Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập hộ gia đình ở tỉnh bình thuận (Trang 44 - 52)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Tổng số mẫu nghiên cứu là 3000 hộ gia đình trong hai năm 2010 và 2015 (mỗi năm có 1500 mẫu nghiên cứu), các hộ được lựa chọn phân bổ tương ứng theo khu vực nông thôn, thành thị và ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của hộ gia đình ở 10 huyện, thị xã và thành phố ở tỉnh Bình Thuận.

Trong mô hình nghiên cứu, ngoài biến phụ thuộc là thu nhập bình quân (thunhapbq), còn có các biến độc lập được sử dụng trong mô hình như sau:

(i) Tuổi của chủ hộ:

Năm 2010: Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 47.83, tuổi của chủ hộ thấp nhất là 22 tuổi và cao nhất là 94 tuổi, tập trung ở khoảng 35 tuổi đến 59 tuổi.

Năm 2015: Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 48.47, tuổi của chủ hộ thấp nhất là 20 tuổi và cao nhất là 85 tuổi, tập trung ở khoảng 36 tuổi đến 55 tuổi.

Độ tuổi chủ hộ tập trung ở mức trên 30 tuổi đến khoảng 60 tuổi là phù hợp, những chủ hộ ở trong độ tuổi này là độ tuổi lao động vì thế chủ hộ đa phần có việc làm tạo thu nhập và có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình

Bảng 4.1: Thống kê biến tuổi của chủ hộ

Năm khảo sát

Tuổi của chủ hộ Độ tuổi

trung bình

Tuổi nhỏ nhất

Tuổi lớn nhất

Năm 2010 47.83 22 94

Năm 2015 48.47 20 85

(Nguồn: Kết quả phân tích thống kê từ phần mềm SPSS) (ii)Giới tính của chủ hộ:

Năm 2010: Trong 1500 mẫu khảo sát, có đến 1205 hộ có chủ hộ là nam giới, chiếm 80.33% mẫu nghiên cứu; còn lại 295 hộ có chủ hộ là nữ giới chiếm 19.67%

mẫu nghiên cứu.

Năm 2015: Trong 1500 mẫu khảo sát, có 1167 hộ có chủ hộ là nam giới, chiếm 77.8% mẫu nghiên cứu; còn lại 333 hộ có chủ hộ là nữ giới chiếm 22.2% mẫu nghiên cứu.

Hình 4.1: Biểu đồ giới tính của chủ hộ

(Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình tỉnh Bình Thuận năm 2010, 2015) Với cùng một phương pháp lấy mẫu, qua kết quả thống kê mô tả cho thấy so với năm 2010 thì đến năm 2015 số hộ gia đình có nữ giới là chủ hộ đã tăng lên. Điều đó cho thấy khi xã hội đổi thay, phát triển, cùng với sự trợ giúp của hệ thống luật pháp

1205 1167

295

333

0 200 400 600 800 1000 1200 1400

Năm 2010 Năm 2015

Nam Nữ

kéo theo sự thay đổi nhận thức về bình đẳng giới. Vai trò, cơ hội của phụ nữ trong gia đình đã được bảo vệ, nâng lên.Phụ nữ ngày càng khẳng định mình, có sự tự chủ về kinh tế, có quyền trong việc ra các quyết định chính trong gia đình.

Bảng 4.2:Thống kê thu nhập bình quân của hộ gia đình theo giới tính chủ hộ

(Nguồn: Kết quả phân tích thống kê từ phần mềm SPSS)

Kết quả thống kê mô tả cũng cho thấy thu nhập bình quân của hộ gia đình có nữ giới làm chủ hộ gia đình ở năm 2010 không chênh lệch nhiều so với nam giới. Đến năm 2015 thì thu nhập bình quân của hộ gia đình có nam giới là chủ hộ cao hơn hẳn so với thu nhập bình quân của hộ gia đình có nữ giới là chủ hộ.

(iii) Thành phần dân tộc của chủ hộ:

Năm 2010: Trong 1500 hộ khảo sát thìhầu hết chủ hộ là người Kinh, có đến 1403 hộ có chủ hộ là người Kinh, chiếm 93.53%; còn lại 97 hộ có chủ hộ là người dân tộc khác, chiếm tỷ lệ 7.47%.

