Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng nghèo của các hộ nông dân huyện Hòa An dựa trên tiêu chí nghèo đa chiều
3.1.2. Thực trạng nghèo của nhóm hộ điều tra
3.1.2.1. Đặc điểm tình hình của các xã được chọn điều tra
Xã Bình Dương có điều kiện kinh tế khó khăn nhất, xã nằm ở phía nam của huyện với diện tích 33,16 km², với dân số trung bình 1.304 người, mật độ dân số 39 người/km2. Xã Trưng Vương có diện tích 23,06 km², với 1.910 người, mật độ dân số trung bình 83 người/km2 và xã Dân chủ có diện tích 55,71 km2, với mật độ dân số trung bình là 88 người/km2 (Chi cục thống kê Hòa An, 2015 [3]).
Nhìn chung ba xã nghiên cứu đều có điều kiện kinh tế khó khăn, cùng với chế độ khí hậu lục địa nhiệt đới gió mùa và phân hoá thành 2 mùa: mùa đông nhiệt
độ thấp, khô lạnh, ít mưa, đôi khi có sương muối; mùa hè nhiệt độ và độ ẩm cao, mưa nhiều, đôi khi có mưa đá.
Có dạng địa hình đồi núi đất, địa hình có độ dốc thoải ở ven rìa các khối núi, càng tiến vào trong càng dốc. Đất đai phần lớn có độ dốc trên 250 xen kẽ có các thung lũng hẹp và chân sườn đồi dốc thoải, có độ dốc dưới 200, dạng địa hình này chiếm khoảng 63% diện tích toàn huyện. Đặc điểm địa hình cho thấy sự phân hóa rõ rệt, các dạng địa hình khác nhau gây khó khăn cho việc đi lại và xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng lại mang sự đa dạng trong khả năng khai thác sử dụng đất. Vì vậy, việc khai thác sử dụng đất cần chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng, nơi tập trung đông dân cư gắn liền với quá trình đô thị hóa và cơ sở hạ tầng phát triển mạnh gây sức ép lớn. Các vùng địa hình đồi núi cần gắn việc khai thác sử dụng với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường nhằm đảm bảo tính bền vững trong quá trình sử dụng.
* Hiện trạng sử dụng đất của ba xã tính đến 31/12/2015
Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm sử dụng đất ảnh hưởng lớn đến quy hoạch, cơ cấu và phân bố ngành nông nghiệp.
Nghiên cứu về đặc điểm sử dụng đất đai nhằm chỉ ra thực trạng sử dụng đất, nguồn lực và tiềm năng sử dụng đất đối với hoạt động sản xuất của người dân vùng này.
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 tại địa bàn nghiên cứu
Xã
Tổng diện tích Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên
dùng Đất ở
Đất khác và chưa khai
thác Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%) Dân
Chủ 5.571,20 100 816,98 14,66 4.383,52 78,68 153,18 2,75 51,83 0,93 165,69 2,98 Trưng
Vương 2.921,50 100 375,86 12,86 2.097,39 71,79 398,45 13,64 11,08 0,38 38,72 1,33 Bình
Dương 6.112,16 100 343,98 5,63 5.411,66 88,54 214,47 3,51 20,27 0,33 121,78 1,99 Tổng
số 14.604,86 100 1.536,82 10,52 11.892,57 81,43 766,10 5,25 83,18 0,57 326,19 2,23
(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Hòa An [7])
Bảng số liệu 3.2 cho thấy:
Cơ cấu sử dụng đất của các xã có sự khác nhau, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã Bình Dương là thấp nhất, chỉ chiếm có 5,63% trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã, hai xã Trưng Vương và Dân Chủ chiếm từ 12,86 - 14,66%. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp của xã Bình Dương lại cao nhất, chiếm đến 88,54%
trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã, diện tích đất lâm nghiệp của hai xã còn lại chỉ chiếm 71,79 - 78,68%. Xã Trưng Vương có diện tích đất chuyên dùng lớn nhất, chiếm đến 13,64%, cao hơn 8,98% so với tỷ lệ trung bình của toàn huyện (4,66%).
Hình 3.1: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 tại địa bàn nghiên cứu Nhìn chung, so với hiện trạng sử dụng đất của toàn huyện thì địa bàn nghiên cứu có sự khác nhau. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 10,52%, thấp hơn toàn huyện (14,74%) là 4,22%, trong đó diện tích đất lâm nghiệp lại lớn hơn, chiếm đến 81,43%, cao hơn toàn huyện (74,75%) là 6,68%; diện tích đất chuyên dùng chiếm 5,25% cũng cao hơn toàn huyện 0,59%.
