PHẦN 4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
6.2.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ROA theo mô hình Dupont
ROA = = Số vòng quay tài sản x Tỷ suất lợi nhuận thuần
2014 2015 2016 Chênh Chênh
lệch lệch 2015 vs 2015 vs 2014 2015 Tỷ suất lợi nhuận thuần 16,15 trên
TTS 24,83 9,40 8,68 -15,43
Vòng quay tổng tài sản 0,26 0,18 0,48 -0,08 0,3 46
46
ROA 4,2 4,47 4,51 0,27 0,04
ROA của Khang Điền năm 2015 chỉ tăng nhẹ là do sự sụt giảm của vòng quay tổng tài sản (giảm 0,08 lần) khiến cho mặc dù tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu tăng 8,68 lần. Sang đến năm 2016, mặc dù tỷ suất lợi nhuận thuần trên TTS giảm mạnh (15,43) nhưng vòng quay TTS tăng nhẹ vẫn đủ sức khiến cho ROA ở mức tăng nhẹ (tăng 0,3 so với năm 2015) 6.2.2.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ROE theo mô hình Dupont Phương trình kinh tế:
ROE =
= Tỷ suất lợi nhuận thuần x Số vòng quay tài sản x Hệ số TS/VCSH 2014 2015 2016 Chênh lệch
2015 so với 2016 so với 2014 2015
Tỷ suất lợi nhuận thuần 16,15 24,83 9,40 8,68 -15,43 Vòng quay TTS 0,26 0,18 0,48 -0,08 0,3 Hệ số TS/VCSH 1,97 2,05 1,92 0,08 -0,13
ROE 8,29 9,16 8,66 0,87 -0,5
ROE năm 2015 gia tăng bởi sự tăng của tỷ suất lợi nhuận thuần và hệ số tài sản/Vốn chủ sở hữu, tuy nhiên có sự sụt giảm nhỏ trong vòng quay tổng tài sản. Sang năm 2016, ROE giảm do sự giảm mạnh của tỷ suất lợi nhuận thuần và hệ số Tài sản/vốn chủ sở hữu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tài chính 2014 ,2015, 2016 KDH
2. Báo cáo thường niên 2014, 2015, 2016 KDH 3. Bản cáo bạch công ty niêm yết KDH năm 2015 4. Sổ tay thuế Việt Nam 2016 – PwC
47 47
5. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
6. Sanh Tín (2015), “Toàn cảnh bức tranh thị trường bất động sản năm 2014”, website:
vietstock.vn, đăng ngày 14/01/2015.
7. http://ezsearch.fpts.com.vn/Services/EzDataSec/default.aspx?s=88&l=1 8. http://finance.vietstock.vn/KDH/tai-chinh.htm
48 48
NỘI DUNG NHÀ ĐẦU TƯ QUAN TÂM
Quyết định của nhà đầu tư dựa trên một vài chỉ số tài chính và một số đặc điểm ngành nghề của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến quyết định của họ.
Thứ nhất, là hệ số thanh toán ngắn hạn:
Hệ số thanh toán Tài sản ngắn hạn(Mã số 100 – Phần tài sản)
ngắn hạn
= Nợ ngắn hạn (Mã số 310 – Phần nguồn vốn)
Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn có lẽ là chỉ tiêu được các nhà đầu tư đầu tư với mục đích cho vay sử dụng rộng rãi như là một thước đo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết, chỉ tiêu này ở mức 2 hoặc 3 được xem là tốt có nghĩa là với 2 hoặc 3 đồng tài sản ngắn hạn có thể bù đắp 1 đồng nợ ngắn hạn (và phần để lại phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp). Tuy nhiên, như chúng ta đã biết tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác những chỉ tiêu này tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà có thể có sự khác biệt rất lớn về tỷ trọng. Ví dụ, trong một số ngành kinh doanh dịch vụ du lịch, vận tải, mặc dù các ngành này đều tạo ra doanh thu và sản phẩm như những ngành khác nhưng sản phẩm của các ngành này được tiêu thụ trực tiếp mà không phải nhập kho. Do vậy, hàng tồn kho của các đơn vị này gần như không tồn tại hoặc chỉ tồn tại với một giá trị rất nhỏ bé dẫn đến lượng tài sản ngắn hạn của những doanh nghiệp này không cao.