Năm 2015: Tương tự như năm 2010, trong 1500 hộ khảo sát có đến 1359 hộ có chủ hộ là người Kinh, chiếm 90.6%, còn lại 141 hộ có chủ hộ là người dân tộc khác chiếm 10.4%.

Bảng 4.3.Thống kê thu nhập bình quân của hộ gia đình theo thành phần dân tộc

Thành phần dân tộc

Năm 2010 Năm 2015

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Thu nhập bình quân (ngàn đồng)

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Thu nhập bình quân (ngàn đồng)

Dân tộc khác 97 7.47 1009.41 141 9.4 1430.41

Dân tộc Kinh 1403 92.53 1942.40 1359 90.6 4173.43

Chung 1500 100 1403.19 1500 100 3963.71

(Nguồn: Kết quả phân tích thống kê từ phần mềm SPSS)

Giới tính của chủ hộ

Năm 2010 Năm 2015

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Thu nhập bình quân

(ngàn đồng) Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Thu nhập bình quân (ngàn đồng)

Nữ 295 19.67 1412.34 333 22.2 3128.51

Nam 1205 80.33 1400.95 1177 77.8 4202.03

Chung 1500 100 1403.19 1500 100 3963.71

Kết quả thống kê mô tả cho thấy các hộ gia đình dân tộc ít người rõ ràng có thu nhập thấp hơn nhiều so với các hộ gia đình người Kinh và đến năm 2015 thì khoảng cách thu nhập ngày càng tăng lên giữa hộ gia đình người kinh và hộ gia đình dân tộc ít người.

(iv) Trình độ học vấn của chủ hộ:

Năm 2010: Trong 1500 hộ khảo sát cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ nhìn chungcòn thấp, số lượng chủ hộ có trình độ học vấn từ 10/12 trở lên chỉ có 272/1500 chủ hộ, đạt tỷ lệ 18.1%.

Năm 2015: Trình độ học vấn của chủ hộ qua khảo sát 1500 hộ ở năm 2015 cho thấy có sự tăng lên nhưng không nhiều so với năm 2010. Số lượng chủ hộ có trình độ học vấn từ 10/12 trở lên có 256/1500 chủ hộ, đạt tỷ lệ17.1%.

Bảng 4.4.Thống kê trình độ học vấn của chủ hộ

Số năm đi học

Năm 2010 Năm 2015

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

(người) Tỷ lệ (%)

0 76 5.1 51 3.4

1 - 5 567 37.8 501 33.4

6 - 9 585 39 692 46.1

10 - 12 272 18.1 256 17.1

Chung 1500 100 1500 100

(Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình tỉnh Bình Thuận năm 2010, 2015)

Nhìn chung, qua kết quả khảo sát cả 2 năm cho thấy mặt bằng trình độ học vấn của các chủ hộ gia đình còn khá thấp. Điều này dẫn đến hạn chế trong nhận thức, tiếp thu các kiến thức để phục vụ việc phát triển kinh tế gia đình.

(v) Tổng số nhân khẩu trong hộ:

Năm 2010: Trong 1500 hộ khảo sát có 18 hộ có số nhân khẩu nhấp nhất là 1 người, chiếm 1.2% tổng số hộ, có 2 hộ có số nhân khẩu cao nhất là 11 người, chiếm 0.1% tổng số hộ. Đa số các hộ có số nhân khẩu từ 3 đến 6 người trong một hộ (có 1224/1.500 hộ, chiếm tỷ lệ 81.6%). Số hộ có 4 nhân khẩu chiếm số lượng cao nhất trong 1500 hộ khảo sát là (442/1.500 hộ, chiếm tỷ lệ 29.5%)

Năm 2015: Trong 1500 hộ khảo sát của năm 2015 thì có 26 hộ có số nhân khẩu thấp nhất 1 người là, cao hơn năm 2010 là 8 hộ, có 1 hộ có số nhân khẩu cao nhất 13 người. Số nhân khẩu từ 3 đến 6 người trong một hộ vẫn chiếm đa số với 1266/1.500 hộ, tỷ lệ 84.4%. Cũng như số liệu khảo sát năm 2010, số liệu khảo sát năm 2015 cũng cho thấy số hộ có 4 nhân khẩu chiếm số lượng cao nhất trong 1500 hộ khảo sát (532/1500 hộ, chiếm tỷ lệ 35.5%). Nhìn chung cơ cấu số nhân khẩu trong một hộ năm 2015 gần giống với năm 2010.