3.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra
Con người là yếu tố có tính chất quyết định tới hoạt động sản xuất cũng như nguồn thu nhập của hộ gia đình. Hộ có nhiều nhân khẩu thì có nhiều nguồn thu nhập, tuy nhiên trường hợp này chỉ đúng đối với những nhân khẩu trong độ tuổi lao động. Phân tích chi tiết số liệu điều tra các nhóm hộ để thấy được sự ảnh hưởng của nhân khẩu và lao động đến kinh tế hộ như sau:
10.52%
81.43%
5.25%
0.57%
2.23%
Đất sản xuất NN Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng Đất ở
Bảng 3.3: Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Hộ nghèo (n = 60)
Hộ cận nghèo
Hộ trung bình
Số hộ điều tra Hộ 60 15 15
Tổng số nhân khẩu Người 273 60 61
Số lao động Người 121 32 35
Số lao động nữ Người 65 16 16
Bình quân số nhân khẩu/hộ Người/hộ 4,55 4,00 4,07 Bình quân số lao động/hộ Người/hộ 2,02 2,13 2,33 Bình quân số lao động nữ/hộ Người/hộ 1,08 1,07 1,07
Tỷ lệ lao động/nhân khẩu % 44,32 53,33 57,38
Bằng cấp
Có bằng cao đẳng trở lên
%
0 0 0
Có bằng trung cấp nghề hoặc
trung học chuyên nghiệp 0 6,67 6,67
Có bằng THPT 10,00 46,67 93,33
Tỷ lệ lao động làm việc phi nông nghiệp % 5,79 21,88 37,14 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Từ bảng số liệu 3.3 và hình 3.2 cho thấy:
Khảo sát 60 hộ nghèo với 273 nhân khẩu, bình quân số nhân khẩu là 4,55 người/hộ; 15 hộ cận nghèo có tổng 60 nhân khẩu, bình quân số nhân khẩu là 4,00 người/hộ; 15 hộ trung bình có tổng 61 nhân khẩu với bình quân nhân khẩu là 4,07 người/hộ. Có thể thấy, bình quân nhân khẩu/hộ có tác động đến sự nghèo đói nhưng không phải yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự nghèo đói của hộ gia đình. Vì số nhâu khẩu/hộ của hộ nghèo bằng 4,55 người/hộ cao hơn hộ cận nghèo bằng 4,00 người/hộ và nhóm hộ trung bình bằng 4,07 người/hộ; tuy nhiên, số nhân khẩu/hộ của hộ cận nghèo lại thấp hơn hộ trung bình nhưng cuộc sống vẫn vất vả hơn.
Nhóm hộ nghèo có tổng số 121 lao động, đạt bình quân số lao động/hộ là 2,02 người/hộ tương đương tỷ lệ lao động/nhân khẩu là 44,32%; nhóm hộ cận nghèo có tổng 32 lao động với bình quân số lao động là 2,13 người/hộ; tương
đương tỷ lệ lao động/nhân khẩu là 53,33%; nhóm hộ trung bình có tổng 35 lao động, bình quân số lao động đạt 2,33 người/hộ, tương đương tỷ lệ lao động/nhân khẩu là 57,38%, tỷ lệ lao động/nhân khẩu cao nhất trong ba nhóm hộ điều tra.
Nhóm hộ nghèo có bình quân nhân khẩu/hộ là 4,55 người trên hộ nhưng bình quân số lao động/nhân khẩu và tỷ lệ lao động/nhân khẩu lại thấp nhất trong ba nhóm hộ điều tra, thấp hơn nhóm hộ trung bình là 0,31 lao động/hộ và tỷ lệ lao động/nhân khẩu thấp hơn 13,06%. Nhóm hộ cận nghèo có bình quân nhân khẩu/hộ thấp nhất, thấp hơn nhóm hộ nghèo nhưng bình quân lao động/hộ là 2,13 người/hộ lại cao hơn nhóm hộ nghèo 0,11 người/hộ và thấp hơn nhóm hộ trung bình là 0,2 người/hộ; tỷ lệ lao động/nhân khẩu cận nghèo là 53,33%, cao hơn nhóm hộ nghèo 9,01% và thấp hơn nhóm hộ trung bình 4,05%. Nhóm hộ trung bình có bình quân nhân khẩu/hộ là 4,07, thấp hơn nhóm hộ nghèo 0,11 người/hộ nhưng bình quân lao động trên hộ lại cao hơn nhóm hộ nghèo và cận nghèo; đồng thời tỷ lệ lao động/nhân khẩu của nhóm hộ này là 57,33%, cao nhất trong ba nhóm hộ điều tra.