Như vậy, xét về khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn nếu đo lường theo chỉ số trên thì có lẽ nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc lại.
Ngoài ra, nếu xét về tính thanh khoản của hàng tồn kho thì hàng tồn kho có tính thanh khoản tương đối thấp và các doanh nghiệp nhỏ thường có thể thanh khoản hàng tồn kho nhanh hơn so với những doanh nghiệp lớn. Trên thực tế, một công ty nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số thanh toán hiện hành cao, mà ta đã biết hàng tồn kho là tài sản khó hoán chuyển
49 49
thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất. Điều này cho thấy rằng, nếu trong trường hợp có những biến cố xảy ra buộc doanh nghiệp phải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình bằng tài sản ngắn hạn thì vấn đề được đặt ra là liệu doanh nghiệp có giải quyết trong ngắn hạn được hay không; và điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp như thế nào? Những điều này cho thấy, chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn thường không so sánh được chính xác giữa các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau và có quy mô doanh nghiệp khác nhau, và không phản ánh được hoàn toàn chính xác khả năng thanh toán của công ty.
Chỉ số thứ 2 là chỉ số thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
nhanh
= Nợ ngắn hạn (Mã số 310 – Phần nguồn vốn)
Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, và thông thường chúng được xem như là “Tài sản có tính thanh khoản“, và trong chỉ tiêu này “tài sản có tính thanh khoản“ bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho. Chỉ tiêu này chứng minh khả năng thanh toán tức thời (ngay từ lúc phát sinh nhu cầu vốn) đối với các khoản nợ đến hạn trả. Như phân tích ở trên, hàng tồn kho là loại tài sản có tính thanh khoản tương đối thấp, vì vậy việc không tính hàng tồn vào tài sản ngắn hạn ở công thức này đã khắc phục được một phần về khả năng đảm bảo thanh toán của tài sản.
Tuy vậy, nếu xem xét một cách kỹ lưỡng hơn thì ngay trong chỉ tiêu trên nợ vay của doanh nghiệp vẫn được đảm bảo bằng chính tài sản cuả doanh nghiệp được hình thành từ các khoản nợ phải thu. Vì thế vấn đề đặt ra là tính thanh khoản của các khoản phải thu của tài sản ngắn hạn chắc chắn cao hơn hàng tồn kho? Và liệu nếu chỉ tiêu này đạt ở mức từ 0,5 trở lên có chứng minh được khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp???
50 50
Chỉ tiêu thứ ba là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA - Return on Total Asset) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE- Return on Equity):
Khi đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, các nhà phân tích thường xem xét hai chỉ tiêu này, về cơ bản, hai chỉ tiêu ROA và ROE càng cao càng tốt, tức là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao
Công thức tính toán hai chỉ tiêu này như sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế × 100 Tổng tài sản
và
ROE = Lợi nhuận sau thuế × 100 Vốn chủ sở hữu
Trong công thức trên số liệu về Lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh còn chỉ tiêu Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu được lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ví dụ, ROA = 10% có nghĩa là bình quân một đồng tài sản sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận. Mặc dù vậy, không phải bất kỳ một đồng tài sản nào cũng tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận.
Tương tự, chỉ tiêu ROE cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên do Báo cáo Kết quả kinh doanh chỉ dừng lại ở chỗ báo cáo lợi nhuận ròng là bao nhiêu,trong khi thực tế không phải tất
51 51
cả các khoản Lợi nhuận ròng đều thuộc về cổ đông bởi vì công ty còn phải trích lập một số quỹ khác. Vì vậy chỉ tiêu Lợi nhuận ròng dễ gây sự sai lệch kỳ vọng cho cổ đông và nhà đầu tư muốn đầu tư vào công ty dưới hình thức mua các chứng khoán có giá.
Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, lữ hành hoặc sản xuất kinh doanh những mặt hàng theo mùa vụ ở nước ta chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi tình hình thời tiết và mùa vụ.
Trước hết xét về khía cạnh du lịch, lữ hành: do thời tiết trong năm chia thành hai mùa rõ riệt là mùa nắng và mùa mưa bão nên phần lớn doanh thu mà các doanh nghiệp này đạt được đều vào mùa khô ráo còn mùa mưa thì hầu như doanh thu rất thấp. Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho hoạt động giáo dục, vui chơi chủ yếu doanh thu cao vào các mùa khai giảng và nghỉ hè…Do vậy, khi lập, đánh giá và ra các quyết định từ các chỉ tiêu này thì người sử dụng cần phải quan tâm đến loại hình kinh doanh của doanh nghiệp và tính thời vụ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào để có những đánh giá hợp lý hơn.