Bảng 4.5.Số nhân khẩu trong hộ

Số nhân khẩu trong hộ

Năm 2010 Năm 2015

Số lượng

(hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

1 18 1.2 26 1.7

2 99 6.6 121 8.1

3 228 15.2 289 19.3

4 442 29.5 532 35.5

5 363 24.2 305 20.3

6 191 12.7 140 9.3

7 88 5.9 56 3.7

8 42 2.8 16 1.1

9 20 1.3 8 0.5

10 7 0.5 4 0.3

11 2 0.1 2 0.1

13 0 0.0 1 0.1

Chung 1500 100 1500 100

(Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình tỉnh Bình Thuận năm 2010, 2015) (vi) Khu vực sinh sống của hộ

Theo kết quả điều tra năm 2010 thì trong 1500 hộ khảo sát có 480 hộsống ở khu vực thành thị, chiếm tỷ lệ 32%.

Cũng với phương pháp điều tra như vậy thì đến năm 2015 số chủ hộ sống ở khu vực thành thị là 570 hộ, chiếm tỷ lệ 38%, tăng 90 hộ so với năm 2010. Cho thấy có sự chuyển dịch từ nông thôn đến khu vực thành thị, cũng như mức độ đô thị hóa ngày càng tăng.

Hình 4.2: Biểu đồ mô tả số lượng hộ sinh sống tại khu vực nông thôn, thành thị

(Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình tỉnh Bình Thuận năm 2010, 2015) Bảng 4.6:Thống kê thu nhập bình quân của hộ gia đình theo khu vực

(Nguồn: Kết quả phân tích thống kê từ phần mềm SPSS)

Kết quả thống kê mô tả cho thấy khoảng cách chênh lệch thu nhập bình quân giữa các hộ gia đình ở nông thôn với các hộ gia đình ở thành thị ngày càng cao. Vấn đề đặt ra là cần phải chú ý để rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị nếu không sẽ có thể xảy ra tình trạng chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị một cách ồ ạt.

(vii) Nghề nghiệp của chủ hộ

Từ Bảng 4.7 cho thấy năm 2010 số chủ hộ có nghề nghiệp trong lĩnh vực nông- lâm-thủy sản cao nhất với 912 hộ, chiếm tỷ lệ 60.8%. Chủ hộ có nghề nghiệp trong

480

570 1020

930

0 200 400 600 800 1000 1200

Năm 2010 Năm 2015

Thành thị Nông thôn

Khu vực sinh sống

Năm 2010 Năm 2015

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Thu nhập bình quân (ngàn đồng)

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Thu nhập bình quân (ngàn đồng)

Nông thôn 1020 68 1289.31 930 62 2794.00

Thành thị 480 32 1645.17 570 38 5872.18

Chung 1500 100 1403.19 1500 100 3963.71

lĩnh vực công-thương nghiệp và xây dựng là 414 hộ, chiếm tỷ lệ 27.6%. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ với 162 hộ, chiếm tỷ lệ 10.8%.

Với cùng phương pháp khảo sát, đến năm 2015 số chủ hộ có nghề nghiệp trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản giảm còn 53.7% với 805 hộ. Chủ hộ có nghề nghiệp trong lĩnh vực công-thương nghiệp và xây dựng cũng giảm còn 373 hộ, chiếm tỷ lệ 24.9%.Chủ hộ có nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ là 292 hộ, tăng 30 hộ so với năm 2010.Qua đó cho thấy có sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp của chủ hộ.