Như vậy, có thể thấy số lao động/hộ và tỷ lệ lao động/nhân khẩu có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến thu nhập của hộ gia đình, từ đó ảnh hưởng đến sự nghèo đói. Số người trên hộ có thể đông mà hộ đó có nhiều lao động thì vẫn có thể tạo ra nhiều thu nhập để nuôi gia đình. Ngược lại, hộ gia đình có nhiều nhân khẩu nhưng lại ít lao động, đồng nghĩa với nó là số người phụ thuộc nhiều; ít người làm đông miệng ăn thì một người phải tạo thu nhập để nuôi sống nhiều người, cuộc sống sẽ rất khó khăn, thu nhập thấp dễ rơi vào cảnh nghèo đói.
Số lao động nữ trên hộ cũng ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình, hộ nghèo có bình quân số lao động/hộ thấp nhất nhưng số lao động nữ/hộ bằng 1,08 người/hộ lại cao hơn số lao động nữ/hộ của hộ cận nghèo và không nghèo 0,01 người/hộ. Ngược lại, nhóm hộ trung bình có bình quân số lao động cao nhất nhưng tỷ lệ lao động nữ/hộ của nhóm này lại thấp, chỉ bằng 1,07 người/hộ. Phụ nữ sức khỏe yếu hơn, lại phải dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình, làm việc nhà nên ít có cơ hội kiếm việc làm thêm ngoài việc nông theo mùa vụ, đồng thời cùng một công việc nhưng số tiền lương họ nhận được thường thấp hơn nam giới. Vì vậy, hộ có đông lao động nữ hơn, lao động nữ là lao động chính, là trụ cột gia đình thường không có nhiều thu nhập thêm ngoài nông nghiệp, dễ rơi vào cảnh nghèo đói hơn.
Hình 3.2: Biểu đồ biểu thị tỷ lệ lao động/nhân khẩu và tỷ lệ lao động làm việc phi nông nghiệp của các nhóm hộ điều tra
Nhóm hộ nghèo chỉ có 7/60 hộ có thành viên trong gia đình đã tốt nghiệp trung học phổ thông, chiếm 10,00%. Tỷ lệ này ở nhóm hộ cận nghèo cao hơn, có 7/15 hộ có thành viên trong gia đình đã tốt nghiệp trung học phổ thông, chiếm 46,67%; có 1 hộ có người tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và hiện đang hưởng lương hưu trí. Nhóm hộ trung bình có 14/15 hộ có thành viên trong gia đình đã tốt nghiệp trung học phổ thông, chiếm tỷ lệ 93,33%, tỷ lệ dân số có bằng cấp cao nhất trong ba nhóm hộ nghiên cứu; nhóm hộ trung bình này còn có 1 hộ có người có bằng trung cấp và hiện đang hưởng lương hưu.
Nhóm hộ nghèo có 121 lao động thì có 7 người làm việc phi nông nghiệp, chiếm 5,79%, còn lại đều là thuần nông; tỷ lệ này ở nhóm hộ cận nghèo cao hơn, có 21,88% lao động làm việc phi nông nghiệp trong tổng số 32 lao động của nhóm hộ này; tỷ lệ lao động làm việc phi nông nghiệp của nhóm hộ trung bình là 37,14% trong tổng 35 lao động của nhóm hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba nhóm hộ điều tra.
Như vậy, số lượng lao động làm việc phi nông nghiệp và trình độ của lao động có ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình, hai yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau. Có trình độ, có bằng cấp khả năng kiếm được việc làm thêm dễ hơn, làm việc phi nông nghiệp cũng cho thu nhập cao hơn. Hầu hết ở khu vực nông thôn nếu tốt nghiệp trung học phổ thông, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng họ tìm đến các khu công nghiệp để làm việc. Tại địa bàn nghiên cứu, qua phỏng vấn các hộ có con em làm
0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ không nghèo
44.32
53.33
57.38
5.79
21.88
37.14
Tỷ lệ lao động/nhân khẩu Tỷ lệ lao động làm việc phi nông nghiệp
việc phi nông nghiệp hầu hết là đi làm cho công ty Samsung, thu nhập bình quân được 6 - 7 triệu đồng/tháng, ngoài tự nuôi được bản thân mình vẫn có tiền phụ giúp gia đình; một số là lao động chính của gia đình thì ngoài việc đồng áng thường đi làm phu xây, bốc vác hàng tại các cửa khẩu của tỉnh hoặc làm thuê cho các xưởng nhôm kính nhỏ của huyện.
