chuyển mạnh theo hướng tăng tàu thuyền có công suất lớn, đánh bắt xa bờ. Sản lượng hải sản khai thác tăng qua từng năm, nuôi trồng thủy sản cả nước mặn, ngọt và nước lợ phát triển ổn định. Đây là một trong nhữngngành kinh tế đóng góp khá lớn vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Hộ thuộc diện nghèo:

Tương tự như trên ta có các phương trình:

Yi = 313.75 + 236.35 Di+ 393.06hongheo + 374.75(Di *hongheo)

Thời kỳ 2010: Yi = 313.75 +393.06hongheo

Thời kỳ 2015: Yi’’ = 550.1 + 767.81hongheo

Kết quả hồi quy cho thấy,chênh lệch thu nhập khá lớn giữa hộ có xuất phát điểm là hộ nghèo với hộ không phải là hộ nghèo ở cả 2 thời kỳ và sự chênh lệch ngày càng cao. Đến năm 2015 thì tốc độ tăng thu nhập của hộ không thuộc diện nghèo tăng nhanh so với hộ không thuộc diện nghèo thời điểm năm 2010. Điều này chứng tỏ các hộ gia đình thuộc diện nghèo ở thời điểm năm 2015 có khả năng thoát nghèo cao hơn các hộ gia đình thuộc diện nghèo ở thời điểm năm 2010.

Diện tích đất nông nghiệp

Kết quả hồi quy cho thấy hộ có đất sản xuất và hộ không có đất sản xuất có sự khác biệt rất ít về thu nhập trong cả 2 thời kỳ 2010 và 2015. Điều này khác với nghiên cứu Nguyễn Kim Phước và Phạm Tấn Hòa (2015),nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Đông Đức (2014) do nghiên cứu này thực hiện khảo sát các mẫu ở cả nông thôn và thành thị.

Vay vốn sản xuất kinh doanh

Kết quả thống kê mô tả và hồi quy cho thấy hộ có vay vốn sản xuất kinh doanh có thu nhập không tăng lên so với các hộ không vay vốn kinh doanh ở năm 2015. Điều nay có thể lý giải là các chương trình, chính sách về hỗ trợ vay vốn sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình; bên cạnh đó hiệu quả sử dụng vốn được vay cũng không tốt nên việc được vay vốn sản xuất kinh doanh không tác động đến tăng thu nhập bình quân hộ gia đình.

(ii) Những biến không có ý nghĩa thống kê

Kết quả hồi quy cho thấy các biến như: giới tính của chủ hộ; khu vực sinh sống;vay vốn sản xuất kinh doanh;ngành nghề của chủ hộ là cán bộ, công chức, người làm công ăn lương không có ý nghĩa thống kê; nghĩa là các yếu tố này không phải yếu tố tác động đến sự thay đổi thu nhập của hộ gia đình ở Bình Thuận giữa năm 2010 và năm 2015.

- Giới tính của chủ hộ

Kết quả hồi quy cho thấy giới tính của chủ hộ không tạo nên sự khác biệt trong thu nhập hộ gia đình của cả 2 thời kỳ 2010 và 2015. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Võ Thành Nhân (2011) khi nghiên cứu về thu nhập hộ gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi, đây cũng là địa phương có nét văn hóa tương đồng với Bình Thuận vì đa số người dân tại Bình Thuận có gốc tích di dân từ miền Trung vào lập nghiệp, nhất là từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Trước đây với các quan điểm lạc hậu trọng nam khinh nữ còn tồn tại trong xã hội, người phụ nữ không có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc, hầu hết người nam là trụ cột trong gia đình. Hiện nay, chính sách kinh tế mở cửa, có nhiều thông thoáng hơn trong quan niệm sống, sự bình đẳng giớiđược Nhà

nước và xã hội quan tâm nhiều hơn do đó cơ hội của người phụ nữ gần như ngang bằng với nam giới trong xã hội.

- Khu vực sinh sống

Trong những năm gần đây, các loại cây trồng có lợi thế như thanh long, cao su tiếp tục phát triển, hình thành các vùng chuyên canh; đặc biệt cây thanh long phát triển nhanh. Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (2011- 2015),năm 2015 có khoảng 26.102 ha thanh long bằng gấp 2,4 lần so với năm 2010; sản lượng thanh long đạt 484,4 ngàn tấn, tăng 61,85% so năm 2010; tương tự như thanh long, diện ích đất trồng cây cao su là 43.035 ha, gấp 3 lần diện tích trồng cao su ở năm 010; sản lượng mủ cao su năm 2015 đạt 51,762 ngàn tấn, bằng 2,68 lần so với năm 2010. Điều này thúc đẩy phát triển kinh tế tại khu vực nông thôn, rút ngắn bớt khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập hộ gia đình ở tỉnh bình thuận (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)