Chỉ số cuối cùng mà báo cáo này muốn đề cập đó là số vòng luân chuyển hàng tồn kho Giá vốn hàng bán
Số vòng quay
(Mã số 11- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ) hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân (Mã số 140 – Phần tài sản)
Kỳ luân chuyển Số ngày trong kỳ
= Số vòng quay hàng tồn kho
52 52
Về mặt lý thuyết, số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Vòng quay hàng tồn kho càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Thêm vào đó, khi vòng quay hàng tồn kho cao thì chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho thấp điều đó có nghĩa doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, giảm bớt vốn đầu tư cho quá trình dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt vào giảm bớt nguy cơ ứ đọng của hàng tồn kho.
Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả luân chuyển tốt hay xấu thông qua chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho thì còn phụ thuộc vào đặc điểm của một doanh nghiệp. Giả sử số liệu về chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho của một doanh nghiệp là 4, như vậy kỳ luân chuyển hàng tồn kho trong năm là khoảng 90 ngày. Xét ở doanh nghiệp sản xuất rượu vang, quy trình sản xuất và tiêu thụ được một chai rượu vang sớm nhất là 3 đến 6 tháng hoặc từ 2 đến 3 năm như vậy kỳ luân chuyển hàng tồn kho ở đây là phù hợp với việc tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, nếu đây là một công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng tươi sống, rau củ quả thì kỳ luân chuyển hàng tồn kho như trên thì có lẽ số lượng hàng bị hư hỏng sẽ nhiều hơn số lượng hàng bán được trong kỳ và 90 ngày trong một kỳ luân chuyển là quá nhiều so với mức cần thiết.
NỘI DUNG NHÀ TÍN DỤNG QUAN TÂM
- Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/nợ ngắn hạn. Tỉ số này phải > 1 mới gọi là hiệu quả ít nhất trong thời gian của báo cáo tài chính. Tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh.
- Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền mặt + TSLĐ khác + Phải thu)/nợ ngắn hạn. Tỷ số này thường > 0,5 là chấp nhận được.
- Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ vốn vay/(Tổng số nợ dài hạn – giá trị TSCDDD hình thành từ vốn vay). Hệ số này > 1 là tốt nhất. Chứng tỏ có khả năng trợ nợ dài hạn tốt hơn. Ngân hàng thích điều này.
- Hệ số nợ: Nợ phải trả/Vốn CSH. Hệ số này càng nhỏ càng tốt. Vì càng nợ ít càng tốt. - Tỷ suất tự tài trợ: VCSH/tổng nguồn vốn. Càng lớn càng tốt. Càng giảm được mức độ rủi ro cho doanh nghiệp, có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
53 53
- Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/(phải thu khách hàng bình quân đầu kỳ + cuối kỳ). Chỉ tiêu này khoảng bằng 2 là đẹp. Chỉ số này càng cao càng thu hồi nợ chậm, nhưng thu hồi nợ nhanh quá lại không tốt lắm còn yếu tố quan hệ khách hàng nữa.
- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn/Hàng tồn kho bình quân. Chỉ tiêu này đừng để cao quá hoặc thấp quá. Thấp nghĩa là hàng bán chậm, bán hàng kém hiệu quả, mà cao quá thì không có hàng dự trữ để có kế hoạch kinh doanh.
- Vòng quay VLĐ = Doanh thu/VLĐ bình quân. Cái này tùy thuộc vào đơn vị bạn, nếu là thương mại thì cần cao nhưng xây dựng thì không quá cao cũng được. Nó thể hiện khả năng thu hồi vốn.
- Sức sản xuất TSCĐ: Doanh thu/Giá trị TSCĐ
- Sức sinh lợi TSCĐ: Lơi nhuận sau thuế/giá trị TSCĐ
2 chỉ số này càng cao càng tốt. Nó cho thấy doanh thu và lợi nhận sử dụng vốn là hiệu quả. Và trên là các chỉ tiêu các Ngân hàng họ thường phân tích và đánh giá là BCTC là đẹp hay sạch.
54 54