3.1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất của nhóm hộ nghiên cứu
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng gắn liền với lao động sản xuất của người nông dân. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất của các nhóm hộ để thấy được sự khác nhau, sự ảnh hưởng của đất đai đến kinh tế hộ, đến sự nghèo đói như thế nào.
Bảng 3.4: Tình hình sử dụng đất của nhóm hộ điều tra
Loại đất
Hộ nghèo (n=60) Hộ cận nghèo
(n=15) Hộ trung bình (n=15) Số lượng
(m2)
Bình quân/khẩu (m2/người)
Số lượng (m2)
Bình quân/khẩu (m2/người)
Số lượng (m2)
Bình quân/khẩu (m2/người)
Đất thổ cư 12.868 51,47 3.570 59,50 3.735 61,23
Đất canh tác
(ruộng, rẫy...) 141.200 517,22 36.000 600,00 874.59 533,50 Đất cây lâu năm 44.400 162,64 5.600 93,33 5.700 93,44
Đất ao 6.910 27,64 1.350 22,50 1.400 22,95
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Bảng 3.5: Diện tích đất nông hộ quản lý, sử dụng
Loại đất
Hộ nghèo (n=60)
Hộ cận nghèo (n=15)
Hộ trung bình (n=15) Số hộ
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Số hộ (hộ)
Tỷ lệ (%)
Số hộ (hộ)
Tỷ lệ (%) Diện tích ao, vườn liền kề đất ở từ
300 m2 trở lên 23 38,33 4 26,67 4 26,67
Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất trồng
cây hàng năm từ 5000m2 trở lên 9 15,00 2 13,33 7 46,67 Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất
cây lâu năm từ 1000 - <5000m2 5 8,33 0 0 1 6,67
Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất
cây lâu năm từ 5000m2 trở lên 4 6,67 0 0 1 6,67
Hộ gia đình có nuôi trồng thủy sản 0 0 4 26,67 4 26,67 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Bảng số liệu 3.4 và 3.5 cho thấy:
Diện tích đất thổ cư có sự khác nhau rõ ràng ở các nhóm hộ. Hộ nghèo có diện tích đất thổ cư bình quân/khẩu thấp nhất là 51,47m2/người, thấp hơn bình quân hộ cận nghèo 8,03m2/người và hộ trung bình 9,76 m2/người. Nhóm hộ cận nghèo có bình quân diện tích đất ở là 59,16m2, thấp hơn bình quân hộ trung bình 1,73m2/người. Nhóm hộ trung bình có diện tích đất thổ cư bình quân cao nhất bằng 61,23m2/người. Điều này còn thể hiện ở diện tích nhà ở của các nhóm hộ: hộ nghèo có đến 38,33 số hộ có diện tích nhà ở bình quân đầu người dưới 8m2/người, 51,67%
số hộ có diện tích nhà ở bình quân đầu người từ 8 - 20m2/người, còn lại 10% số hộ có diện tích nhà ở bình quân từ 20 - 30m2/người. Hai nhóm hộ cận nghèo và không nghèo thì không có hộ nào có bình quân diện tích nhà ở dưới 8m2/người. Sự khác biệt về bình quân diện tích đất thổ cư cho thấy sự chênh lệch nhau về không gian sống của các nhóm hộ.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giữa các nhóm hộ cũng có sự khác nhau.
Nhóm hộ nghèo có diện tích đất canh tác bình quân là 517,72m2/người, cao nhất là nhóm hộ cận nghèo có bình quân 600m2/người và hộ trung bình có bình quân 533,50m2/người. Diện tích đất canh tác (gồm đất trồng lúa, hoa màu, cây hàng năm, đất nương rẫy) có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất của nông hộ, những hộ có diện tích đất canh tác nhiều thì nguồn thu từ trồng trọt nhiều hơn. Đồng thời, nhóm hộ nghèo có 9/60 hộ gia đình quản lý và sử dụng diện tích đất trồng cây hàng năm từ 5000m2 trở lên, chiếm 15% tổng số hộ nghèo trong nhóm điều tra; nhóm hộ cận nghèo có 2/15 hộ chiếm 13,33%, nhóm hộ trung bình có 7/15 hộ, chiếm 46,67%
tổng số hộ trung bình quản lý và sử dụng diện tích đất trồng cây hàng năm từ 5000m2 trở lên.