Bảng 4.7:Thống kê thu nhập bình quân theo nghề nghiệp của chủ hộ

Nghề nghiệp của chủ hộ

Năm 2010 Năm 2015

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Thu nhập bình quân (ngàn đồng)

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Thu nhập bình quân (ngàn đồng) Nông lâm nghiệp 714 47.6 1038.82 643 42.9 2395.37

Thủy sản 198 13.2 1717.20 162 10.8 3646.63

Công nghiệp và xây

dựng 130 8.7 1572.89 165 11.0

3069.98

Thương nghiệp 284 18.9 1916.17 208 13.9 3470.47

Dịch vụ 162 10.8 1603.35 292 19.5 8253.45

Cán bộ công chức, làm công ăn lương và ngành nghề khác

12 0.8 1220.58 30 2.0 3099.23

Chung 1500 100 1403.19 1500 100 3963.71

(Nguồn: Kết quả phân tích thống kê từ phần mềm SPSS)

Kết quả thống kê mô tả còn cho thấy các ngành nghề phi nông nghiệp có khả năng làm tăng thu nhập hộ gia đình hơn so với ngành nghề nông lâm nghiệp trong cả 2 thời kỳ là năm 2010 và 2015. Kết quả này cho thấy trong thời gian tới cần tiếp tục quan tâm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng phi nông nghiệp.

(viii) Hộ diện nghèo

Trong tổng số 1500 hộ khảo sát năm 2010 có 64 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4.3% và 1436 hộ không nghèo, chiếm 95.7%.

Cũng với phương pháp khảo sát và số lượng khảo sát thì năm 2015 có 57 hộ nghèo, chiếm 3.8% và 1443 hộ không nghèo, chiếm 96.2%. Điều đó cho thấy số hộ nghèo sau 5 năm tuy có giảm nhưng không nhiều.

Bảng 4.8:Thống kê thu nhập bình quân của hộ gia đình theo tình trạng hộ thuộc diện hộ nghèo hay không thuộc diện hộ nghèo

(Nguồn: Kết quả phân tích thống kê từ phần mềm SPSS)

Từ kết quả thống kê mô tả cho thấy chênh lệch thu nhập ngày càng tăng giữa các hộ gia đình có xuất phát điểm là hộ và hộ không thuộc diện hộ nghèo. Do đó cần quan tâm đến các chính sách giúp các hộ thoát nghèo bền vững.

(ix) Diện tích đất nông nghiệp

Trong tổng số 1500 hộ khảo sát năm 2010 chỉ có 64 hộ có đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 4.3% và có 1436 hộ không có đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 95.7%.;

diện tích đất trung bình là 10.077 m2.

Đến năm 2015, trong tổng số 1500 hộ khảo sát chỉ còn 57 hộ có đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 3.8% và 1443 hộ không có đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 96.2%; diện tích đất trung bình là 9314 m2.

Bảng 4.9.Thống kê số hộ có diện tích đất sản xuất

Diện tích đất nông nghiệp

Năm 2010 Năm 2015

Số lượng

(hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Hộ có đất 64 4.3 57 3.8

Hộ không có đất 1436 95.7 1443 96.2

Chung 1500 100 1500 100

(Nguồn:Điều tra mức sống hộ gia đình tỉnh Bình Thuận năm 2010, 2015)

Hộ thuộc diện

Năm 2010 Năm 2015

Số lượng

(hộ) Tỷ lệ (%)

Thu nhập bình quân (ngàn đồng)

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Thu nhập bình quân (ngàn đồng)

Hộ nghèo 64 4.26 648.11 57 3.8 1436.84

Không phải hộ nghèo 1436 95.74 1338.21 1443 96.2 4067.42

Chung 1500 100 1403.19 1500 100 3963.71

(x) Vay vốn sản xuất

Năm 2010 có 461/1500 hộ có vay vốn để sản xuất, chiếm 30.7%. Đến năm 2015 thì số hộ gia đình có vay vốn để sản xuất tăng lên 507/1500 hộ, chiếm 33.8%.Qua đó cho thấy chính sách về tín dụng ở tại địa phương ngày càng được mở rộng, nhiều hộ gia đình tiếp cận được nguồn vốn vay để phục vụ sản xuất, kinh doanh.Tuy nhiên, khả năng sử dụng nguồn vốn vay chưa thật sự đạt hiệu quả.

Bảng 4.10. Thống kêthu nhập bình quân của hộ có vay vốn sản xuất và không vay vốn sản xuất

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập hộ gia đình ở tỉnh bình thuận (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)