Bình quân diện tích đất trồng cây lâu năm của nhóm hộ nghèo lại cao nhất là 162,64 m2/người và có 4/60 hộ nghèo quản lý/sử dụng diện tích trồng cây lâu năm từ 5000m2 trở lên, chiếm 6,67%, có 5/60 hộ nghèo quản lý/sử dụng diện tích trồng cây lâu năm từ 1000 - 5000m2. Nhóm hộ cận nghèo là 93,33 m2/người và không có hộ nào quản lý/sử dụng diện tích trồng cây lâu năm từ 1000m2 trở lên. Nhóm hộ trung bình là 93,44 m2/người và có 2/15 hộ trung bình quản lý/sử dụng diện tích trồng cây lâu năm từ 1000m2 trở lên. Như vậy, nhóm hộ nghèo có bình quân diện
tích cây lâu năm cao nhất nhưng thu nhập lại thấp nhất trong ba nhóm hộ. Điều này phần nào cho thấy các hộ nghèo có đất nhưng chưa đầu tư hiệu quả, diện tích đất nhiều nhưng trồng thưa, cây chết không dặm lại; họ thường trồng hồi, quế, dẻ nhưng cho thu nhập rất ít do họ không đầu tư chăm sóc, phân bón, trồng theo phong trào rồi để đấy nên thu nhập từ nguồn này rất thấp, hiệu quả kinh tế không cao.
Nhóm hộ nghèo có 23/60 hộ có diện tích ao, vườn liền kề đất ở từ 300 m2 trở lên chiếm 38,33% và diện tích đất ao bình quân đầu người đạt 51,47m2/người. Tuy nhiên lại không có hộ nào nuôi trồng thủy sản có hiệu quả, chủ yếu thả ít cá, tự tìm thức ăn chứ gia đình không chăm sóc, bổ sung thức ăn cho cá, không có thu nhập từ ao cá. Nhóm hộ cận nghèo có 4/15 hộ, nhóm hộ trung bình cũng có 4/15 hộ có diện tích ao, vườn liền kề đất ở từ 300 m2 trở lên, chiếm 26,67%. Nhưng hai nhóm hộ này đều có 100% hộ gia đình có ao có thu nhập từ nuôi trồng thủy sản, họ thả cá và có chăm sóc nên ngoài phục vụ thực phẩm cho gia đình còn mang bán; tuy nhiên số lượng cũng hạn chế và hiệu quả kinh tế chưa cao.
Như vậy, có thể thấy rằng không hẳn có nhiều đất thì kinh tế của hộ sẽ phát triển hơn, vì có nhiều diện tích đất nhưng không tu chí làm ăn, không có phương pháp đầu tư hiệu quả thì giá trị thu nhập cũng không cao. Cụ thể, nhóm hộ nghèo có bình quân diện tích đất canh tác là 517,22m2/người và đất trồng cây lâu 162,64m2/người nhưng thu nhập từ trồng trọt chỉ đạt 10.067.000 đồng/năm/hộ; hộ cận nghèo có bình quân diện tích đất canh tác là 600m2/người, đất trồng cây lâu 93,33m2/người nhưng thu nhập từ trồng trọt đạt 12.267.000 đồng/năm/hộ; còn nhóm hộ trung bình có bình quân diện tích đất canh tác chỉ đạt 533,50m2/người, đất trồng cây lâu 93,44m2/người nhưng thu nhập từ trồng trọt lại cao hơn hẳn hai nhóm hộ kia, đạt 19.400.000 đồng/năm/hộ. Vì vậy, diện tích đất có tác động đến kinh tế hộ, nhưng cũng chỉ ảnh hưởng một phần nào đó đối với sự phát triển kinh tế của hộ cũng như sự phân hóa giàu nghèo giữa các nhóm hộ.
3.1.2.4. Tư liệu sản xuất và tài sản của nhóm hộ điều tra
Phát triển hài hòa đi đôi với việc quan tâm đến điều kiện vật chất, tinh thần, văn hóa. Cuộc sống ấm no hạnh phúc thì trước tiên là phải đủ ăn, đủ mặc, đầy đủ